Những thuật ngữ mà có lẽ chỉ có thế hệ game thủ 8-9x mới dịch được, nhắc là nhớ cả bầu trời kỷ niệm
Thời ấy thuật ngữ của làng game có mà cả đống luôn.
Có thể nói rằng mặc dù công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, Internet cũng ngày càng thịnh hành thế nhưng, những hiện đại ấy có đôi khi cũng làm chúng ta hoài niệm về một tuổi thơ thiếu thốn, đặc biệt là với các game thủ 8-9x, thế hệ đã đi từ những ngày đầu, thưở sơ khai của làng game Việt Nam. Và chắc chắn, vào cái thời ấy, có những thuật ngữ, những câu nói đã trở thành bất hủ, mang tính biểu tượng mà cho tới thời điểm hiện tại, những game thủ thời nay có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn nhắc lại.
Nếu lớn lên và chơi game trong giai đoạn đầu những năm 2000, chắc chắn “cắm chuột” là thuật ngữ mà ai cũng phải biết tới. Thời nay, cụm từ này vẫn dùng nhiều, nhưng thường được hiểu theo nghĩa là cắm auto train. Nhưng chẳng ai biết được, gần 20 năm về trước, cắm chuột, đúng là vẫn được hiểu theo nghĩa auto cày cấp, nhưng nguồn gốc xuất xứ của cụm từ này lại đúng theo nghĩa đen.
Chính xác thì đây là cách cắm chuột chuẩn chỉ nhé
Vì cái thời ấy thì làm gì có game cày cuốc nào có auto đâu cơ chứ. Để rồi với óc sáng tạo của mình, các game thủ Việt vẫn biết cách tự tạo ra auto theo phong cách rất đơn giản. Đó chính là cắm một que tăm vào giữa khe của chuột máy tính. Nổi tiếng nhất thì có lẽ là ở tựa game MU, khi mà cách làm này có thể khiến Wizard quẩy Evil cả ngày, DK xoay kiếm xuyên đêm và Elf thì bắn tên mãi không thấy mệt. Đấy là cách cày cấp cổ xưa, rất đơn giản nhưng lại đầy hiệu quả trong bối cảnh mà auto là thứ gì đó chẳng ai biết tên.
Ngay cả các tựa game offline, điển hình là Warcraft 3 với custom map DDAY, các game thủ cũng thường xuyên sử dụng diêm, tăm hay bất cứ thứ gì có thể để kẹp vào giữa hai phím [ ] nhằm bật hiện HP của quân địch hay phe ta. Ngày nay thì cái gì cũng sẵn, nên gần như chẳng còn ai cắm chuột nữa rồi.
Đây có lẽ là câu nói cửa miệng của rất nhiều thanh niên thế hệ 8-9x cái thời mà những khu phố thánh địa của net cỏ như Lê Thanh Nghị, Đặng Văn Ngữ ở Hà Nội vẫn còn phổ biến.
Việc ra quán mà không đủ tiền là câu chuyện hết sức bình thường, và thuật ngữ “cứu net” cũng từ đó mà ra đời. Hiểu theo cách đơn giản, đó là khi bạn kêu gọi sự trợ giúp từ người lạ, người thân để xoay đủ tiền mà trả giờ máy. Và ở cái thế hệ ấy, cũng có biết bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười xoay quanh các pha cứu net hài hước.
Video đang HOT
Cứu net – thuật ngữ mà bây giờ chắc không còn nữa rồi
Thế hệ ngày nay thì làm gì còn cứu net, khi mà các cyber tiền tỷ mọc lên như nấm, và bạn phải nạp tài khoản trước khi chơi, tức là thanh toán trước. Mà một khi như thế thì cứu net không dùng được nữa rồi.
Cho con chơi 3.000đ tiền net
Thời đầu những năm 2000, giá chơi ở quán net rẻ lắm. Xịn xò lắm thì chắc khoảng 3000/tiếng, còn lại, rất nhiều hàng chỉ áp dụng mức giá 2000 – 2500 VND cho mỗi giờ chơi. Thế nên, cảnh tượng mà hàng dài trẻ em xếp hàng, đưa cho bác chủ quán từng đồng, 1000 có, 2000 cũng có và bảo “cho con chơi 1000 (2000)” đã trở thành thứ gì đó quá quen thuộc. Theo đúng kịch bản, bác chủ sẽ ghi sổ rồi ra nhắc các “thanh niên” lúc hết tiền giờ. Tuy nhiên thực tế thì gần như chẳng ai đứng dậy ngay tắp lự, mà thường sẽ xin xỏ thêm ít phút, hoặc nốt ván, nốt mạng.
Theo GameK
Một số kiến thức tiếng Việt ở bậc phổ thông tiền hậu bất nhất
Bài viết chỉ ra cách gọi tên một bài học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông không thống nhất về mặt thuật ngữ gây rối cho học sinh.
Trong chương trình môn Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có bài: "Các thành phần biệt lập"(tiếp theo) trang 31.
Bài học này có đề cập đến nội dung "Thành phần phụ chú" (trang 31) . Tác giả biên soạn sách hướng dẫn học sinh học tập theo cách quy nạp. Cụ thể, sau khi tìm hiểu 2 ví dụ, học sinh sẽ rút ra nhận xét "thành phần phụ chú" là gì.
Theo đó, ở phần Ghi nhớ trang 32 sách giáo khoa nêu định nghĩa:
"Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phấy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm."
Câu hỏi về thành phần phụ chú. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Thế nhưng, sách Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có bài "Thực hành một số phép tu từ cú pháp" (trang 150), thì tác giả sách lại sử dụng một thuật ngữ khác có tên gọi "Phép chêm xen"(trang 152).
Thực ra, "phép chêm xen"và "thành phần phụ chú"chỉ là một.
Nhưng cách sử dụng thuật ngữ tiền hậu bất nhất, nghĩa là lớp 9 gọi một đằng (thành phần phụ chú), lớp 12 gọi một nẻo (phép chêm xen) khiến học sinh rối bời.
Phép chêm xen. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Ngoài ra, nội dung bài học "Thực hành một số phép tu từ cú pháp" không hề có phần ôn lại kiến thức cũ, chỉ có phần thực hành (luyện tập), lại dùng thuật ngữ "phép chêm xen"càng gây khó khăn cho học sinh.
Học sinh đã qua 4 năm học (lớp 9 lên 12), nếu không có nội dung ôn tập lại kiến thức cũ, thử hỏi có bao nhiêu học sinh có thể ghi nhớ?
Thực tế khi dạy học, chúng tôi nhắc lại "phép chêm xen"chẳng qua là "thành phần phụ chú" đã được dạy ở lớp 9 thì nhiều học sinh nói rằng, cách gọi tên "phép chêm xen" lạ và khó hiểu.
Chúng tôi đem băn khoăn này hỏi một tiến sĩ Ngôn ngữ học (xin giấu tên), nguyên giảng viên của Trường đại học Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), thầy nói:
"Lẽ ra nên thống nhất cách gọi tên một thuật ngữ khoa học từ bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông để có tính liền mạch.
'Thành phần phụ chú' và 'phép chêm xen' về mặt khái niệm rõ ràng chỉ là một, cũng có thể gọi tên khác đi là phần 'chú thích' cho gần gũi, dễ hiểu."
"Theo tôi, cách gọi "phép chêm xen" vừa thô về mặt thuật ngữ, vừa thừa về mặt ngữ nghĩa. Bởi vì "chêm" và "xen" cùng có nét nghĩa tượng tự nhau là "thêm vào", thầy phân tích thêm.
Tra Từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa), hai từ "chêm"và "xen"được định nghĩa như sau:
"Chêm" (động từ): lèn thêm vào chỗ hở một vật cứng, làm cho chặt, cho khỏi lung lay, xộc xệch. Ví dụ: Chêm cán búa. Nói xen vào. Thỉnh thoảng lại chêm vào một câu.
"Xen"(động từ): làm cho ở vào vị trí giữa những cái khác. Ví dụ: Xen vào giữa đám đông. Nói xen vào một câu.
Qua định nghĩa từ "chêm" và "xen"của từ điển, chúng tôi có thể khẳng định, nghĩa của 2 từ này là một. Và cách sử dụng thuật ngữ "phép chêm xen"ở sách Ngữ văn 12, tập 1 là không chính xác.
Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn các nhà biên soạn sách giáo khoa môn Ngữ văn cho đợt thay sách mới lưu ý hơn khi gọi tên thuật ngữ.
Bởi, "về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ"(Ghi nhớ trang 89, sách Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Tài liệu tham khảo:
[1] Ngữ văn 9, tập 1, 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[2] Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[3] ViệnNgôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài
Theo giaoduc.net
Các tư thế cầm chuột "chuẩn game thủ" mà bạn có thể tham khảo Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất vấn đề này cực kì đơn giản, tùy vào thói quen và khổ tay mà chọn lấy cho mình một tư thế đúng sẽ giúp khả năng chơi game của bạn cải thiện hơn rất nhiều. Trong thế giới của gaming gear, chuột chơi game có nhiều hình dáng đa dạng từ kích cỡ cho...