Những thói quen làm giảm khả năng miễn dịch ở người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19
Hút thuốc lá và uống rượu có thể làm giảm khả năng miễn dịch sau tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Kết luận này được các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa việc hút thuốc, uống rượu và lượng kháng thể ở những người đã tiêm vaccine.
Hút thuốc lá có thể làm giảm khả năng miễn dịch sau tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP
Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ giữa việc hút thuốc và uống rượu với lượng kháng thể IgG (Immunoglobulin G) chống lại các protein đột biến của virus SARS-CoV-2 ở những người đã tiêm hai mũi vaccine của hãng Pfizer/BioNTech.
Trong nghiên cứu thực hiện từ năm 2020, các nhà khoa học đã tiến hành một loạt phân tích huyết thanh đối với 5.718 nhân viên tại 6 trung tâm nghiên cứu y tế quốc gia của Nhật Bản, trong đó 5.013 người đã tiêm hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech. Những người tham gia được chia thành 5 nhóm, gồm nhóm không bao giờ hút thuốc, nhóm đã từng hút thuốc, nhóm chỉ sử dụng các loại thuốc lá không đốt bằng nhiệt – HNB, nhóm chỉ hút thuốc lá thông thường và nhóm hút cả hai loại trên.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu trung bình mỗi ngày và chia các tình nguyện viên thành 5 nhóm, gồm nhóm không uống rượu, nhóm không thường xuyên uống rượu (từ 1-3 ngày/tháng), nhóm uống 1 cốc masu/ngày (cốc uống rượu sake của Nhật Bản – tương đương 180ml), nhóm uống 1 – 1,9 cốc masu/ngày và nhóm uống 2 cốc masu/ngày. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 41 tuổi, trong đó 72% là phụ nữ. Thời điểm thu thập mẫu máu cách mũi tiêm vaccine thứ hai trung bình 64 ngày.
Kết quả cho thấy những người có thói quen uống rượu hằng tuần có lượng kháng thể IgG thấp hơn đáng kể so với những người không uống rượu. Ngoài ra, lượng kháng thể liên tục giảm khi mức tiêu thụ rượu tăng. Ở nhóm người hút thuốc lá thông thường, nhóm chuyên hút các loại thuốc lá HNB và nhóm hút cả hai loại thuốc đều có lượng kháng thể trung bình thấp hơn đáng kể so với những người chưa từng hút thuốc. Những người hút 11 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày có mức giảm mạnh hàm lượng kháng thể IgG so với những người hút dưới 11 điếu mỗi ngày.
Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, so với những người chưa từng hút thuốc, những người hút thuốc lá và những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá HNB có hàm lượng kháng thể IgG chống lại protein đột biến của SARS-CoV-2 thấp hơn sau khi tiêm chủng. Trong khi đó, hàm lượng kháng thể có xu hướng giảm rõ rệt khi mức độ sử dụng rượu tăng lên, thậm chí đối với cả những trường hợp sử dụng rượu ở mức độ vừa phải.
Hiệu quả vaccine Pfizer giảm dần theo thời gian: Chuyên gia nêu lý do không cần hoảng sợ
Mặc dù các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả vaccine Pfizer giảm dần theo thời gian, một chuyên gia Mỹ giải thích "đó không phải là lý do để mọi người hoảng sợ".
Video đang HOT
Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới liên tục chỉ ra rằng khả năng miễn dịch của con người bắt đầu suy yếu vài tháng sau khi tiêm hai liều vaccine Pfizer phòng Covid-19.
Trong khi hai liều vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ giúp giảm hơn 90% nguy cơ mắc bệnh nặng, khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ nhiễm virus sẽ giảm dần.
Đó là lý do tại sao Pfizer đã yêu cầu và được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép liều vaccine tăng cường cho một số đối tượng sáu tháng sau tiêm.
Các lọ vaccine Pfizer, hay còn gọi là Comirnaty, phòng COVID-19.
Cụ thể, FDA Mỹ khuyến cáo liều vaccine tăng cường của Pfizer nên được sử dụng cho những người trên 65 tuổi và một số người có nguy cơ mắc Covid-19 nặng cao.
Hôm qua (11/10), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra khuyến cáo chính thức về đối tượng nên tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường.
Những điều này có nghĩa là gì? Liệu người dân có nên lo lắng?
Không phải lý do để hoảng sợ
Tiến sĩ Ann Falsey, chuyên gia về các bệnh hô hấp do virus tại Trường Y, Đại học Rochester (Mỹ), nói với CNN hôm 10/10: "Chúng ta đã dự kiến được rằng khả năng miễn dịch sẽ dần suy yếu theo thời gian, nhưng đó không phải là lý do để mọi người hoảng sợ".
Tiến sĩ Falsey, người đang tham gia tổ chức các thử nghiệm lâm sàng về vaccine Covid-19, cho biết: "Không phải bỗng nhiên một ngày bạn mất đi toàn bộ khả năng bảo vệ, giống như trước khi được tiêm vaccine".
"Tất cả các loại vaccine đều có hiệu quả khá tốt chống lại bệnh nặng - Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson", tiến sĩ Falsey nói thêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại Mỹ.
"Thực sự, phần lớn các ca nhiễm đột phá đều là những ca bệnh giống cảm cúm, cảm lạnh - không phải kiểu bệnh tật đáng sợ mà chúng ta đối mặt lúc trước". (Nhiễm Covid-19 đột phá là nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vaccine đầy đủ).
"Vì vậy, thông điệp chính của tôi là, đừng hoảng sợ. Bạn sẽ ổn thôi".
Tuần này, hai nghiên cứu mới đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy khả năng miễn dịch từ vaccine Pfizer giảm dần.
Một nghiên cứu từ Israel thực hiện trên 4.800 nhân viên y tế cho thấy mức độ kháng thể giảm nhanh chóng sau hai liều vaccine Pfizer, "đặc biệt là ở nam giới, những người từ 65 tuổi trở lên và những người bị ức chế miễn dịch".
Nghiên cứu thứ hai từ Qatar cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer đạt mức cao nhất trong tháng đầu tiên sau khi tiêm liều thứ hai và sau đó bắt đầu suy yếu.
Nhóm nghiên cứu viết trong một báo cáo đăng trên Tạp chí Y học New England: "Những phát hiện này cho thấy một phần lớn dân số được tiêm chủng có thể mất khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ nhiễm virus trong những tháng tới, có thể làm tăng khả năng xảy ra các đợt dịch mới".
Tuyến phòng thủ thứ hai
Tại sao vaccine tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ chống lại nguy cơ bệnh nặng nhưng khả năng ngăn ngừa nhiễm virus lại giảm?
Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của con người rất phức tạp.
Các kháng thể hình thành tuyến phòng thủ đầu tiên, ngăn chặn virus xâm nhập vào một số tế bào trong cơ thể. Đây là khả năng bảo vệ bắt đầu giảm dần theo thời gian.
Nhưng có một tuyến phòng thủ thứ hai - miễn dịch dựa trên tế bào. Các tế bào được gọi là tế bào B và tế bào T có thể mất nhiều thời gian hơn để tạo ra kháng thể, nhưng chúng cung cấp khả năng bảo vệ kéo dài hơn và rộng hơn để chống lại nhiễm trùng và giúp giảm nguy cơ bệnh nặng.
Vì vậy, mặc dù người tiêm có thể dễ nhiễm virus hơn vài tháng sau khi tiêm, nhưng họ ít có khả năng bị bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong.
"Nhưng có rất nhiều lý do khiến mọi người không muốn nhiễm virus. Họ không muốn truyền bệnh cho những người thân yêu. Họ không muốn truyền bệnh cho trẻ nhỏ chưa thể tiêm phòng", tiến sĩ Falsey nói.
Trong nhiều tháng qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh đây là lý do tại sao ngay cả những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn cần tiếp tục phòng bệnh. Họ vẫn nên đeo khẩu trang khi xung quanh có nhiều người chưa được tiêm vaccine, đặc biệt là trong nhà, và luôn đảm bảo phòng thoáng khí.
Chuyên gia giải đáp câu hỏi thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 2. Cùng nghe Thạc sĩ, BSCK1 Trần Thanh Sơn - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giải đáp cặn kẽ. Có nhiều câu hỏi được đặt ra về tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2. Câu hỏi 1: Tôi vừa tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2....