Những thông tin “độc” khiến nông dân điêu đứng
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hầu như năm nào khi vào vụ thu hoạch các loại trái cây cũng xảy ra các thông tin thất thiệt liên quan đến chất lượng nông sản. Dân Việt xin điểm lại một số “vụ” đình đám như thế.
Nhãn đẹp do dùng… lưu huỳnh: Báo điện tử V. mới đây đã đăng bài “Sự thật về loại nhãn khổng lồ, vỏ vàng bóng tràn khắp chợ”. Bài báo này sau đó đã nhận sự phản ứng dữ dội từ người trồng nhãn ở Hưng Yên và dư luận, sau đó báo đã phải sửa nội dung bài viết. Tuy nhiên, hậu quả bài báo gây ra là làm hàng nghìn hộ trồng nhãn ở Hưng Yên điêu đứng.
Những quả nhãn to, đẹp tự nhiên ở Hưng Yên bị “vu” cho là dùng lưu huỳnh để “xông” cho đẹp.
Ăn bưởi gây ung thư: Người trồng bưởi khó có thể quên được vụ việc xảy ra vào giữa tháng 7.2007. Thời điểm đó, một số báo chí nước ngoài đã công bố thông tin “Phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có nguy cơ ung thư vú”. Thông tin này sau đó đã được nhiều báo trong nước dẫn lại đã làm nông dân trong nước điêu đứng. Rất tiếc, đó là thông tin sai lệch. Có thể nói, cho đến nay đây là “scandan” lớn nhất của truyền thông nước ta về nông sản và luôn được nhắc tới như một bài học để đời.
Video đang HOT
Gạo giả làm bằng cao su: Tháng 4.2012, một tờ báo mạng đăng thông tin “Xuất hiện gạo giả ở Hà Nội”, cho rằng hiện trên thị trường có một loại gạo bị làm giả bằng… cao su. Sau đó Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã lấy mẫu và khẳng định không có gạo giả như thế. Thông tin này xuất hiện từ câu chuyện “sáng tác” của một… sinh viên. Mặc dù không gây thiệt hại nhiều đến giá cả, nhưng những thông tin dạng này làm rất nhiều nông dân, nhà khoa học bất bình.
Bao trái xoài có chất gây ung thư: Vào tháng 4.2016, nhiều tờ báo, nhất là báo mạng, trang tin điện tử đồng loạt thông tin về việc xoài bọc “túi lạ”, nghi ngờ có chất độc tại các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang. Ssu thông tin đó, giá xoài đầu mùa tại các tỉnh ĐBSCL đã ngay lập tức tụt từ khoảng 30.000 đồng/kg xuống có lúc chỉ còn 15.000 đồng/kg. Tìm hiểu kỹ cho thấy, đây là loại bao trái dùng bằng giấy bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Dừng ăn cá rô phi ngay lập tức: Một bài báo của Báo XD mới đây có đăng bài dịch từ một nguồn thông tin nước ngoài có tựa đề “Lý do bạn cần dừng ăn cá rô phi ngay lập tức” cũng được nhiều mạng chia sẻ lại. Bài báo thiếu căn cứ này đã khiến nông dân ĐBSCL rất bất bình. Sau đó, nhiều nhà khoa học trong ngành đã lên tiếng khẳng định, đây là thông tin sai lệch hoàn toàn. Một bạn đọc bức xúc gửi tới Dân Việt bày tỏ bức xúc và nói: “Tôi là người nuôi cá rô tại Tứ Kỳ, Hải Dương. Tôi kính mong cơ quan chức nang vào cuộc xử lý thật nặng những thông tin sai trái làm hại tới người nuôi như chúng tôi”.
Dùng chổi quét rau để đánh lừa là… rau bị sâu ăn: Tháng 5 vừa qua, VTV đã đăng phóng sự “Cây chổi quét rau” phản ánh “tình trạng” người nông dân ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa để làm giả rau bị sâu ăn đã dùng chổi quét để cho… lá thủng. Hậu quả, bà con vùng trồng rau sạch VietGAP đã điêu đứng vì không bán được rau, buộc phải nhổ bỏ, gây thiệt hại lớn. Sau đó, VTV đã có văn bản xin lỗi bà con nông dân và bị cơ quan chức năng xử phạt 50 triệu đồng. Cho đến nay, đây là vụ tung tin đồn thất thiệt hiếm hoi bị xử phạt hành chính.
Sầu riêng bị nhúng hóa chất: Ngày 1.9, 2 tờ báo cùng đưa tin bài về việc “Phát hiện 2 tấn sầu riêng bị nhúng hóa chất cho mau chín” xảy ra tại huyện Di Linh (Lâm Đồng). Những người làm trong ngành chế biến thực phẩm và các nhà khoa học chuyên ngành liên quan cho rằng hóa chất nhúng này không độc và vụ việc có vẻ bị tác động bởi cuộc tranh mua (thu gom) sầu riêng đang cao giá để xuất đi Trung Quốc. Thực tế, đây là thông tin cũng bị các nhà khoa học phản bác kịch liệt.
Theo các chuyên gia, hiện những thông tin trên không dừng lại ở dạng “tin đồn” như trước đây, mà được chính các báo thông tin lại mà thiếu sự kiểm chứng. Hầu hết các bản tin này đều chỉ ghi nhận một chiều, mà không hề phỏng vấn hay kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chuyên môn. Ông Hoàng Trung- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, chính những thông tin này đang làm xấu hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo Danviet
Xuất khẩu nông sản Việt: Muốn chất lượng, phải làm cả chuỗi!
Vì sao Việt Nam có nhiều loại nông sản ngon nhưng lại không có thương hiệu trên thị trường quốc tế
Năm 2013, Việt Nam đã được Nhật Bản chuyển giao công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CELLS ALIVE SYSTEM-CAS) rất tiên tiến. Công nghệ này cho phép nông sản, thực phẩm giữ nguyên được cấu trúc, hương vị, màu sắc và dinh dưỡng từ hai năm trở lên. Nhiều người đã kỳ vọng, công nghệ hiện đại này sẽ giúp cải thiện chất lượngnông sản Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Gạo, cà phê... của Việt Nam khi ra quốc tế vẫn không có thương hiệu.
Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, Khoa Công nghệ Sinh học & Môi trường, trường Đại học Phương Đông cho biết: "Để có một chiếc áo đẹp phải đảm bảo đủ các yếu tố gồm chất liệu vải tốt, màu sắc, kiểu dáng phù hợp, người may có tay nghề cao và thậm chí là cả người mặc phải phù hợp với tấm áo đó. Với câu chuyện chất lượng nông sản cũng vậy, để tạo ra chất lượng nông sản, người ta phải dựa vào một chuỗi giá trị từ chất lượng hạt giống, quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng và quảng bá thương hiệu... chứ không chỉ dựa vào mỗi khâu bảo quản sau thu hoạch".
Cũng theo PGS.TS Vũ, bảo quản sau thu hoạch dù tốt đến mấy, nhưng giống kém, quy trình canh tác lạc hậu, khâu thu hoạch thô sơ gây thất thoát lớn thì không thể làm tăng chất lượng giá trị nông sản. Đây chính là lý do vì sao cà phê của chúng ta có giống tốt, năng suất rất cao không thua kém cà phê của nhiều nước xuất khẩu cà phê nhưng hạt cà phê của Việt Nam không có mặt trên bản đồ cà phê quốc tế. Tương tự, chúng ta có nhiều giống gạo ngon, năng suất cao, nhưng trên thị trường gạo quốc tế, gạo Việt không có thương hiệu.
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, muốn giá trị nông sản của Việt Nam được nâng cao, chúng ta cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đi theo cả toàn bộ chuỗi, chứ không thể chỉ dựa vào một khâu. Đó là câu chuyện tổ chức lại sản xuất, liên kết chặt chẽ giữa bốn bên (quản lý - nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà nông) để tăng hàm lượng chế biến, tăng hàm lượng về quản lý chất lượng sản phẩm.
Để làm được điều đó, cần cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Đặc biệt, để tạo sức mạnh cho các mặt hàng nông sản, cần làm tốt khâu xây dựng và quảng bá thương hiệu.
S.Hà
Theo_Kiến Thức
Biểu dương Lâm Đồng xử lý kịp thời thông tin về chất lượng nông sản Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hoan nghênh UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các biện pháp xử lý thông tin sai về chè và hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè và hàng nông sản. Ảnh minh họa Được biết, trong tháng 9/2014, trên một số phương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025