Những thực phẩm cực tốt nhưng ăn, uống cùng sữa có thể thành ‘độc dược’
Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe.
Sữa là một trong những thực phẩm phổ biến, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường uống sữa cùng các loại thực phẩm khác, mà không biết rằng sữa đã đầy đủ dinh dưỡng và không nên dùng chung với một số thực phẩm nhất định.
Trứng, thịt và cá
Tránh ăn cá và tất cả các loại thịt với sữa, vì nó có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Sữa có chứa rất nhiều protein động vật, do vậy nó không nên kết hợp với các loại protein khác, đặc biệt là protein từ trứng, thịt và cá.
Sữa đã đầy đủ dinh dưỡng và không nên dùng chung với một số thực phẩm nhất định. (Ảnh minh họa)
Bạn không nên kết hợp các loại trái cây có múi hoặc có tính acid với sữa. Trái cây giàu Vitamin C không nên kết hợp với sữa bởi vì sữa mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Chính vì vậy, khi bạn uống sữa với chanh hoặc bất kỳ trái cây họ cam quýt nào khác, sữa sẽ đông lại. Điều này dẫn đến đầy hơi và ợ chua.
Dưa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và dưa có đặc tính lợi tiểu dẫn đến xung đột các chức năng. Khi uống sữa cùng với dưa, các acid dạ dày cần thiết để tiêu hóa dưa làm cho sữa đông lại, gây ra các vấn đề về dạ dày.
Socola
Sữa rất giàu protein trong khi đó socola chứa axit oxalic. Việc bạn tiêu thụ sữa và socola sẽ tạo ra phản ứng với nhau tạo thành hợp chất calcium oxalate. Chúng ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi gây nên việc tiêu chảy, chậm phát triển ở trẻ nhỏ và táo bón.
Chuối là loại quả được rất nhiều người ưa thích, chúng giàu vitamin B6 và các loại chất xơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên kết hợp chuối với sữa thật sự “không khôn ngoan”. Khi đói mà bạn sử dụng chuối và sữa sẽ gây ra các phản ứng không tốt như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp còn gây nên cảm lạnh, nghẹt mũi.
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng chuối và sữa riêng biệt và cách nhau khoảng 30 phút thì cũng không quá lo ngại về các phản ứng trên.
Cam
Cam là loại quả rất giàu vitaminC nhưng bên trong nó cũng có chứa axit tartaric. Protein có trong sữa phản ứng với axit này gây nên những phản ứng như tiêu chảy, ói mửa và mất đi hoàn toàn dưỡng chất của sữa.
Tuyệt đối không ăn cam sau khi uống sữa ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Cháo
Đôi khi chúng ta tưởng rằng cho sữa vào cháo là có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực ra, cách làm này không khoa học, bởi sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A.
Đường
Bạn không nên bỏ thêm đường vào sữa, đặc biệt là sữa nóng. Sự kết hợp này sẽ khiến lysine có trong sữa phản ứng với đường tạo thành hợp chất fructose lysine chứa độc tố có hại cho cơ thể.
Video đang HOT
Trà
Trà rất giàu hợp chất chống oxy hoá và vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên trà với sữa là một kết hợp ngớ ngẩn. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra, các casein, protein được tìm thấy trong sữa, tạo thành phức hợp với catechins, flavonoid trong trà làm mất tác dụng vốn có của trà.
Nếu bạn không muốn làm mất công dụng tuyệt vời của trà thì hãy dùng chúng với mật ong hoặc chanh nhé.
Bạn cũng không nên kết hợp sữa chua với sữa. Các chuyên gia nói rằng, không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm lên men nào cùng với sữa vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, các vấn đề về dạ dày và sức khỏe kém. Tuy nhiên dùng một lượng vừa phải lại hoàn toàn được ví dụ như sự kết hợp trong món sữa chua đánh đá, sinh tố sữa chua.
Củ cải
Như đã nói ở trên, bản thân sữa là một loại thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên kết hợp nó với các loại thực phẩm khác. Khi uống sữa cùng với củ cải gây ra nóng bên trong cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Sữa là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Sữa không chỉ cung cấp calci giúp xương chắc khỏe, nó còn có tác dụng bù nước và phục hồi cơ thể cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Vì vậy, khi bạn uống sữa trong bữa ăn nhẹ hoặc dùng bữa chính, hãy cố gắng tránh kết hợp các loại thực phẩm trên đây cùng với sữa để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Những người không nên uống sữa
Tiêu chảy
Sữa (sữa động vật, phổ biến nhất là sữa bò) là loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị các bệnh về đường tiêu hóa, bạn nên hạn chế sử dụng sữa.
Các rối loạn cấp tính hoặc rối loạn chức năng sinh lý đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết thức ăn của cơ thể. Bạn không nên uống sữa khi gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Sữa có chứa đường lactose. Việc tiêu hóa đường lactose phụ thuộc vào men lactase do tế bào niêm mạc ruột non tiết ra. Trong khi đó, nếu ruột bị viêm, lớp niêm mạc bị phá hủy thì tạm thời cơ thể sẽ không thể tiết ra men lactase. Khi đó, đường lactose sẽ không được phân hủy. Chúng ở lại trong hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột và gây ra các phản ứng nghiêm trọng như mất nước, tiêu chảy, đầy hơi.
Do đó, uống sữa khi bị tiêu chảy chỉ gây ra bất lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Các bệnh về dạ dày
Sữa là loại đồ uống tốt nhưng chỉ trong trường hợp bạn có dạ dày khỏe mạnh.
Protein trong sữa là chất bài tiết mạnh. Nó có thể kích thích axit dịch vị. Đặc biệt, sữa còn có hàm lượng canxi cao giúp thúc đẩy bài tiết gastrin và càng thúc đẩy quá trình bài tiết axit dịch vị.
Do đó, người bị bệnh viêm loét dạ dày sẽ cảm thấy dễ chịu ngay sau khi uống sữa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, sữa sẽ làm bão hòa axit dịch vị dạ dày. Khi đó, nó sẽ làm mất tác dụng của việc kích thích tiết axit dạ dày.
Ngoài ra, nó sẽ làm xuất hiện chứng khó tiêu.
Vì vậy, người bị bệnh dạ dày nặng nên hạn chế uống sữa. Khi tình trạng bệnh ổn định, bạn vẫn có thể uống một lượng sữa vừa phải để bổ sung dưỡng chất.
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tái phát sẽ gây ra viêm thực quản trào ngược. Nguyên nhân có thể là do thực quản bị nứt hở, lực nén cơ thắt thực quản dưới giảm đi, nôn mửa nhiều lần…
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo như sữa có thể làm giảm áp lực của cơ thắt thực quản và tăng tình trạng trào ngược. Do đó, khi đang bị viêm thực quản trào ngược, bạn nên tránh uống sữa.
Bệnh về tuyến tụy và túi mật
Người bị bệnh về tuyến tụy và túi mật không nên uống sữa. Cơ thể cần có dịch mật và men tụy để tiêu hóa các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa. Tuy nhiên, khi tuyến tụy và túi mật không hoạt động bình, uống sữa sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Sắt là một vi chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe. Cơ thể hấp thụ sắt thông qua thực phẩm. Chất này sẽ được chuyển hóa trong đường tiêu hóa trước khi cơ thể hấp thụ và sử dụng. Khi uống sữa, sắt trong cơ thể sẽ kết hợp với muối canxi, muối phốt pho… trong sữa và tạo thành các chất không hòa tan. Khi đó, nó sẽ làm giảm lượng sắt mà cơ thể có thể hấp thụ.
Người bị thiếu máu do thiếu sắt uống sữa sẽ không có lợi cho quá trình hấp thụ sắt mà còn có thể làm chứng bệnh thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹo hay để tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch ngày lễ
Mùa hè đang đến gần. Nhiều người đã đặt chỗ nghỉ ngơi để tận hưởng một chút nắng, cát, biển và... hãy cẩn thận với vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.
Thật không may, đây là điều có thể gặp phải trong các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt vào mùa nóng, theo trang web của Đại học CBD College (Úc) CPD Online.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng gồm cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, không muốn ăn, sốt trên 38C, co thắt dạ dày, đau nhức cơ thể, ớn lạnh.
Thật không may, ngộ độc thực phẩm là điều có thể gặp phải trong kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là khi trời nắng nóng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ, nhưng cũng có thể muộn hơn.
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 24 - 48 giờ. Hầu hết có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể nghiêm trọng và thậm chí có thể tử vong.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra.
Người đi du lịch ngày lễ có thể có nguy cơ bị ngộ độc do thực phẩm không được chế biến, nấu chín hoặc bảo quản đúng cách, hoặc người chế biến không rửa tay kỹ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thức ăn hâm nóng lại và thức ăn để lâu trong "vùng nguy hiểm" từ 8 - 60C - là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng, theo CPD Online.
Một số loại thực phẩm cũng có nguy cơ ngộ độc cao hơn. Đó là:
Thịt gia cầm và các loại thịt
Động vật có vỏ và hải sản
Trứng sống hoặc chín tái
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Salad chế biến sẵn, trái cây và rau
Cách để tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày lễ?
Có những bước cần thực hiện sau đây:
T rái cây
Chọn các loại trái cây gọt vỏ được như chuối, cam và dứa sẽ an toàn hơn. Đừng mua trái cây đã gọt vỏ sẵn bày bán ở dọc đường.
Rau sống
Rau sống nếu rửa chưa kỹ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất nên tránh ăn rau sống trong những ngày này.
Nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đồ biển
Đồ biển cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Hải sản rất nhanh chết, đặc biệt khi trời nắng nóng.
Nước
Tốt nhất nên uống nước đóng chai. Cũng cần lưu ý nước đá thường được làm bằng nước máy. Nên chỉ uống đá nếu biết chắc nó được làm bằng nước đã tiệt trùng.
Cẩn thận khi ăn buffet
Nhà hàng buffet khá được khách du lịch ưa chuộng. Tuy nhiên, thực phẩm trong tiệc buffet nếu để một thời gian dài đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao hơn so với mới nấu. Vì vậy, nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội, theo CPD Online.
Một số mẹo hữu ích khác
Nên chọn ăn uống ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rửa tay thật sạch trước khi ăn.
Mang theo nước rửa tay khô khi đi trên đường.
Uống men vi sinh một vài tuần trước khi đi xa, để tạo vi khuẩn có lợi cho dường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn uống đầy đủ trong những tuần trước kỳ nghỉ để tăng cường sức khỏe.
Chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc như thuốc trị tiêu chảy, paracetamol và chất điện giải bù nước như Oresol, theo CPD Online.
5 thói quen nấu nướng có thể gây bệnh, tổn hại sức khỏe, thất thoát dinh dưỡng Một số thói quen nấu nướng không tốt có thể khiến thức ăn bị mất chất dinh dưỡng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh nặng như ung thư. Ngày nay, mọi người ngày càng chú trọng đến vấn đề vệ sinh ăn uống và quen với việc nấu nướng tại nhà để yên tâm hơn về chất lượng...