Những thói quen xấu khi đeo khẩu trang làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2
Hơn một năm qua, kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện và làm đảo lộn cuộc sống trên toàn thế giới, con người cũng dần hình thành thói quen mới để thích ứng, điển hình là việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Dần dần mọi người đều phải thừa nhận khẩu trang là công cụ tự vệ tuyệt vời trước virus nhưng liệu chúng ta đã sử dụng khẩu trang đúng cách và có khi nào một thói quen mà chúng ta thường làm trong vô thức khi sử dụng khẩu trang thực ra lại gây hại hay không? Sau đây là ý kiến của một số chuyên gia về những thói quen có hại khi chúng ta sử dụng khẩu trang.
Theo các chuyên gia, chỉ riêng việc hình thành thói quen đeo khẩu trang thôi là chưa đủ mà chúng ta cần chú ý tránh những thói quen xấu khi đeo khẩu trang thì mới có thể tận dụng triệt để lợi ích của chúng. Ví dụ, có rất nhiều người thường tự động kéo khẩu trang xuống dưới cằm khi ăn hoặc uống, đeo khẩu trang trên khuỷu tay khi chạy hoặc đi bộ. Theo Tiến sĩ Grace Huang, từ DTAP Clinic (Singapore), việc đeo khẩu trang vào khuỷu tay hay cằm đều là những thói quen xấu, lợi bất cập hại.
Tiến sĩ Catherine Ong, chuyên gia tư vấn về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore, giải thích bề mặt của khẩu trang là nơi tập trung nhiều vi khuẩn. Ở những người đã nhiễm virus, các vật chất lây truyền sẽ tích tụ trên các bề mặt tiếp xúc với khuôn mặt của họ. Hơn nữa, một chiếc khẩu trang đã qua sử dụng thường chứa những giọt bắn từ hệ hô hấp và nước bọt, vì vậy mặt trong của khẩu trang là môi trường lý tưởng cho virus tồn tại. Trong khi đó, theo Tiến sĩ Huang, mặt ngoài của khẩu trang cũng không khá hơn vì đây là nơi tập trung những vi khuẩn, virus và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, khi kéo khẩu trang xuống cằm đồng nghĩa rằng bề mặt ngoài của khẩu trang sẽ tiếp xúc với mặt, có thể là môi dưới, dẫn tới nguy cơ đưa mầm bệnh xâm nhập vào miệng và mặt của người dùng.
Cũng theo Tiến sĩ Huang, việc đeo khẩu trang ở khuỷu tay hoặc cánh tay khi vận động thường rất tiện nhưng lại không phải là một ý tưởng hay. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mồ hôi có thể là môi trường lây lan virus SARS-CoV-2 nhưng khi ra mồ hôi, chúng ta thường vô thức đưa tay lên quệt mồ hôi trên mặt, làm gia tăng nguy cơ đưa mầm bệnh từ bàn tay hoặc cánh tay lên mắt, mũi và miệng. Bên cạnh đó, khi đeo lại khẩu trang cũng là lúc nguy cơ mầm bệnh lên miệng cao hơn vì có thể các cánh tay đã tiếp xúc với nhiều bề mặt khác. Vậy đâu là cách tốt nhất để bảo quản khẩu trang khi bạn đi bộ hoặc chạy thể dục? Theo Tiến sĩ Huang, lựa chọn tốt nhất là mang theo một chiếc túi sạch để khẩu trang, tiện nhất là một chiếc túi zip có thể móc vào ốp điện thoại hoặc để vào túi quần của bạn.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều người tưởng rằng việc nhét khẩu trang vào túi hay điện thoại thay vì để trên mặt bàn sẽ bảo vệ khẩu trang tốt hơn nhưng theo các chuyên gia đây là thói quen không tốt. Tiến sĩ Huang cho biết túi xách, ví và điện thoại là những vật dụng bẩn nhất trong số các đồ dùng cá nhân. Bạn tiếp xúc với các loại bề mặt rồi cầm điện thoại, mở ví, biến những vật dụng này thành vật trung gian truyền nhiễm. Việc gấp gọn khẩu trang trước khi nhét vào túi cũng không có ý nghĩa gì vì chúng hoàn toàn có thể bị xô lệch khi chúng ta di chuyển.
Chất liệu khẩu trang cũng là một yếu tố khác cần chú ý. Những loại khẩu trang vải không có khả năng chống thấm nên vẫn thấm hút mồ hôi hoặc giọt bắn. Khi đó, khẩu trang trở thành những vật dụng tích tụ giọt bắn và mầm bệnh, có thể dễ dàng xâm nhập vào miệng và mũi khi người dùng đeo lại khẩu trang. Vì vậy, các chuyên gia khuyên dùng khẩu trang y tế, có bề mặt chống thấm và lọc khuẩn tốt hơn các loại khẩu trang vải.
Hàn Quốc gia hạn cảnh báo đi lại
Ngày 15/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã gia hạn khuyến cáo đặc biệt đối với việc du lịch nước ngoài thêm một tháng trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lây lan.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, người dân tiếp tục được khuyến cáo hủy hoặc hoãn các chuyến đi nước ngoài đã lên kế hoạch. Biện pháp này sẽ có hiệu lực đến ngày 17/3 tới. Khuyến cáo hiện tại được ban hành hồi tháng 12 năm ngoái, ban đầu được ấn định sẽ hết hạn trong ngày 15/2.
Chính phủ Hàn Quốc gia hạn cảnh báo đi lại trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục hạn chế người nước ngoài nhập cảnh và đình chỉ các chuyến bay quốc tế do đại dịch COVID-19.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc kêu gọi người dân tuân thủ các quy định phòng dịch, tránh tụ tập đông người và các hoạt động ngoài trời cũng như hạn chế tiếp xúc với người khác.
* Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết Philippines đã quyết định lùi thời điểm mở cửa trở lại các rạp chiếu phim sang ngày 1/3 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình, ông Roque nêu rõ Chính phủ Philippines sẽ tiếp tục thảo luận với các chính quyền địa phương về các biện pháp an toàn phòng dịch trước khi các rạp chiếu phim có thể mở lại. Các biện pháp có thể bao gồm hạn chế số khán giả trong rạp, yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định về y tế cộng đồng.
Hồi tuần trước, nhóm đặc trách chống COVID-19 của Philippines đã thông qua quyết định cho phép thêm nhiều doanh nghiệp, trong đó có các rạp chiếu phim, mở cửa trở lại từ ngày 15/2 nhằm kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, quyết định gây tranh cãi này đã vấp phải sự phản đối của các thị trưởng tại vùng đô thị Manila do lo ngại số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Bộ Y tế Philippines công bố thêm 1.685 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 15/2, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 550.860 ca. Số ca tử vong cũng tăng 2 ca lên 11.517 ca. Chính phủ nước này có kế hoạch mua 148 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho 70 triệu dân trong năm nay.
* Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ thị Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan thực thi nghiêm các biện pháp pháp lý theo nghị định y tế về phòng tránh và ứng phó với bệnh dịch tại khu vực cửa khẩu biên giới.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại trung tâm thương mại ở Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong thông báo trên mạng xã hội ngày 15/2, Thủ tướng Hun Sen đề nghị Bộ Y tế và Bộ Tư pháp Campuchia xem xét lại mức xử phạt đối với trường hợp vi phạm.
Chỉ thị của Thủ tướng Hun Sen được đưa ra để ứng phó với tình trạng lao động nhập cư Campuchia ồ ạt từ Thái Lan đổ về nước và cố tình tránh cách ly tập trung 14 ngày làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Mức xử phạt với những đối tượng không tuân thủ nghị định y tế về phòng tránh và ứng phó với dịch COVID-19 là từ 50 USD đến 250 USD và còn bị truy tố theo luật hiện hành.
Cho đến ngày 14/2/2021, có ít nhất 35.665 lao động Campuchia từ Thái Lan trở về nước, trong số này có 11.857 người đã được cách ly và 89 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Hàn Quốc và Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng Ngày 20/12, Hàn Quốc ghi nhận thêm 1.097 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 - mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc vượt 1.000 ca. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 17/12/2020....