Những thư viện trường đại học đẹp đến choáng ngợp
Thư viện các trường đại học có tuổi đời khác nhau, nét kiến trúc khác nhau nhưng đều gây ấn tượng vì có thiết kế ngoạn mục và những bộ sưu tập sách đáng giá.
1. Thư viện Joe và Rika Mansueto (Đại học Chicago, Mỹ): Khánh thành năm 2011, thư viện Joe và Rika Mansueto gây ấn tượng với thiết kế có mái vòm làm bằng kính, tạo điều kiện hoàn hảo để sinh viên nhìn ra ngoài cho mắt nghỉ ngơi. Không chỉ đẹp, phù hợp với người đọc, thư viện này còn thân thiện với môi trường vì mái vòm kính được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và giảm việc sử dụng đèn điện vào ban ngày. Nhiệt độ và độ ẩm của thư viện cũng được kiểm soát cẩn thận để đảm bảo 3,5 triệu đầu sách được lưu trữ trong điều kiện hoàn hảo. Ảnh: Jahn.
2. Thư viện Hachioji (Đại học Mỹ thuật Tama, Nhật Bản): Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Toyo Ito, thư viện Hachioji mang cảm giác của một nhà thờ hoặc cung điện hiện đại. Hiện, thư viện có khoảng 77.000 đầu sách tiếng Nhật, 47.000 đầu sách nước ngoài và 1.500 ấn phẩm định kỳ. Sách ở thư viện này hầu hết liên quan lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc để phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu của sinh viên. Ảnh: Tama Art University.
3 . Old Library (Trinity College, Ireland): Long Room là nơi nổi tiếng nhất ở Old Library vì chứa đầy những cuốn sách cổ và hàng loạt tượng bán thân làm bằng đá cẩm thạch. Theo Times Higher Education, Old Library được xây dựng từ năm 1712 đến năm 1732, hiện chứa 200.000 đầu sách rất cổ. Thư viện hiện cũng lưu trữ bản sao hiếm hoi của Tuyên bố Phục sinh năm 1916 của Cộng hòa Ireland và một cây hạc cầm tinh xảo từ thế kỷ 15. Ảnh: Conde Nast Traveler.
Video đang HOT
4. Thư viện Geisel (Đại học California, San Diego, Mỹ): Kiệt tác thư viện mang cảm giác của một bộ phim khoa học viễn tưởng này chính là thành quả của kiến trúc sư William Pereira vào cuối những năm 1960. Ban đầu, thư viện có tên là University Library Building, nhưng sau đó đổi tên để vinh danh vợ chồng nhà văn, họa sĩ Audrey và Theodor Geisel vì những đóng góp của họ trong việc cải thiện khả năng đọc viết cho trẻ em. Ảnh: The UC San Diego Library.
5. Thư viện Les Aigues (Đại học Pompeu Fabra, Tây Ban Nha): Thư viện Les Aigues vốn được xây dựng với mục đích ban đầu là làm nơi chứa nước cho công viên Parc de la Ciutadella gần đó. Từ năm 1999, nơi này được cải tạo thành thư viện và vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính với phần mái vòm dài 65 m, cao 12 m. Trước khi trở thành thư viện như ngày nay, tòa nhà này cũng từng được sử dụng cho nhiều mục đích trong suốt 100 năm, từ nơi ở của người già, nhà kho cho đội cứu hỏa cho đến bãi đậu xe của cảnh sát… Ảnh: Flickr.
6. Thư viện và Trung tâm học tập (Đại học Kinh tế Vienna, Áo): Trước khi qua đời vào năm 2016, kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid đã kịp tạo ra siêu phẩm để đời chính là Thư viện và Trung tâm học tập tại Đại học Kinh tế Vienna. Thư viện này gây ấn tượng với phần bên ngoài là loạt đường nét sắc sảo, mang phong cách tương lai, còn bên trong là những hành lang, bức tường màu trắng sáng bắt mắt. Ảnh: Zaha Hadid Architects.
7. Thư viện George Peabody (Đại học Johns Hopkins, Mỹ): Tọa lạc trong khuôn viên Mount Vernon tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, thư viện George Peabody được mệnh danh là một trong những thư viện đại học đẹp nhất thế giới. Thư viện này được thành lập từ năm 1878, hiện vẫn còn lưu giữ được nét kiến trúc cổ kính và loạt bộ sưu tập gắn liền với dòng chảy lịch sử nước Mỹ. Ảnh: LocationsHub.
Không gian đọc ấn tượng bên trong thư viện rộng 21.809 m2
Ngoài diện tích rộng lớn và thiết kế độc đáo, Thư viện thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) còn gây ấn tượng nhờ số lượng sách phong phú và các dịch vụ thông minh.
Với tổng diện tích xây dựng khoảng 75.000 m2, riêng không gian thư viện rộng 21.809 m2, Thư viện thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) được tổ chức Kỷ lục Guiness công nhận là nơi có không gian đọc trong thư viện lớn nhất thế giới. Nơi này mở cửa từ tháng 12/2023, theo South China Morning Post.
Phần mái nhà màu đồng, thân thiện với môi trường của thư viện được kết hợp với các vật liệu giúp tối đa hóa việc tạo ra năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Bên dưới là những bức tường trong suốt có chiều cao tới 16 m.
Những bậc thang khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh dòng suối chảy bên trong không gian thư viện. Phần mái như những tán lá xếp chồng lên nhau bên trên cũng giúp đem lại cảm giác ấn tượng.
Nhà thiết kế Robert Greenwood, giám đốc điều hành các dự án quốc tế của Công ty kiến trúc Na Uy Snohetta, cũng là đơn vị thiết kế thư viện, nhận xét khi ở trong nơi này giống như "ngồi dưới một tán cây đọc sách". Trước Thư viện thành phố Bắc Kinh, Snohetta cũng là công ty thiết kế thư viện Bibliotheca Alexandrina nổi tiếng tại Ai Cập.
Theo Xinhua, Thư viện thành phố Bắc Kinh chứa hơn 8 triệu cuốn sách với hệ thống truy xuất và lưu trữ sách tự động, cho phép cung cấp một loạt dịch vụ đọc hiệu quả cao và giúp giảm lao động thủ công. Khách đến thư viện có thể đăng ký dịch vụ mượn sách liền mạch được hỗ trợ bởi nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ khác.
Ngoài ra nếu không muốn đến thư viện, độc giả có thể sử dụng dịch vụ mượn sách trực tuyến, giao sách đến tận nhà. Dịch vụ này không chỉ mở cửa cho khách ở Bắc Kinh mà còn ở thành phố Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc lân cận.
Chàng kỹ sư xây dựng thu bộn tiền từ vườn cây lạ rộng 5.000m2 ở Cần Thơ Tốt nghiệp đại học ngành xây dựng nhưng chàng trai Cần Thơ quyết định chọn khởi nghiệp bằng cách trồng cây dứa màu Nam Mỹ - loài cây còn xa lạ với nhiều người. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ, từng tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng của Trường Đại học Cần Thơ...