Những thực phẩm “giải độc” cho đường ruột
Một số thực phẩm liệt kê dưới đây có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch chất nhờn trong đường ruột, bài thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Nấm
Nấm có hiệu quả giải độc rõ ràng. Chẳng hạn như nấm mèo (mộc nhĩ), nấm trắng, nấm đông cô… Nấm rất giàu selen, vì vậy thường xuyên ăn có thể giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cải thiện chức năng miễn dịch, kích thích tủy xương tạo máu, lọc máu, giải độc trong đường ruột…
Tiết lợn
Chất protein lỏng trong tiết lợn khi vào dạ dày sẽ được phân giải và tạo thành một chất có tác dụng nhuận tràng và giải độc. Chất này bám dính vào thành ruột, phản ứng với các độc tố kim loại và bài tiết ra ngoài.
Đậu xanh
Đậu xanh vị ngọt, tính mát nên được coi là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ mỡ trong máu hữu hiệu, chứa nhiều kali, ít natri giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp.
Nó đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, nhờ đó có thể dễ dàng đào thải độc tố trong ruột ra ngoài cơ thể, bảo vệ gan và giải độc.
Đường đỏ
Đường đỏ có chứa thành phần mật đường đặc biệt, có công hiệu giải độc mạnh, có thể dẫn xuất melanin dư thừa qua lớp chân bì, rồi bài tiết qua các mô bạch huyết trên toàn thân, ngăn chặn sự sinh thành melanin từ đầu nguồn.
Ngoài ra, đường đỏ còn có chứa các thành phần như carotene, riboflavin, niacin, axit amin, glucose… có tác dụng chống oxy hóa mạnh và chỉnh sửa đối với tế bào, có thể làm cho tế bào dưới da sinh trưởng nhanh sau khi giải độc.
Video đang HOT
Quả bơ
Lượng dầu omega-3 trong quả bơ giúp làm sạch đường ruột. Dầu Omega-3 hoạt động như một chất bôi trơn cho thành ruột và loại bỏ tất cả độc tố và chất thải của thức ăn.
Rong biển
Rong biển giúp điều trị xơ vữa động mạch, ngăn chặn cơ thể hấp thu các kim loại nặng như cadmium, chì, và loại trừ các nguyên tố phóng xạ ra khỏi cơ thể. Do độ ẩm cao trong ruột cao nên rong biển sau khi vào cơ thể có thể tạo thành một chất keo, giúp loại trừ các chất độc tố trong đường ruột ra ngoài cơ thể.
Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu vitamin E, vitamin B, carotene, cellulose nên nó có thể loại bỏ các cholesterol cũng như khắc phục tình trạng táo bón, phòng ngừa ung thư.
Chất xơ trong khoai lang sau khi vào ruột có thể làm sạch các chất thải trong ruột, tích hợp độc tố và chất độc bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi.
Mật ong
Mật ong xưa nay là loại giải độc dưỡng sắc rất tốt, có chứa nhiều axit amin thiết yếu và vitamin. Ăn mật ong thường xuyên ngoài thải chất độc. Trong mật ong có chứa khá nhiều loại đường, sẽ lưu lại nước ở trong ruột khi được hấp thu vào cơ thể, giúp ích cho việc làm sạch ruột thải độc, nhất là khi bạn đói bụng.
Khi bụng đói mà ăn mật ong thì ruột sẽ nhu động nhanh nhất, nên bạn nên hòa mật ong vào trong nước hơi ấm để uống, nước quá nóng và quá lạnh đều sẽ phá hỏng cấu trúc dinh dưỡng của mật ong.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa chất keo thực vật có sức kết dính khá mạnh, có thể hấp thu các tạp chất còn lưu lại trong hệ tiêu hóa của cơ thể.
Mộc nhĩ cũng là loại thức ăn làm sạch ruột thải độc rất tốt, hơn nữa lại là loại gặp nước thì nở ra, nên sẽ mang lại cho ruột nhiều nước hơn. Song, với những người bị táo bón, nếu ăn mộc nhĩ sẽ gây khó khăn hơn trong vấn đề bài tiết.
Chanh
Hoa quả nhiều chất C rất hiệu quả trong việc làm sạch đường ruột, đặc biệt là chanh. Uống một ly nước chanh mỗi sáng giúp làm sạch và giải độc cơ thể.
Nước trái cây và nước rau tươi
Nước hoa quả tươi hoặc nước ép rau tươi khi vào cơ thể sẽ làm tăng độ kiềm trong máu. Nhờ đó mà máu có thể hòa tan các độc tố trong các tế bào và thải ra ngoài cơ thể theo đường bài tiết.
Để cơ thể thải bỏ các độc tố, bạn có thể ép 3 củ cà rốt với một củ cải đường với ngọn củ cải và dưa chuột. Vị ngọt từ cà rốt và củ cải đường làm cho ngon và làm mới và sẽ giúp đỡ loại bỏ độc tố ra khỏi hệ thống.
Theo PNO
3 mẹo nhỏ tăng cường sức khỏe cho đường ruột
Ăn đủ chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục sẽ tạo cho đường ruột một "hệ thống phòng thủ" tốt hơn đồng thời bảo vệ hệ miễn dịch và sự an toàn của niêm mạc ruột.
Trong ruột tập trung rất nhiều các tế bào thần kinh giống như não nên có thể gọi nó là "bộ não thứ 2". Ruột hấp thu các dưỡng chất và truyền thông tin đến các bộ phận khác trong cơ thể thông qua các tế bào thần kinh.
Nếu đường ruột khỏe mạnh thì sau khi tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ bài tiết hoàn toàn những chất cặn bã. Ngược lại, nếu chức năng của ruột kém thì sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu táo bón hay tiêu chảy kéo dài thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Do đó, đường ruột khỏe mạnh có quan hệ mật thiết với sức khỏe của toàn cơ thể. 3 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp đường ruột chuẩn bị "hệ thống phòng thủ" tốt, đồng thời bảo vệ hệ miễn dịch và sự an toàn của niêm mạc ruột.
1. Tiêu thụ 30g chất xơ hàng ngày
Chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể thúc đẩy sự gia tăng của vi khuẩn có lợi để hấp thu đủ nước, thúc đẩy nhu động ruột, giúp cơ thể loại bỏ cholesterol và các chất độc, làm sạch môi trường đường ruột. Chỉ cần ăn một củ khoai tây cỡ vừa hoặc một quả lựu là có thể dễ dàng nhận được 30g chất xơ cần thiết cho mỗi ngày. Ngoài ra, chất xơ còn có trong rau, hoa quả, các loại khoai, các chế phẩm từ đậu tương, các loại rong biển...
Nếu kéo dài chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ khiến chức năng của ruột bị suy giảm. Nếu chỉ ăn toàn cơm với thịt mà không ăn rau thì sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. Đó là vì nếu thiếu những chất xơ có trong rau thì sẽ khó cho việc "thu gom" chất thải và giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Một trong những cách tối ưu giúp giải quyết chính xác chứng táo bón là uống nhiều nước. Người mắc chứng táo bón càng cần phải uống nhiều nước hơn. Cách uống tốt nhất là uống từng ngụm to và nuốt sau đó lấy hơi để uống tiếp ngụm khác. Mục đích của việc làm này là kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết và giảm táo bón. Còn bình thường bạn cũng nên uống nhiều nước để bảo vệ sức khỏe, tăng cường tốc độ nhu động ruột, giảm stress trong cơ thể.
Hãy bắt đầu một ngày bằng một ly nước ấm (khoảng 0,3 lít) ngay sau khi rửa mặt, đánh răng, trước giờ ăn sáng và nên uống thật chậm. Uống chậm có tác dụng "đánh thức" bộ máy tiêu hóa chuẩn bị làm việc và tránh khả năng bị chướng bụng, đầy hơi.
Nước ấm giúp khỏe người, bởi nó phát huy tác dụng thư giãn dạ dày. Nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn chặn các bệnh tim mạch.
Nên hạn chế uống nước quá lạnh (pha đá), bởi nước lạnh làm hạ nhiệt độ bên trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất. Thậm chí vào những ngày nóng bức nhất cũng chỉ nên uống nước có nhiệt độ trung bình (khoảng 20 độ C).
3. Tập thể dục
Hãy dành 5-10 phút để tăng cường sức khỏe cho đường ruột. Tập thể dục giúp rèn luyện nhu động ruột, tăng phản xạ đại tiện. Bạn có thể thực hiện những động tác chuyển động bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, chẳng hạn như là tập cho bụng co bóp (hóp vào, thở ra), leo cầu thang, nâng gót chân, hay tập đạp xe trên giường... để ruột được tập luyện tốt.
Theo VNE
Bảy chiêu 'độc' làm sạch đường ruột Tụ tập triền miên ngày lễ tết chính là thời điểm khiến bụng bạn 'khổ sở' nhất bởi cơ thể sẽ bị dư thừa dầu mỡ, chất béo có hại cho sức khỏe. Dưới đây là bảy chiêu cực dễ lại rất hiệu quả giúp bạn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. 1. Ăn salat dâu tây...