Những thông điệp kêu cứu câm lặng
“Tôi liên tục phát đi tín hiệu kêu cứu, nhưng không ai hiểu và nghe được. Tôi rơi vào trạng thái vô cùng tồi tệ và chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời mình… May mắn là tôi đã thoát khỏi “hố đen” trầm cảm trước khi tự kết thúc cuộc sống của mình”.
Trầm cảm dễ dẫn tới tự sát
Ngồi trước nhiều người cô gái với vóc dáng ưa nhìn và khuôn mặt ấn tượng, Trần Thu Hà đã có thể dũng cảm cho biết, mình đã từng là một bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm rất nặng. Có một gia đình êm ấm, công việc ổn phù hợp với thu nhập ổn định, nhưng cách đây vài tháng, do tác động trong chuyện tình cảm đã biến Hà từ một cô gái hiện đại, năng động trở nên u ám, trầm uất. Cô vẫn cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhưng không ai biết rằng cuộc sống đối với cô đã trở nên vô nghĩa. Vẻ ngoài của Hà ngày càng gầy guộc, xanh xao, khép kín và những ý nghĩ bi quan về cuộc sống khiến cô thường xuyên nghĩ đến cái chết.
“Tôi liên tục phát đi tín hiệu kêu cứu bằng những câu giao tiếp với bạn bè kiểu như: “Cuộc đời này chả có gì thú vị!”. Nhưng có lẽ không ai hiểu được tín hiệu đó. Tình trạng nặng đến mức tôi không đáp ứng những loại thuốc chống trầm cảm và thậm chí không còn biết đau. Tôi đã rơi vào trạng thái vô cùng tồi tệ và chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời mình”, Hà kể lại.
Theo PGS.TS Trần Hữu Bình, Cố vấn Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: Tự sát hoặc luôn có ý nghĩ tự sát là một trong những hậu quả mà người mắc bệnh trầm cảm mắc phải. Ông Bình đưa ra nhận định: Trầm cảm và tự sát luôn theo nhau như hình với bóng. Do đó, trên thực tế đây là bệnh nguy hiểm nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.
Đại diện của WHO tọa đàm với báo chí về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. (Ảnh: TT)
Video đang HOT
BS Lại Đức Trường, Cán bộ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cho tới nay, hầu như chưa có nghiên cứu đầy đủ về sức khỏe tâm thần được tiến hành tại Việt Nam. Hiện đối tượng được các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị tại liên quan sức khỏe tâm thần mới mới chỉ nằm trong nhóm bệnh tâm thần phân liệt (điên) và động kinh.
Theo BS Trường, từ năm 1999 – 2000, tại Việt Nam cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về sức khỏe tâm thần, nhưng chỉ tập trung ở một số nhóm như: Phụ nữ sau sinh và trẻ em. Trong khi đó, trên thực tế, tất cả các đối tượng trong xã hội đều có thể mắc phải vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, trong đó có bệnh trầm cảm.
Chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, GS. Harry Minas, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Quốc tế, ĐH Melbourne, Australia, cho rằng sự phát triển nhanh về kinh tế và xã hội khiến nhiều người ngày càng thấy bất an, lo lắng về cuộc sống và tương lai của mình. Những tác động của xã hội như: Nghèo đói, thất nghiệp, bi kịch trong gia đình… là những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Nếu người bệnh không nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ gia đình, cộng đồng và xã hội, kết hợp với điều trị bằng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Điều trị trầm cảm tại cộng đồng: Rẻ và hiệu quả
Theo BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ 1 (Hà Nội), số lượng người có dấu hiệu liên quan đến bệnh lý tâm thần tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, sô lương bac si chuyên khoa vê tâm thân tại Việt Nam vân con rât thiêu. Trong khi đó, theo PGS.TS Trần Hữu Bình cách điều trị bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay là bệnh nhân cần tuân thủ một quy trình chữa bệnh bằng thuốc và theo dõi kéo dài tại các cơ sở chuyên khoa tuyến TƯ.
Tuy nhiên, như trường hợp của Thu Hà, cô thậm chí không còn đáp ứng với tất cả các loại thuốc chống trầm cảm. Cuối cùng, nhờ sự yêu thương của gia đình và những buổi điều trị tâm lý tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Sức khỏe Thể- Tâm – Trí, Hà đã vượt qua được căn bệnh trầm cảm, trở về với cộng đồng.
BS Trần Thị Hải Vân, Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng đang tư vấn cho bệnh nhân trầm cảm. (Ảnh: TT)
Hiện mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng đã được quan tâm phát triển. Như Dự án phát triển mô hình chăm sóc kết hợp từng bước trong điều trị trầm cảm tại Tỉnh Khánh Hòa và TP Đà Nẵng (thực hiện từ tháng 1/2009, do Quỹ cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) điều hành đã thu được những kết quả khả quan.
Dự án đã triển khai áp dụng thí điểm một loại liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm, gọi là liệu pháp kích hoạt hành vi (behavioral activation – BA). Các cộng tác viên y tế thôn/tổ/xóm tiến hành sàng lọc những người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ngay tại cộng đồng. Người dân có nguy cơ trầm cảm được mời đến trạm y tế xã, phường để khám. Tại đây, các bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện tâm thần tỉnh phối hợp với cán bộ trạm y tế xã sẽ khám và xác định bệnh trầm cảm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm sẽ được điều trị, theo dõi ngay tại trạm y tế xã, phường. Bệnh nhân được dùng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý sau một thời gian đã phục hồi và có thể trở về sinh hoạt bình thường với gia đình, cộng đồng.
BS Trần Nguyên Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đang kết hợp với VVAF thực hiện thí điểm mô hình này tại 5 xã, phường thuộc Đà Nẵng. Theo BS Ngọc, ưu điểm dễ thấy của quá trình điều trị trầm cảm tại đồng đồng đó là giúp bệnh nhân giảm cảm giác bị kỳ thị, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Cùng đó, sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sỹ trong quá trình trị liệu sẽ giúp người bệnh hiểu biết chính xác về bệnh của mình, và đặc biệt là cách vượt qua khi tái bệnh.
Trầm cảm là tình trạng buồn nặng nề, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần, kèm theo các triệu trứng như: mệt mỏi, hay hồi hộp, ăn ngủ không ngon…dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị bệnh có 3 đặc trưng chính: Buồn, mất hứng thú và mệt mỏi. Vì lý do nào đó, họ luôn có cảm giác tội lỗi, bi quan, mất tự tin, giảm ham muốn tình dục. Khoảng 15% dân số có thể mắc trầm cảm vào lúc nào đó trong cuộc đời. 70% bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ chán sống. Tuy nhiên, 80% bệnh nhân trầm cảm có thể điều trị khỏi và phòng tránh tái phát bệnh hiện sớm và điều trị kịp thời.
P. Thanh
Theo dân trí
Gầy quá có phải do bệnh?
Tôi 22 tuổi mà người gầy quá, ăn uống tẩm bổ cũng không cải thiện là bao. Tôi hay chóng mặt, nhanh mệt mỏi, nói chung là yếu. Thưa bác sĩ, tôi nên khám chữa bệnh như thế nào? Nguyễn Kim Loan (Thanh Hóa)
Gầy yếu có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn bạn bị sơ nhiễm lao từ khi còn nhỏ nhưng không được điều trị, dẫn đến cơ thể bị gầy yếu. Do mặc cảm gầy yếu nên ở vào một trạng thái tâm lý bi quan, luôn bị stress do ức chế thần kinh nên khả năng ăn uống và đồng hóa thức ăn kém mà không lên cân được.
Trước mắt bạn nên thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, ngày ít nhất 3 bữa (sáng, trưa, tối) gồm các chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa; chất đường: cơm cháo; các loại đậu đen, đậu nành, đậu xanh; chất béo như dầu thực vật, mỡ động vật; vitamin và khoáng chất có trong rau, củ, quả các loại...
Người gầy yếu cần tạo cho mình niềm lạc quan, yêu đời và thực hiện chế độ ăn uống đủ chất (ảnh minh họa)
Cần tạo cho mình niềm lạc quan, yêu đời. Tập thể dục đều đặn. Đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày; ngủ trưa thật đều từ 30 phút đến 1 tiếng. Không uống cà phê, nước chè để tránh mất ngủ. Sau một thời gian đã thực hiện như trên mà thể trạng không khá hơn thì cần đi khám để tìm nguyên nhân.
Một số bệnh làm cho cơ thể bị gầy yếu như: lao, bệnh tuyến giáp, bệnh tim, giun móc, thiếu máu nặng... Tùy theo bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Nam trung niên thường khó ngủ Không ít đàn ông từ tuổi 50, càng rõ nét trong giới doanh nhân, đang là nạn nhân của tình trạng tuy không khó ngủ khi lên giường, thậm chí vừa đặt lưng là ngáy o o khiến bà xã lắm lúc nghi ngờ chắc quên "cơm" vì đã ăn "phở" nhưng lại khổ vì tình trạng ngủ chưa đẫy giấc đã thức...