Những thói quen khiến bạn bị táo bón
Chứng táo bón là một rắc rối không hề dễ chịu mà bất cứ ai đều có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Thậm chí với một số người, nó còn là nỗi khổ thường trực.
Tuy nhiên, ít ai có thể mở miệng than vãn về chuyện này, đơn giản vì nó là vấn đề tế nhị. Một lý do nữa là trong hầu hết các trường hợp, tình trạng táo bón chỉ diễn ra một thời gian ngắn và không nghiêm trọng. Điều này tạo nên tâm lý xem thường và chịu đựng, chỉ khi nào chịu không được nữa người ta mới tìm đến bác sỹ. Và lúc này, táo bón đã trở nên nghiêm trọng đồng thời kéo theo một số biến chứng khác, hoặc tệ hơn nữa là các bệnh lý về tiêu hóa.
Dưới góc nhìn y học thì táo bón không phải là bệnh lý thông thường mà thậm chí nó còn khá nguy hiểm. Khi bị táo bón, các chất độc tích lũy trong khung ruột sẽ là cơ hội để phát triển nhiều các bệnh khác như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng… nặng hơn là viêm đại tràng mãn tính, trĩ và thậm chí là ung thư ruột già.
Những người bị táo bón kinh niên thường có 2 lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim vì nó làm mất đi hai chất cần thiết cho hoạt động của tim là Kali và chất khoáng.
Người bị táo bón lâu ngày độc tố tích tụ có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội cho bệnh ung thu đại tràng phát tác. Chứng táo bón chủ yếu do thói quen ăn uống sinh hoạt gây ra, nguyên nhân chứng táo bón với từng đối tượng là khác nhau.
- Với dân văn phòng:
Nguyên nhân: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia… đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
Tinh thần hay lo lắng cũng là một yếu tố.
Video đang HOT
Ăn nhiều món béo (bơ, sữa, đường tinh chế) và ăn ít rau củ vốn giàu chất xơ.
Cách hạn chế: Thay đổi thói quen ăn uống và năng vận động.
Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ cân bằng hệ thần kinh giúp ruột và dạ dày thông suốt.
- Với người già:
Nguyên nhân: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động.
Cách hạn chế: Nên ăn nhiều củ quả, củ có chất xơ, uống đủ nước. Tập luyện bằng cách massage bụng và lắc hông mỗi sáng sớm.
Nguyên nhân: Chủ yếu do ăn uống quá chọn lọc, uống ít nước và vận động ít.
Cách hạn chế: Nên ăn nhiều rau củ có chất xơ, uống sữa chua và tăng thời gian vận động.
- Trẻ em
Nguyên nhân: Do trẻ kém ăn, cộng với thói quen mải chơi, không đi tiểu tiện đúng lúc.
Cách hạn chế: Tập cho trẻ chế độ ăn cân bằng, tập thói quen đi tiểu tiện.
T heo BSGD
Dân văn phòng nên tập thể dục buổi trưa
Đặc điểm của dân văn phòng là ít vận động và eo hẹp thời gian. Nhằm khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tranh thủ buổi trưa đi tập thể dục.
Những trải nghiệm của phóng viên cùng những lời khuyên chuyên gia sẽ giúp bạn có những cái nhìn khoa học về tập thể dục buổi trưa.
Học múa bụng buổi trưa
Công việc liên tục khiến tôi không có thời gian tập thể dục, nên khi nghe mấy chị làm văn phòng kháo nhau tranh thủ buổi trưa đi học múa bụng giữ sức khoẻ nên tôi cũng đi theo. Một tuần học 3 buổi, bắt đầu từ 12h trưa, kết thúc lúc 1h chiều. Trong một buổi học này chúng tôi được cô giáo hướng dẫn cách tập lắc bụng, nhảy các điệu theo nhạc. Trước khi tập cô giáo khuyến cáo chúng tôi nên ăn nhẹ để có sức... múa. Tránh tập quá sức và nhịn ăn bởi đã có trường hợp ngất trong lớp vì mệt.
Không ăn bữa chính trong khoảng 4 tiếng trước khi tập, nghĩa là nếu bạn tập vào lúc 12h thì bữa sáng của bạn không nên sau 8h.
Không ăn bữa chính trong khoảng 4 tiếng trước khi tập, nghĩa là nếu bạn tập vào lúc 12h thì bữa sáng của bạn không nên sau 8h. (ảnh minh họa)
12h lớp học bắt đầu, các bài tập từ khởi động nhẹ đến nặng, tốc độ mạnh dần. Mọi người đều vã mồ hôi và mệt. Cuối buổi, cô giáo hướng dẫn các bài tập yoga nhẹ nhàng giúp lấy lại cân bằng cơ thể. Tập xong, nếu có điều kiện, các học viên thường uống một cốc nước hoa quả ép và đi tắm. Tùy vào nhu cầu của mỗi người sẽ ăn trưa muộn để lấy sức buổi chiều làm việc. Sau một giờ tập múa bụng, tôi thấy người mỏi vì vận động nhưng cảm thấy tinh thần khoan khoái.
Nếu thường xuyên tập những động tác thể dục đơn giản như xoay cổ chân tay, xoay người, lắc người nhẹ... vào buổi trưa sẽ giúp tinh thần thoải mái, cởi mở hơn.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Phú, trưởng khoa Y học TDTT, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, đối với số đông người Việt Nam, việc luyện tập vào buổi trưa là không phù hợp, bởi cơ thể chỉ sẵn sàng cho việc ngủ nghỉ. Trong khi đó, ở các nước phát triển, nhiều người tranh thủ thời gian buổi trưa để tập luyện. Việc này khi trở thành thói quen thì không có tác hại gì. Vì thế, để việc luyện tập buổi trưa có hiệu quả và không ảnh hưởng đến công việc buổi chiều, mọi người cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngược lại, việc luyện tập không cân bằng, quá sức vào buổi trưa có thể sẽ làm bạn "kiệt sức", không còn đủ năng lượng cho giờ làm việc chiều. (ảnh minh họa)
Thứ nhất là không ăn bữa chính trong khoảng 4 tiếng trước khi tập, nghĩa là nếu bạn tập vào lúc 12h thì bữa sáng của bạn không nên sau 8h. Trước khi tập hai tiếng bạn có thể ăn nhẹ một chút để không bị quá đói, ảnh hưởng đến sức khoẻ khi tập. Thứ hai là sau khi tập bạn cũng chỉ nên ăn nhẹ, chút bánh, sữa, snack hay hoa quả. Nếu làm được như vậy, bạn đã đồng thời thay đổi được thói quen xấu là ăn quá no vào bữa trưa. Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý nhất được xác định là bữa sáng ăn chính, bữa trưa phụ và bữa tối ăn thêm.
Theo SK&ĐS
Sử dụng nước khoáng như thế nào cho đúng ? Nước khoáng thiên nhiên ngoài tác dụng giải khát, còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người già, phụ nữ có thai. Nhưng nếu sử dụng không đúng thì nó lại phản tác dụng, thậm chí có hại. Theo Tổ chức Nông lương quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới, nước khoáng thiên...