Những thói quen xấu gây hại cho xe ôtô
Dưới đây là những thói quen gây hại cho xe ôtô mà lái xe nên loại bỏ ngay lập tức.
4 thói quen gây hại cho xe ôtô. Ảnh: Nam Hiệp
Để xe thường xuyên hết nhiên liệu
Xe cạn nhiên liệu sẽ gây ra những hư hại nghiêm trọng. Nguyên nhân là do bình cạn xăng khiến không khí chen vào khoảng không này, thậm chí có các mảnh vỡ lọt vào hệ thống phân phối nhiên liệu.
Sự tiếp xúc lâu dài với không khí sẽ làm cho bơm hoạt động quá mức, nóng lên và bị mài mòn. Lúc này, chủ xe phải thay bộ lọc nhiên liệu.
Không thay dầu nhớt định kỳ
Video đang HOT
Thông thường, các nhà sản xuất ôtô sẽ khuyến cáo thời gian thay dầu trong sổ tay hướng dẫn. Nếu không thay dầu nhớt định kỳ sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe, khiến xe xả ra khí thải độc hại.
Theo đó, thay dầu cho ôtô đúng kỳ hạn và đúng thời điểm sẽ hỗ trợ bôi trơn và làm mát máy xe, giúp tuổi thọ của động cơ được kéo dài. Theo tiêu chuẩn của các hãng xe, đối với xe mới và lần thay dầu đầu tiên là 1.000 km và cứ 5.000 km kế tiếp sẽ tiếp tục thay dầu mới cho xe.
Sử dụng xe để kéo hàng nặng
Thói quen dùng xe để kéo hàng nặng có thể làm hỏng hệ thống truyền động, các bộ phận thuộc hệ thống treo và cả khung xe.
Tuy nhiều ôtô có khả năng kéo hàng nhưng chủ xe nên kiểm tra công suất tối đa xem có thực sự phù hợp không rồi mới thực hiện.
Lái xe khi động cơ quá nóng
Khi nhận thấy động cơ ôtô quá nóng, tài xế nên dừng lại nhanh chóng. Thông thường tín hiệu về động cơ sẽ phát ra từ máy đo nhiệt độ hoặc đèn cảnh báo.
Bên cạnh đó, nếu ngửi thấy mùi cháy hoặc thấy khói bốc ra từ khoang động cơ, hãy tấp xe vào ngay lề đường để kiểm tra kịp thời.
7 trường hợp xe ôtô không chịu phí sử dụng đường bộ
Trường hợp xe ôtô bị hủy hoại do tai nạn, thiên tai hoặc không thể tiếp tục lưu hành... sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định), bao gồm: Xe ôtô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ôtô).
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều này, xe ôtô được quy định tại Khoản 1 sẽ không chịu phí sử dụng đường bộ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
1. Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
2. Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
3. Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
Trong một số trường hợp, xe ôtô sẽ không chịu phí sử dụng đường bộ. Ảnh: LĐO
4. Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
5. Xe ôtô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định và không cấp tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).
6. Xe ôtô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
7. Xe ôtô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Trong trường hợp xe ôtô đã nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ôtô bị hủy hoại; bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ôtô vẫn tiếp tục được lưu hành) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ.
Mua lốp xe ôtô và những điều cần lưu ý Để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra những tai nạn không đáng có, chủ xe nên chú ý những điểm sau khi mua lốp xe ôtô. 4 lưu ý khi mua lốp xe ôtô. Ảnh: AFP Kích cỡ lốp xe ôtô Nhà sản xuất ôtô thiết kế hệ thống treo và các bộ phận vận hành theo từng kích cỡ của...