Những thực phẩm có khả năng gây bệnh cao
Thịt gà, thịt heo, rau là những loại thực phẩm thường gây ra những đợt bùng phát bệnh.
Từ những năm 2009 đến 2015 các loại thực phẩm như thịt gà, lợn và rau quả là các thực phẩm đứng đầu danh sách các thực phẩm gây bệnh và là nguyên nhân gây ra bệnh lí cho 2.572 bệnh nhân, theo Healthline.
Lý do rau bị xếp vào danh sách là một trong những loại thực phẩm có khả năng gây bệnh cao là vì một số loại rauthư được trồng rất gần đất và một số loại rau quả mọc trên bề mặt đất nếu không được làm sạch và làm chín đúng cách chúng có thể mang vi khuẩn vào cơ thể cho người dùng.
Một số loại rau được trồng rất gần đất và một số loại rau mọc trên bề mặt đất nếu không được làm sạch và làm chín đúng cách chúng có thể mang vi khuẩn vào cơ thể. Ảnh: Internet
Theo tiến sĩ William Schaffner ” Chúng ta phải nhận thức rằng nguồn gốc thực phẩm của chúng ta không vô trùng.” Những loại thực phẩm khác chúng ta có thể khử trùng bằng cách nấu chín nhưng đối với một số loại rau ăn sống thì đây lại là một thách thức cho việc khử khuẩn cho chúng, vì trên thực tế chúng ta không thể làm sạch vi khuẩn trên rau hoàn toàn chỉ với phương pháp rửa thông thường.
Các loại rau có thể bị nhiễm khuẩn từ đồng ruộng, có thể do phân động vật hoặc do nguồn nước tưới tiêu bị ô nhiễm.
Video đang HOT
Đối với những thực phẩm là động vật có vỏ như trai, hàu, sò…cũng khá dễ gây bệnh cho con người vì chúng thường dễ bị nhiễm khuẩn nếu chúng được nuôi trồng hay đánh bắt ở những vùng nước bị ô nhiễm.
Đối với thịt gà và thịt lợn cũng có nguy cơ gây bệnh cao, do thịt có nguy cơ bị nhiễm khuẩn vì có thể do chúng sống trong môi trường bị ô nhiễm, các lò giết mổ không đủ điều kiện vệ sinh, vận chuyển không an toàn, quá trình chế biến không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, trường hợp nhiễm khuẩn chéo cũng có thể xảy ra trong trường hợp nếu thịt bị nhiễm khuẩn được để chung với thịt sạch.
Chính vì thế, chúng ta nên cẩn thận hơn trong khâu bảo quản và chế biến thực phẩm: Nên rửa tay thật kỹ trong quá trình chế biến và nấu nướng, vệ sinh thật kỹ những dụng cụ chế biến thực phẩm vì vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào tay hoặc dụng cụ chế biến; Nên để riêng thức ăn sống và thức ăn chính để tránh bị nhiễm khuẩn chéo; Cần nấu kỹ các loại thức ăn để tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật nguy hại.
Theo plo.vn
Ăn dưa hấu để trong tủ lạnh không đúng cách phải cắt bỏ 70cm ruột
Vì cất trữ dưa hấu trong tủ lạnh không đúng cách, ông Trương đã bị hoại tử phải cắt bỏ 70cm ruột.Nhiều gia đình có thói quen cất thức ăn thừa trong tủ lạnh và coi đó là cách an toàn nhất để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên đôi khi vì cách cất trữ không đúng cách đã vô tình gây hại tới sức khỏe.
Ông Trương ở thành phố Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc sau khi ăn dưa hấu xong vì còn thừa nên đã đem cất vào tủ lạnh. Ngày hôm sau, sau khi đi làm về vì đói nên ông đã lấy dưa trong tủ ra ăn.
Nhưng 2 tiếng sau khi ăn, ông Trương đột nhiên cảm thấy bị đau bụng dữ dội, gia đình phải đưa ông vào bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ nghi ngờ ông bị tắc hoại tử ruột phải phẫu thuật khẩn cấp. Khi tiến hành phẫu thuật, nhận thấy một đoạn ruột khoảng 70 cm của ông đã bị viêm hoại tử.
Ông Trương bị hoại tử 70cm ruột
Tại sao dưa hấu đã cất tủ lạnh vẫn gây nguy hại tới sức khỏe?
Nhiều người vẫn luôn cho rằng tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn an toàn nhất, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật trong thực phẩm.
Điều này không hoàn toàn đúng bởi vì ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh chỉ có thể ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi nhưng không tiêu diệt được chúng.
Nhiều người còn có thói quen để lẫn thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm,... với thực phẩm chín hay rau quả, trái cây dễ dẫn tới lây nhiễm chéo. Rau củ, trái cây vốn chứa nhiều nước, là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Nếu càng cất trữ quá lâu thì số lượng vi khuẩn trên thực phẩm càng có cơ hội nhân rộng hơn.
Trong trường hợp của ông Trương, do ông không bọc màng bọc cho dưa hấu trước khi cất vào tủ, lại để chung với các đồ sống nên khiến dưa hấu bị nhiễm khuẩn.
Khi để tủ lạnh, nên dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản hoa quả
Những người khỏe mạnh bình thường nếu ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn sẽ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Những người có sức đề kháng yếu hoặc có sẵn bệnh lý có thể gây xuất huyết đường ruột, hoại tử ruột.
Cách bảo quản thực phẩm an toàn khi cất trữ trong tủ lạnh:
- Duy trì nhiệt độ trong tủ lạnh từ 2-4 độ C. Với mỗi ngăn bảo quản thực phẩm tùy vào thực phẩm cất trữ nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.
- Cất trữ thực phẩm sống và chín ở ngăn riêng, hộp đựng riêng hoặc bọc màng bọc thực phẩm để tránh lây nhiễm chéo.
Cần biết cách bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt
- Thức ăn còn thừa nên để nguội bớt sau đó bọc kín hoặc cất hộp riêng trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để thức ăn thừa quá lâu bên ngoài trước khi cất trữ trong tủ, chỉ nên để nguội tối đa 30 phút.
- Thực phẩm để tủ lạnh qua đêm trước khi ăn cần đun nóng lại để tránh gây tiêu chảy, đau bụng.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh.
Theo Vietnamnet.vn
Tiêu hủy 17.600 bánh trung thu không rõ nguồn gốc Sáng 10/9, Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm (ATTP) số 3 TP Hà Nội đã kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn huyện Hoài Đức. Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất bánh trung thu Bảo Ngọc, huyện Hoài Đức Theo Ban chỉ đạo ATTP...