Những thực phẩm gây nặng bụng
Một số loại thực phẩm thường được cho là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng dưới đây là những thực phẩm có thể gây nặng bụng với một số
Sữa là nguyên nhân gây đầy bụng với những người không dung nạp lactose – Ảnh: Shutterstock
Sữa hạnh nhân là một lựa chọn hàng đầu cho những người không dung nạp lactose trong sữa hoặc không thích uống sữa bò. Loại sữa này ít chất béo bão hòa và nồng độ cholesterol thấp nên là loại thực phẩm thân thiện cho tim.
Tuy vậy, một số loại sữa hạnh nhân có chứa carrageenan, chất có nguồn gốc từ rong biển có liên quan đến vấn đề tiêu hóa, có khi gây ra bệnh viêm ruột, theo bà Katie Cavuto, chuyên gia dinh dưỡng ở Philadelphia (Mỹ). Vì vậy, trước khi dùng loại sữa này nên kiểm tra thành phần trong công thức sữa của các thương hiệu.
Trà xanh
Trà xanh từ lâu được xem là loại siêu thực phẩm giúp cắt giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, với một số người, chất caffeine trong trà xanh có thể gây đau bụng. “Giống như cà phê, trà xanh có chứa caffeine, loại thuốc lợi tiểu có thể gây ra buồn nôn, theo bà Cavuto. Vì vậy, nếu bạn bị chóng mặt khi uống nước trà, có thể chọn loại thảo mộc khác không chứa caffein như hoa cúc, bạc hà cũng tốt cho sức khỏe.
Sữa
Sữa có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu cho những người không dung nạp đường lactose, tức những người thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa lactase – một loại đường trong sữa. Khi bạn không dung nạp lactose thì việc ăn một cây kem hoặc chén sữa chua có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như tiêu chảy và đầy bụng.
Bà Cavuto nói, nếu bạn rơi vào tình trạng trên, có thể thay canxi từ sữa bằng các chất dinh dưỡng có canxi khác như rau lá xanh đậm và cá mòi.
Video đang HOT
Các loại đậu có thể là nguyên nhân gây đầy bụng – Ảnh: Shutterstock
Đậu
Trong lớp vỏ ngoài của các loại đậu có chứa tinh bột, là loại chất xơ không tiêu. Để giảm tình trạng bị đầy bụng khi ăn đậu, bạn nên ngâm đậu khô qua đêm, hoặc ngâm với bột baking soda (bột nở), nước sẽ phá vỡ loại tinh bột này.
Hoặc nếu bạn tăng dần lượng tiêu thụ đậu trong vài tuần và ăn chúng thường xuyên, cơ thể sẽ quen với loại tinh bột này và bạn sẽ không cảm thấy bị “phiền” với chứng đầy hơi của nó.
Thực phẩm ngọt như kẹo không đường có thể là lựa chọn lành mạnh hơn, nhưng đối với một số người nó có thể gây ra chứng đầy bụng, do chúng làm các vi khuẩn lên men trong ruột, gây ra khí, khó chịu và đầy hơi.
Nhai một thanh kẹo cao su có thể giúp giữ cho răng khỏe mạnh và thậm chí giúp tăng cường sự tập trung, nhưng nó có thể là thủ phạm gây đầy bụng. Khi bạn liên tục nhai, bạn cũng nuốt không khí vào ruột và gây ra cảm giác khó chịu. Một nghiên cứu năm 2008 của Đức tiết lộ rằng nhai kẹo cao su từ 16-20 thanh một ngày có thể gây đầy hơi, hay tiêu chảy nặng.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
7 cách ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng một trong những vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư vú không phải là thử nghiệm sàng lọc hoặc một viên thuốc, mà đó là bản thân ta.
Ăn đậu ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Theo bác sĩ Therese Bevers, Giám đốc y tế của Trung tâm phòng chống ung thư tại Đại học Texas (Mỹ), trong thực tế, có từ 90 - 95% bệnh ung thư vú bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống.
Trong khi đó, một nghiên cứu của Pháp cho thấy 4 - 7 giờ mỗi tuần hoạt động mạnh mẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú của chị em đến 31% nhờ hoạt động giúp tan mỡ thừa, giúp cơ thể không dư thừa estrogen - loại hoóc môn có thể giúp các tế bào ung thư phát triển. Cùng với đó, nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn uống cũng góp phần làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Và dưới đây là 7 cách ngừa bệnh ung thư vú theo khoa học, trang Shape đưa tin ngày 28.10:
Các loại đậu
Thay vì ăn thịt đỏ mỗi ngày, bạn có thể thay bằng các loại đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, theo nghiên cứu của Trường Y Havard (Mỹ). Các loại đậu rất giàu chất dinh dưỡng giúp giảm thiểu rủi ro ung thư.
Trà xanh và trà đen
Hai loại thức uống này có chứa polyphenol chống ung thư. Chỉ với 3 cốc mỗi ngày cũng có khả năng giúp cơ thể ngừa bệnh hiệu quả, theo nghiên cứu tại Trung tâm Ngăn ngừa, chỉ số sinh học và dịch tễ học ung thư.
Bơ
Nửa quả bơ cho bữa trưa và một chén cải xanh cho bữa ăn tối sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng vốn giữ insulin ở mức độ kiểm soát vì insulin cao thể tăng gấp đôi nguy cơ ung thư.
Trái cây
Các loại trái cây và rau quả như cà chua, cam, ớt chuông, rau lá xanh, quả chín mọng rất giàu carotenoid, hợp chất chống ôxy hóa bảo vệ ADN khỏi các gốc tự do để ngừa bệnh ung thư, theo một nghiên cứu tại Trường Y Harvard và Bệnh viện nữ giới Brigham and Young.
Tăng cường hoạt động nhiều hơn trong ngày
Các hoạt động trong giờ làm việc - chẳng hạn như leo cầu thang - không chỉ giúp ngăn ngừa việc tăng cân mà còn làm giảm nồng độ của protein C-reactive, chỉ báo của tình trạng viêm, do đó làm giảm nguy cơ ung thư vú, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y tế công cộng (Mỹ).
Ngủ đêm ít nhất 7 giờ
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Ung thư (Anh), ngủ đêm ít nhất 7 giờ, bổ sung vào bữa ăn sáng và bữa tối một ly nước ép anh đào sẽ giúp phụ nữ ngừa bệnh ung thư.
Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm
Ánh sáng nhân tạo từ màn hình, điện thoại di động... ức chế melatonin - hoóc môn liên quan giấc ngủ và có tác dụng tăng cường miễn dịch, theo tạp chí quốc tế Chronobiology.
"Nồng độ melatonin thấp dẫn đến những thay đổi ADN có thể làm tăng sản xuất tế bào ung thư vú," tiến sĩ Abraham Haim, tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Thực phẩm làm giảm căng thẳng Dinh dưỡng tốt hỗ trợ tuyến thượng thận, điều này vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống stress. Trứng, sữa, ngũ cốc, ớt chuông, cam... hỗ trợ tốt trong "cuộc chiến" chống căng thẳng - Ảnh: Hạ Huy - Shutterstock Căng thẳng làm tuyến thượng thận co lại, và một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp duy trì tốt chức...