Những thư viện đẹp nhất trên thế giới
Từ Los Angeles (Mỹ) đến Tokyo ( Nhật Bản), những thư viện đẹp nhất thế giới không chỉ là địa điểm yêu thích với người yêu sách mà còn là nơi lý tưởng cho khách du lịch, hoặc những ai hâm mộ nghệ thuật kiến trúc.
Hoàn thành năm 1776, Thư viện Tu viện Admont tại Áo được coi là kiệt tác kiến trúc Baroque với các họa tiết trang trí công phu và những bức họa tinh xảo trên trần nhà.
Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama ở Tokyo (Nhật Bản) được ra mắt năm 2007, sở hữu thiết kế hiện đại nhưng vẫn mang cảm giác cổ điển với các mái vòm.
Một trong những thư viện đẹp nhất nước Mỹ là Thư viện George Peabody ở Baltimore, một phần của Đại học Johns Hopkins. Nơi này lưu giữ khoảng 300.000 đầu sách trong một kết cấu 5 tầng đẹp mắt.
Thư viện El Escorial là một phần của khu vực Tu viện Escurial ở Madrid (Tây Ban Nha) – một khu Di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh. Thư viện được sở hữu 7 bức bích họa rất có giá trị mô tả nghệ thuật tự do.
Thư viện Starfield tại Seoul, Hàn Quốc là nơi khá quen thuộc với du khách Việt Nam. Không gian của Starfield được thiết kế tạo cảm hứng cho du khách tham quan và thưởng thức bộ sưu tập khoảng 70.000 cuốn sách và 600 tạp chí.
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch nằm tại thủ đô Copenhagen, được xây dựng lần đầu tiên năm 1648 và được cải tạo lại như hiện tại vào năm 1999. Kiến trúc đặc biệt khiến thư viện này được ví như một “viên kim cương đen”.
Thư viện Quốc gia Phần Lan tại thủ đô Helsinki, đang lưu trữ khoảng 3 triệu cuốn sách. Tòa nhà chính được thiết kế vào đầu thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa cổ điển.
Thư viện Deichman, Na Uy sở hữu kiến trúc đương đại, với điểm nhấn là các đường chéo và ánh sáng, có sự pha trộn kiểu dáng mỹ thuật của thủy tinh, thép và bê tông. Nơi này là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Oslo và cũng là một trung tâm cộng đồng sôi động cho người dân địa phương.
Tu viện Strahov, Prague (Séc) được thành lập vào năm 1143. Bất chấp các cuộc chiến tranh, hỏa hoạn và các thảm họa khác, thư viện vẫn được hoàn thành vào năm 1679. Dấu ấn đặc biệt của Thư viện Tu viện Strahov là trần nhà được bao phủ trong các bức bích họa tinh xảo mô tả Kinh thánh.
Video đang HOT
Thư viện Công cộng Trung tâm, Seattle (Mỹ) nằm trong một tòa nhà cao 11 tầng, trên một ngọn đồi. Các phòng đọc sách ở tầng 10 của tòa nhà này là nơi lý tưởng để ngắm cảnh thành phố, hướng ra vịnh Elliott.
Thư viện công cộng Stockholm, Thụy Điển được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Điển Gunnar Asplund. Sảnh chính sử dụng những đường tròn làm điểm nhấn, phía trên là một mái nhà màu trắng tựa như những đám mây.
Thư viện Công cộng Vancouver (Canada) khiến nhiều người liên tưởng đến đấu trường La Mã ở Rome (Italy). Một trong những tính năng nổi bật nhất của thư viện này là khu vườn độc đáo trên sân thượng.
Thư viện thành phố Stuttgart tại Đức, với điểm nhấn chính là một phòng đọc sách 5 tầng được thiết kế theo hình dạng như một kim tự tháp xoay ngược.
Phòng đọc sách Hoàng gia Bồ Đào Nha tại Rio de Janeiro (Brasil) trông giống một cung điện, có điểm nhấn là một giếng trời với các ô kính màu đỏ, trắng và xanh cho phép ánh sáng tự nhiên xuyên qua trần nhà tỏa ra khắp thư viện.
Thư viện Bodleian, Oxford, Anh đã hoạt động từ thế kỷ 14. Đến nay, 12 triệu tài liệu ở đây vẫn tiếp tục thu hút các nhà nghiên cứu, độc giả và cả khách du lịch từ khắp thế giới.
Thư viện và Nhà văn hóa Vennesla (Na Uy) không chỉ lưu trữ sách mà còn là một trung tâm văn hóa và nơi gặp gỡ của thành phố. Tòa nhà sở hữu một quán cà phê, phòng họp mở, lớp học và rạp chiếu phim.
Thư viện & Bảo tàng Morgan tại New York (Mỹ) là thư viện cá nhân của một nhà tài phiệt, bao gồm các phòng trưng bày, thư viện, sân khấu, và cả bộ sưu tập sách riêng của chủ nhân.
Thư viện Trung tâm Cardiff, xứ Wales có điểm nhấn là tác phẩm điêu khắc bằng thép rất ấn tượng mang tên “Alliance” (Liên minh), thường được thắp sáng vào buổi tối.
Thư viện Đại học Trinity, Dublin (Ireland) sở hữu một thư phòng rộng lớn với các mái vòm và hành lang dài khoảng 60m. Nơi này chứa khoảng 200.000 cuốn sách, trong đó có những bản thảo quý giá có từ thế kỷ thứ 9.
Thư viện công cộng Beitou, Đài Loan (Trung Quốc) nổi bật trong không gian xanh, được xây dựng theo hướng bền vững nhờ thiết kế giữ năng lượng và tiêu thụ nước ở mức tối thiểu.
Thư viện Vasconcelos, Mexico được thiết kế rất ấn tượng với 470.000 cuốn sách xếp chồng lên nhau, cùng những hành lang bằng kính xuyên thấu tạo ra hiệu ứng thị giác đặc biệt.
Thư viện Alexandrina, Ai Cập có cấu trúc tròn, sử dụng đá granit với rất nhiều hình chạm khắc bên ngoài. Ngoài lưu trữ tài liệu, tại đây còn có các bảo tàng, đài thiên văn và phòng thí nghiệm dành để khôi phục và bảo tồn các bản thảo cổ xưa.
Thư viện Trung tâm Richard J. Riordan là một trong những tòa nhà quan trọng nhất của trung tâm thành phố Los Angeles (Mỹ). Nơi này nổi bật về thiết kế Art Deco, với một gian phòng lớn hình tròn nơi một chiếc đèn chùm bằng đồng và các bức vẽ mô tả lịch sử California.
Nằm trong một công trình kiến trúc Tân Baroque thế kỷ 19, Thư viện Cung điện Wenckheim là một phần của Thư viện Metropolitan Ervin Szabó rộng lớn tại Budapest (Hungary). Các phòng đọc sách theo kiểu hoàng gia với đèn chùm phát sáng, cầu thang xoắn ốc, và tất nhiên là rất nhiều sách.
'Thư viện sinh thái' ở miền Tây
Đã 10 năm rồi chúng tôi mới có dịp trở lại Trà Sư, khi được biết nơi đây được lấy làm bối cảnh trong phim 'Đất rừng phương Nam'.
Đường dẫn vào khu Trà Sư được bao quanh bởi các con kênh, khách phải qua chiếc cầu gỗ cổ kính như bước vào thế giới truyện cổ tích.
Vào những ngày cuối năm, thời tiết thật đẹp, các dòng sông no đầy phù sa, đường vào khu rừng tràm với những cây tràm đứng ngay hàng thẳng lối, xanh thẳm vun vút tạo nên một bức tranh đặc sắc.
Rừng tràm Trà Sư thuộc ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 30km; cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10km. Rừng tràm Trà Sư nằm trong tuyến du lịch liên hoàn: Núi Sam, núi Cấm, Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên. Nơi đây có diện tích lên tới 850ha, là mô hình hệ sinh thái điển hình của vùng Tây sông Hậu.
Những năm gần đây, ngành du lịch An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, giới thiệu về du lịch rừng tràm. Đặc biệt, sau khi nơi đây được chọn làm bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư thu hút nhiều du khách đến.
Đây là địa điểm không chỉ được chọn để du lịch, mà còn là nơi sáng tác của nhiều đoàn văn nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu, trải nghiệm, check in "sống ảo".
Dưới rừng Trà Sư không chỉ có muôn thú, những rừng cây hoang sơ, mà du khách cảm nhận cả quần thể sen đủ sắc màu.
Một góc hoang sơ nguyên thủy của Trà Sư, thuyền sẽ đưa du khách len lỏi vào trong nếu có nhu cầu.
Một không gian tĩnh lặng để du khách ngồi trên thuyền có thể ghi dấu những khoảnh khắc của các loài chim.
Một không gian tĩnh lặng để du khách ngồi trên thuyền có thể ghi dấu những khoảnh khắc của các loài chim.
Từ trên cầu nhìn xuống một góc rừng Trà Sư. Đây cũng là bối cảnh "trên bến dưới thuyền" trong bộ phim "Đất rừng phương Nam".
Từ trên cao của lầu Vọng cảnh...
Ngoài sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ vốn có, rừng tràm Trà Sư còn là nơi cất giữ những giá trị tinh hoa đặc trưng rừng ngập nước của người miền Tây Nam bộ. Có thể nói Trà Sư như là một "thư viện sinh thái" khổng lồ, duy nhất của đất rừng phương Nam từ những thập niên đầu của thế kỷ 19 cho đến ngày nay.
Do cộng hưởng vẻ đẹp thiên nhiên mà không nơi nào thay thế được, nên Trà Sư được chọn làm đại cảnh đắt giá cho bộ phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".
Đến đây, cảm nhận đầu tiên là du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, không chỉ bị thu hút bởi không gian xanh với rừng tràm rợp bóng, mà còn được tiếp xúc gần với hàng loạt loài chim, hay động vật hoang dã quý hiếm.
Đây là nơi được phát triển để trở thành khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng Tây Nam bộ. Người dân địa phương sẽ dùng thuyền để đưa du khách vào sâu trong rừng tràm. Ngồi trên thuyền, bạn sẽ bắt gặp những chú chim đậu ngay thân cây, nhiều loại sen đủ sắc màu. Nếu thích, du khách có thể yêu cầu người lái thuyền dừng lại để cảm nhận rõ không gian tĩnh lặng và ghi dấu những khoảnh khắc của thiên nhiên.
Mùa nước nổi từ tháng 9-11 hàng năm, được coi là thời điểm đẹp nhất để trải nghiệm vẻ đẹp rừng tràm. Nước đổ về khiến rừng cây xanh tốt, kết hợp cùng những lớp bèo phủ xanh mặt nước, tạo nên khung cảnh đẹp. Mùa nước nổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cá tôm và là điểm đến hấp dẫn cho nhiều loài chim.
Ngay từ lối vào, cách một con kênh Trà Sư, du khách có thể nhìn thấy những ngôi nhà của chim bồ câu. Nơi đây có khoảng 400 con được nuôi thả trong rừng nên được gọi là "Thành phố bồ câu". Khung cảnh sân chim khá lãng mạn, du khách có thể chụp ảnh check in, chụp ảnh cưới, cho chim ăn và nhiều hoạt động khác.
Nếu muốn quan sát bao quát hơn về rừng tràm, du khách nên ghé lầu vọng cảnh và sử dụng kính viễn vọng. Với tầm nhìn 25km, du khách có thể ngắm toàn bộ rừng tràm, những chú chim đang bay lượn, hay làm tổ trên các tán cây. Từ đây, cũng có thể nhìn được ngôi làng của người Khmer sinh sống cách đó vài cây số.
Hãy dành một ngày ở rừng tràm Trà Sư để tận hưởng hết các không gian trong rừng, ăn bữa trưa với các món đặc sản miền Tây.
Ban hành 5 tiêu chuẩn thư viện trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, áp dụng từ ngày 7-1-2023. Thông tư quy định rõ 5 tiêu chuẩn của thư viện trường mầm non và phổ thông, gồm: Tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng, hoạt động...