Những thói quen tiêu cực trong phòng ngủ
Ai cũng ít nhiều có những thói quen tiêu cực, ngay cả trong vấn đề tình dục. Sau đây là một số thói quen bạn nên thay đổi và làm mới mình trong năm mới.
Ảnh minh họa: internet
1. Chỉ “giao ban” trong bóng tối
Trừ phi bạn nói dối về giới tính của mình, bạn không việc gì phải che giấu khi quan hệ tình dục. Nếu anh ấy thực sự không thích thân hình bạn, các bạn đã không làm việc ấy. Vì thế, hãy thư giãn và cảm thấy thoải mái với thân thể của mình.
Nếu ánh sáng đèn ốp trần không hấp dẫn hay vẫn còn làm bạn e ngại, hãy thử vài ngọn nến. Một ngọn đèn ở hành lang hay trong phòng tắm ngoài phòng ngủ có thể tạo cảm giác nhẹ nhàng. Hãy nhớ, bạn không thích một hay vài phần trên cơ thể mình không có nghĩa là anh ấy sẽ không thích. Nếu còn lăn tăn, hãy hỏi anh ấy thích phần nào của cơ thể bạn, và hãy tin anh ấy.
2. Không tiết lộ điều bạn muốn
Giả sử bạn đến nhà và tôi đãi bạn món bông cải xanh cho bữa tối. Bạn không thích nhưng bạn vẫn ăn nó. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên nếu tôi lại phục vụ bạn món đó trong lần ghé thăm tiếp theo. Bạn ăn nó, vì thế dĩ nhiên tôi cho rằng bạn thích món đó. Lập lại tình trạng đó vài lần và điều gì sẽ xảy ra? Bạn bắt đầu kiếm cớ từ chối lời mời đến ăn tối tại nhà tôi.
Một cách chắc chắn khiến bạn giảm hứng thú với tình dục là làm những điều bạn không muốn và thụ động mong muốn sự thay đổi. Dù đề tài là thực phẩm hay tình dục, không có gì thay thế cho câu nói đơn giản “không ưa cái này, thích cái kia” hay “hãy thử cái khác nhé”. Vì sao bạn phải im lặng? Trường hợp người bạn đời không muốn biết bạn nghĩ gì và điều chỉnh, có lẽ bạn nên bàn lại chuyện gối chăn với anh ta.
3. Không tin lời khen của chồng
Người đàn ông của bạn thích nói rằng anh ấy bị bạn hút hồn. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy thú vị, giúp cuộc sống tình dục của bạn thêm huyền ảo.
Video đang HOT
Nhưng nếu bạn gặp rắc rối với việc nghe người đàn ông tán dương thân thể, khuôn mặt hoặc vẻ hấp dẫn chung chung, hãy nói đơn giản là “cảm ơn anh” và để mọi việc diễn ra bình thường. Hãy tin chúng không phải là những lời nịnh đầm. Chúng là những cảm nhận chân thực của đối tác.
Theo VNE
Nộp phạt cho CSGT: "Con người luôn có lòng tham"
Việc CSGT nhận tiền phạt và nhận tiền tiêu cực đều là hành vi nhận tiền, chỉ khác nhau giữa có lập biên bản xử phạt hay không lập biên bản, mà việc lập biên bản hay không lại rất khó kiểm tra
Dư luận đang xôn xao về dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP cho phép CSGT thu tiền nộp phạt trực tiếp từ người vi phạm. Để góp một góc nhìn, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) về vấn đề này.
Luật sư có ý kiến gì về việc nộp phạt trực tiếp cho CSGT?
Tôi cho rằng không nên để người vi phạm nộp phạt trực tiếp và CSGT nhận đóng phạt trực tiếp, vì nhìn hình ảnh người CSGT cầm tiền của người vi phạm rất phản cảm và dễ gây hiểu nhầm.
Mặt khác, việc nhận đóng phạt tại chỗ sẽ làm mất nhiều thời gian của CSGT ghi biên lai, giao tiền, trả lại tiền... mà nhiệm vụ chính của CSGT là điều khiển giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở, giáo dục người tham gia giao thông. Chúng ta cứ thử tưởng tượng hình ảnh các CSGT đứng ngã tư đường cứ lo đi đếm tiền, trả lại tiền... không có thời gian để điều khiển giao thông, giữ trật tự giao thông.
Hãy tạo hình ảnh đẹp về CSGT là giúp người tham gia giao thông một cách trật tự, an toàn.
Theo luật sư, việc người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho CSGT liệu có phát sinh tiêu cực hay không?
Tôi cho rằng là rất dễ phát sinh tiệu cực.
Trước đây khi chưa quy định cho nộp phạt trực tiếp thì CSGT không tiếp xúc, liên quan đến tiền bạc trong quá trình làm việc của mình, nay thì tiếp xúc thường xuyên với tiền bạc, mà việc tiếp xúc này rất dễ dẫn đến tiêu cực. Nghĩa là CSGT có thể lấy tiền một cách bất hợp pháp mà không bị người khác phát hiện.
Con người luôn có lòng tham, khó làm chủ được bản thân mình khi tiếp xúc với tiền bạc, mà CSGT cũng là con người nên việc để CSGT tiếp xúc với tiền bạc khi thi hành công vụ dễ nảy sinh tiêu cực.
Nếu không quy định cho CSGT nhận đóng tiền nộp phạt trực tiếp, khi chúng ta thấy một anh CSGT nhận tiền từ người dân, chúng ta có quyền đặt vấn đề tiêu cực. Nhưng khi luật cho CSGT nhận đóng phạt trực tiếp, khi chúng ta thấy anh CSGT nhận tiền của người dân, chúng ta không biết đó là nộp phạt hay nhận hối lộ? Và như vậy quy định này đã vô tình tạo cơ hội cho CSGT nhận hối lộ, làm sai pháp luật mà không ai nghi ngờ.
Xin luật sư giải thích rõ về cơ chế phát sinh tiêu cực nếu CSGT được thu tiền trực tiếp?
Việc quy định cho nộp phạt trực tiếp là một quy định dẫn CSGT đến gần với tiêu cực, tạo cớ cho CSGT tiêu cực.
Trước đây CSGT không được quyền tiếp xúc đến tiền, không có quyền nhận tiền của người dân trong quá trình thi hành công vụ nên khi nhận tiền tiêu cực thì sợ người khác nhìn thấy, sợ bị phát hiện. Còn nếu bây giờ quy định cho nộp phạt trực tiếp thì việc CSGT nhận tiền của người dân là bình thường, mà tiền phạt với tiền hối lộ thì ranh giới rất mong manh.
Việc CSGT nhận tiền phạt và nhận tiền tiêu cực đều là hành vi nhận tiền, chỉ khác nhau giữa có lập biên bản xử phạt hay không lập biên bản xử phạt, mà việc lập biên bản hay không thì rất khó kiểm tra, giám sát.
CSGT đang lập biên bản (ảnh: Báo Lào Cai)
Theo luật sư, nước ngoài họ làm như thế nào để hạn chế tiêu cực?
Đa phần các nước phát triển họ quy định CSGT chỉ được quyền lập biên bản vi phạm, còn xử lý vi phạm như thế nào là do tòa án quyết định và tòa án cũng không trực tiếp thu tiền phạt mà người vi phạm sẽ đến điểm đóng phạt đóng.
Người vi phạm có quyền khiếu nại, kháng cáo và cung cấp bằng chứng khi cho rằng mình bị oan sai, cảnh sát làm không đúng.
Pháp luật họ quy định như vậy là để tránh việc anh vừa đá bóng vừa thồi còi, thiếu tính khách quan.
Vậy ý luật sư, cần phải tuyệt đối không cho phép CSGT nhận tiền trực tiếp từ người vi phạm dù bất cứ lý do gì?
Đúng vậy, nước ngoài họ đã lường trước các vấn đề phát sinh tiêu cực nên họ không để CSGT trực tiếp thu tiền phạt.
Còn lập luận cho rằng để CSGT nhận tiền nộp phạt từ người vi phạm để tạo diều kiện cho người dân và hạn chế việc phải giữ phương tiện hoặc giấy tờ thì sao, thưa luật sư?
Tôi nghĩ lập luận này không đúng, vì sẽ có những cách khác để tạo thuận tiện cho người dân và lực lượng thi hành pháp luật. Việc để CSGT nhận tiền nộp phạt trực tiếp của người vi phạm không phải là giải pháp duy nhất.
Luật sư có ủng hộ phương án phạt nguội và trừ vào tài khoản với các chủ phương tiện hay không?
Tôi ủng hộ phương án phạt nguội, vì như vậy nó sẽ tránh được những phát sinh tiêu cực, người dân có thời gian thực hiện.
Việc trừ tiền phạt vào trong tài khoản của người vi phạm sẽ tránh mất thời gian cho người nộp phạt cũng như các cơ quan thu tiền phạt. Đồng thời sẽ thể hiện tính nghiêm minh trong việc thi hành quyết định xử phạt.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Infonet
Nộp phạt thẳng cho CSGT: "Đó là quy định riêng..." Để tránh tiêu cực, CSGT không mang quá 100.000 đồng, tuy nhiên, dự thảo thông tư lại khoán trắng. Ông Thuấn cho rằng "đó là quy định riêng"... Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT là đơn vị cùng tham gia và được Bộ Công An hỏi ý kiến xây dựng Thông tư...