Những thói quen tai hại khiến đồ gia dụng dù có xịn đến mấy “đội nón ra đi” mà gia đình nào cũng mắc phải
Máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện… là những vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, liệu bạn có dám quả quyết rằng mình biết sử dụng chúng đúng cách không?
Máy giặt
Bạn không nên đặt các vật nặng lên trên máy giặt, đặc biệt không đứng hoặc ngồi trên đó. Khi bỏ quần áo vào máy, bạn cần kiểm tra túi cẩn thận, tránh để quên đồ điện tử hay vật kim loại. Ngoài ra, bạn nên sử dụng đúng loại bột giặt, nước xả phù hợp với máy giặt. Chất rửa tạo bọt quá nhiều có thể gây hỏng máy.
Đối với máy giặt cửa trước, bạn cần thường xuyên kiểm tra miếng đệm cao su ở cửa máy giặt, loại bỏ nước đọng, bụi bẩn sau mỗi lần giặt để tránh hình thành nấm mốc. Tháo hộp đựng chất tẩy rửa và nước xả, rửa sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Nếu máy giặt không được trang bị chương trình tự làm sạch, hãy vệ sinh máy giặt ít nhất 1 tháng/lần. Cho vào thùng giặt khoảng 2 cốc nước dấm hoặc chanh, sau đó cho chạy hết chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để tống khứ mùi hôi, vết bẩn hay cặn bột giặt.
Tủ lạnh
Khi mới mua tủ lạnh, bạn nên vận chuyển nó theo hướng thẳng đứng. Nếu nghiêng quá 40 độ, dầu máy nén có thể bị rò rỉ ra ngoài và làm hỏng toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, bạn không nên khởi động máy ngay, mà nên chờ khoảng 4-6 tiếng sau khi vận chuyển. Trong trường hợp nghi ngờ, bạn nên chờ khoảng 15 giờ.
Ngoài ra, bạn không nên để các món ăn còn nóng vào tủ lạnh. Tủ lạnh cần được ngắt điện trước khi vệ sinh. Lưu ý, bạn cần làm sạch mặt sau của tủ lạnh.
Nồi cơm điện
Bạn cần nhớ lau khô phần ruột nồi trước khi cho vào nấu để ngăn ngừa chập điện. Mặt trong và mặt ngoài của nắp nồi cũng cần thường xuyên lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ dư thừa tích tụ.
Không sử dụng miếng cọ bằng kim loại để vệ sinh ruột nồi vì nó có thể làm xước bề mặt bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ nên rửa nồi với miếng bọt biển mềm. Ngoài ra, bạn nên cho nguyên liệu dưới mức công suất tối đa.
Video đang HOT
Máy rửa bát
Luôn xếp bát đĩa theo chiều úp xuống, có khoảng nhỏ để chúng không chạm vào nhau và không cản trở hoạt động quay của các vòi phun nước. Trước khi xếp bát vào máy rửa, bạn nên loại bỏ hết thức ăn thừa và dầu mỡ. Lưu ý, bạn cần bỏ hết những miếng dán có trên bát, đĩa, cốc vì chúng có thể làm tắc bộ lọc máy.
Đồng thời, sử dụng nước rửa dành riêng cho máy để tránh máy gặp sự cố. Thêm muối trong khay của máy rửa bát, điều này sẽ cải thiện hiệu suất và kéo dài tuổi thọ cho máy.
Lò vi sóng
Khi nấu các thực phẩm nhẹ, tốt nhất là đặt một ly nước trong lò vi sóng. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ sóng và cho kết quả tốt hơn. Cố gắng không đặt bất cứ vật gì lên nóc lò vi sóng. Còn nếu không tránh được thì đảm bảo đồ vật không chặn lưới thông gió của lò.
Tuyệt đối không bật lò vi sóng khi không có đồ ăn bên trong. Điều này có thể dễ dàng làm hỏng máy. Bạn không nên sử dụng các loại bát, đĩa không thích hợp cho lò vi sóng để tránh gây cháy, nổ. Không làm nóng sản phẩm lâu hơn cần thiết. Loại bỏ thức ăn, dầu mỡ tích tụ trong lò vi sóng bằng khăn mềm.
Máy nướng bánh
Hãy chắc chắn rằng máy nướng bánh mì của bạn không ở gần khu vực có nước, và không sử dụng máy với tay ướt. Giữ máy nướng bánh tránh xa các vật dễ cháy như rèm cửa.
Lò nướng dùng để chế biến bánh mì khô và bánh ngọt, không sử dụng với các loại bánh mì có bơ, kem. Nếu sử dụng máy thường xuyên, bạn nên làm sạch bộ phận bên trong lò, loại bỏ mảnh vụn bánh mì ít nhất một lần/tuần. Lưu ý, rút điện trước khi làm sạch.
Máy xay cầm tay
Không nghiền luôn thực phẩm vừa mới nấu mà hãy để chúng nguội khoảng 10 – 15 phút.
Không để nước lọt vào bộ phận phía trong của máy, để làm sạch vỏ máy – bạn hãy sử dụng miếng vải ẩm. Không để máy chạy quá lâu, tốc độ cao khi thực phẩm cần nghiền ít vì có thể sẽ làm nóng động cơ. Nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng máy nghiền để nghiền nguyên liệu khô như bánh quy giòn.
12 thói quen tai hại khi sử dụng máy giặt cần sửa ngay
Phân loại quần áo không đúng cách hay không vệ sinh máy giặt là 1 số sai lầm mà nhiều người thường mắc phải.
Nhiều người thường có thói quen cho quần áo bẩn vào máy giặt và ấn nút là xong. Tuy nhiên, nếu không biết cách giặt đúng cách, quần áo của bạn sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bị nhăn nheo, phai màu.
1. Phân loại quần áo không đúng cách
Ngoài việc phân loại quần áo dựa trên màu sắc, bạn cũng nên chú ý tới chất liệu vải. Ví dụ, quần áo vải nỉ nên được giặt riêng. Ngoài ra, không nên giặt chung khăn với quần áo bằng sợi tổng hợp.
2. Tẩy vết bẩn quá kỹ
Đừng ngạc nhiên nếu phát hiện lỗ thủng trên quần áo, bởi đó vốn là kết quả của việc chà xát các vết bẩn quá mạnh. Thực ra bạn hoàn toàn có thể làm sạch các vết bẩn một cách nhẹ nhàng. Cách tốt nhất để tránh những lỗ thủng trên quần áo là đặt một tấm vải sợi màu trắng lên trên vết bẩn và ngâm nó.
3. Cho quá nhiều bột giặt
Cho quá nhiều xà phòng dẫn đến nhiều bọt xà phòng không tan hết. Bọt xà phòng làm tích tụ chất bẩn ở các phần như cổ áo của áo sơ mi thay vì giặt sạch. Vì vậy chỉ nên dùng 1 lượng bột giặt vừa đủ mà thôi.
4. Không kéo khoá quần áo
Bạn nên kéo khóa quần áo đúng cách trước khi giặt vì khoá kéo có thể dễ dàng làm hỏng các bộ quần áo khác.
5. Cài cúc áo sơ mi
Ngược lại, không nên cài cúc áo sơ mi, cũng như trang phục khác vì nó có thể làm đứt cúc và khiến quần áo bị xộc xệch.
6. Dùng quá nhiều thuốc tẩy
Thuốc tẩy làm mòn sợi vải, nhanh làm hỏng quần áo, do đó bạn nên thay thế thuốc tẩy bằng một cách khác. Đó là đun sôi quần áo với một chút bột giặt và vài giọt nước cốt chanh.
7. Giặt đồ bơi bằng máy giặt
Trang phục tắm cũng như những trang phục thể thao hoặc các trang phục làm bằng chất spandex hoặc elastane (sợi nhân tạo có độ giãn cao). Vì vậy, bạn không nên giặt đồ bơi bằng máy giặt. Tốt nhất, hãy giặt bằng tay và dùng nước mát.
8. Chỉ giặt gối và chăn 1 lần
Gối bằng lông vũ có thể giữ lại bọt và khiến xà phòng có thể ở bên trong gối. Vì vậy, nếu bạn giặt gối và chăn lông vũ trong máy giặt, hãy chạy hai chu trình liên tiếp.
9. Giặt nhiều quần áo 1 lúc
Giặt nhiều quần áo 1 lúc làm máy quá tải và ngừng hoạt động. Hơn nữa, nó cũng khiến chúng không được giặt sạch và làm giảm tuổi thọ của máy.
10. Giặt áo gió và áo khoác có mũ sai cách
Để ngăn việc các loại áo này bị xộc xệch, bạn có thể đặt ba quả bóng tennis vào máy giặt. Những quả bóng này giúp hấp thụ bọt xà phòng thay quần áo của bạn.
11. Sử dụng bột giặt/nước giặt đắt tiền
Bạn không cần phải mua bột giặt đắt tiền vì có thể thay thế nó bằng những nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm hơn như chanh và muối. Muối có thể làm cho quần áo trông sáng hơn và giúp loại bỏ vết bẩn, còn nước cốt chanh sẽ khiến quần áo mềm và thơm hơn.
12. Không vệ sinh máy giặt
Việc làm sạch máy giặt thường xuyên vô cùng quan trọng. Nhiều máy giặt có các ngăn để bột giặt có thể kéo ra kéo vào, do đó bạn nên chú ý làm sạch cặn bột giặt còn đọng lại. Ngoài ra, bạn cũng không nên đóng cửa máy giặt sau mỗi lần sử dụng, mở nắp để lồng giặt được khô thoáng. Mỗi năm một lần, hãy chạy chu trình làm sạch với nước nóng và giấm.
Áp dụng đúng 4 mẹo này đảm bảo máy giặt của bạn lúc nào cũng như mới Cùng chúng tôi khám phá 4 mẹo sau để giúp bảo quản máy giặt của bạn bền lâu. 1. Chọn số lượng quần áo và thời gian giặt phù hợp Chú ý số lượng quần áo và thời gian giặt giúp bạn tiết kiệm điện, nước và thời gian, quần áo được giặt sạch hiệu quả và máy giặt bền hơn. Nếu gia...