Những thói quen hàng ngày khiến bạn mệt mỏi
Mệt mỏi, cảm giác trì trệ, không năng động có ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và cuộc sống của bạn. Vì vậy hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và loải bỏ chúng càng sớm càng tốt.
1. Không uống đủ nước
Bạn có thể không cảm thấy khát nước nhưng cơ thể của bạn thì lại đang thiếu nước do thói quen uống ít nước của bạn. Một khi không được cung cấp đủ nước, cơ thể có xu hướng cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và suy nghĩ ít tích cực hơn. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách ăn nhiều trái cây hơn, luôn rót sẵn nước lọc và uống bất cứ khi nào bạn khát.
2. Uống nhiều cà phê
Một ly đầy cà phê mỗi sáng sẽ khiến tinh thần bạn minh mẫn và dường như giúp bạn tỉnh táo hơn để bắt đầu một ngày mới. Thế nhưng đấy chỉ mới là phần nổi của vấn đề. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần caffeine trong cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng nhưng lại có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng khó chịu, căng thẳng thậm chí là đau đầu, mệt mỏi suốt buổi chiều và tối.
Vậy nên, thay vì uống 1 ly cà phê mỗi sáng hãy uống cà phê làm nhiều lần, mỗi lần uống một chút trong suốt 8 giờ làm việc. Hoặc là bạn có thể giữ cho mình tỉnh táo bằng cách thỉnh thoảng tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng, rửa mặt, ra ngoài ban công hít thở không khí trong lành…
Caffeine trong cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng nhưng lại có thể khiến bạn mệt mỏi vào buổi chiều. Ảnh minh họa
3. Chọn thực phẩm giàu tinh bột cho bữa sáng
Thói quen của chúng ta là dùng bánh mì, cơm hoặc xôi cho bữa sáng. Đây là những thực phẩm giàu tinh bột, nếu ăn với lượng vừa phải sẽ giúp bạn no và đủ năng lượng cho các hoạt động buổi sáng. Nhưng nếu ăn nhiều quá sẽ khiến nồng độ đường trong máu tăng và truyền tín hiệu buồn ngủ cho não, làm cho bạn luôn thấy uể oải và mệt mỏi.
4. Thở không sâu
Video đang HOT
Đây là cách mà hầu hết mọi người vẫn thở và không để ý nhiều vì cho rằng nó không có tác hại gì. Thật ra, nếu liên tục trong tình trạng thở nông (thở không sâu) thì nhiều khi bạn sẽ thấy mình vừa mệt mỏi vừa thiếu sức sống.
Nên dành khoảng 3 phút hít thở sâu khi đang thấy uể oải hay đuối sức bạn sẽ thấy ngay tác dụng tuyệt vời. Khi chúng ta hít thở sâu, não sẽ được cung cấp nhiều oxy hơn, các cơ bắp nhờ đó mà được cung cấp máu và giảm hẳn tình trạng mệt mỏi.
Hít thở sâu, não sẽ được cung cấp nhiều oxy hơn. Ảnh minh họa
5. Để đèn sáng khi ngủ
Việc đề đèn sáng khi ngủ ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới nhịp độ sinh học của cơ thể vì não của chúng ta gặp khó khăn khi phân biệt ngày-đêm. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, không ngủ ngon và sáng thường dậy muộn. Để giải quyết vấn đề này bạn chỉ cần tắt đèn khi ngủ là được.
6. Tư thế ngồi, đứng xấu
Tư thế ngồi cong lưng, ngồi gác chân lên ghế hoặc tư thế đứng khom lưng, cúi đầu… không chỉ khiến cơ thể nhanh mỏi, đau nhức, uể oải, mệt mỏi mà còn gián tiếp tạo nên tâm lý thụ động cho chúng ta.
Vì vậy, bạn nên ngồi thẳng lưng khi làm việc, cố gắng đi lại thường xuyên. Khi đi và đứng nên ngẩng đầu, nhìn thẳng để tạo cảm giác phấn chấn vui vẻ và tốt cho cột sống.
Theo VNE
4 thói quen hàng ngày là "thủ phạm" khiến bạn đau lưng
Đau lưng là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng không phải ai cũng biết những yếu tố có thể khiến bạn đau lưng.
Theo nhiều nghiên cứu thì đau lưng cũng có thể là kết quả của nhiều hoạt động hàng ngày của chúng ta. Những thói quen đơn giản như tư thế ngồi máy tính, tập thể dục, đi lại, chọn trang phục... đều có thể gây hại cho lưng của bạn nếu không được thực hiện đúng cách.
Dưới đây là những yếu tố có thể khiến bạn đau lưng.
1. Ngồi không đúng tư thế
Ngồi gập người trước máy tính hoặc dồn hết trọng lượng xuống phần eo, hông... trong một khoảng thời gian dài sẽ không tốt cho lưng của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người làm văn phòng phải ngồi cả ngày có nguy cơ bị đau lưng cao hơn so với những người có công việc thường xuyên phải vận động.
Vì vậy, công việc của bạn phải ngồi nhiều thì bạn hãy thường xuyên vận động các khớp xương và cột sống để làm giảm nguy cơ chấn thương và đau lưng.
Khắc phục: Hãy đứng dậy và đi bộ khoảng hai phút, ít nhất một lần một giờ và cải thiện tư thế ngồi của bạn. Tốt nhất, bạn đừng dồn hết trọng lượng cơ thể vào cột sống, hãy ngồi thẳng lưng, thư giãn vai, bàn chân đặt trên sàn nhà và tầm nhìn vào giữa màn hình máy tính.
Ảnh minh họa
2. Phản xạ khi hắt hơi
Nhiều người cho rằng việc hắt hơi không có liên quan gì đến chứng đau lưng. Nhưng thực tế, hoạt động này rõ ràng là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra đau lưng. Tốc độ của một lần hắt hơi có thể lên đến 160km/h và phản xạ đầu tiên của chúng ta là che mặt và quay đi. Theo Janet Wakley, tác giả của cuốn Hướng dẫn thông minh để giữ cho lưng khỏe mạnh thì phản xạ này hóa ra lại có hại cho lưng. "Xoay người sang bên một cách tự nhiên, kết hợp với một lực được các cơ ngực sử dụng khi hắt hơi có thể khiến cho các cơ lưng bị vặn mạnh trong khoảng 1 giây", Janet Wakley nói.
Khắc phục: Giữ nguyên tư thế cơ thể khi bạn đang hắt hơi để tránh tác động đến cơ lưng một cách đột ngột.
3. Đi giày cao gót hoặc dép xỏ ngón
Đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ gây trở ngại cho sức khỏe của lưng, ngay cả đi dép xỏ ngón cũng vậy. Đi giày cao gót sẽ làm thay đổi tư thế của cơ thể, khiến cho trọng lượng cơ thể tập trung nhiều về phía trước bàn chân. Vì trọng lượng không được phân bố đều trên cột sống nên nó có thể gây ra đau từ đầu gối dẫn lên lưng.
Khi đi dép xỏ ngón, cơ thể bị buộc phải điều chỉnh theo những vận động như thế và từ những triệu chứng đầu tiên ở xương bàn chân, gót chân và những phần khác có thể sẽ dẫn đến đau chân, hông và phần dưới lưng.
Khắc phục: Đảm bảo giày của bạn phải vừa chân, nên thay đổi xen kẽ giữa giày cao gót và giày bệt. Do đi các loại giầy dép khác nhau mỗi ngày nên bạn cũng giảm nguy cơ mắc các chứng đau lưng hơn so với việc đi mãi một loại.
Ảnh minh họa
4. Mặc áo ngực quá chật
80% chị em mặc áo ngực không phù hợp với mình, điều này có thể gây ra một số vấn đề cơ bắp. Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội nắn xương Anh thì 6 trong 10 phụ nữ bị đau lưng, tê cứng ở cổ và thậm chí đau đầu là do mặc áo ngực không phù hợp. Áo ngực chật là nguyên nhân khiến cho các cơ bị căng lên và máu khó lưu thông và hạn chế sự cử động của cơ thể trong những hoạt động hàng ngày. Từ đó, các cơ ở lưng cũng bị "bó buộc", dây chằng ở ngực lên tới cổ cũng bị chèn ép, dẫn đến mỏi vai, đau lưng.
Khắc phục: Các chuyên gia Anh cho biết phụ nữ cần thường xuyên kiểm tra kích cỡ áo ngực của mình vì ngực có thể to hoặc nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên không thể mua một cỡ áo nịt ngực trong thời gian dài và không nên nên mặc áo ngực quá chật.
Ngoài các hoạt động trên, tình trạng tinh thần cũng có thể góp phần gây ra những cơn đau lưng, nhất là khi bạn căng thẳng. Nếu bạn đang phải chịu nhiều áp lực, các cơ bắp trong cơ thể bạn cũng bị căng thẳng theo, nhất là các cơ vùng lưng, vai, cổ. Căng thẳng cũng khiến nồng độ hormone cortisol tăng cao, làm tăng viêm nhiễm trong cơ thể, làm cho cơn đau càng tồi tệ hơn.
Khắc phục: Giải tỏa tâm trạng để tránh căng thẳng.
Bạn có thể tránh bị đau lưng bằng cách cải thiện tình trạng thể lực của bạn và thực hành cách vận hành cơ thể cho đúng.
Theo VNE
8 loại thức ăn khiến bạn thông minh hơn Thức ăn có nhiều tác dụng đối với cơ thể chứ không chỉ giúp duy trì sự sống. Có những loại thức ăn giúp tăng cường khả năng của bộ não hỗ trợ quá trình lưu nhớ, suy nghĩ. 1. Ngũ cốc nguyên hạt Não của chúng ta đòi hỏi nguồn cung cấp liên tục chất glucose và hỗn hợp carbohydrate để hoạt...