Những thói quen gây hại gan
Ăn quá no là thói quen khiến gan bị tổn thương.
Gan là một cơ quan quan trọng có nhiệm vụ tiêu hóa và trao đổi chất, vì vậy gan khi bị tổn thương một chút cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Có nhiều thói quen của chúng ta gây ảnh hưởng đến gan, theo các chuyên gia y tế.
Hiện nay, nhiều người có thói quen làm việc thậm chí đi chơi vào ban đêm, nhưng ban đêm lại là khoảng thời gian gan dễ bị tổn thương nhất vì khi ngủ, cơ thể sẽ tự động thực hiện cơ chế hồi phục sức khỏe, nếu ngủ không đủ giấc, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, những người bị mắc các bệnh về gan sẽ nếu thức đêm nhiều sẽ càng khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Chuyên gia học viện y học giấc ngủ Mỹ, giáo sư Neil Colin khuyến khích nên ngủ trước 11h để đảm bảo ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, giúp gan có thể giải độc hiệu quả, đảm bảo sức khỏe.
Không đi tiểu sau khi ngủ dậy
Chuyên gia hiệp hội nghiên cứu gan cho biết, chất độc được đào thải qua việc đi tiểu, ra mồ hôi, vì vậy bạn nên có thói quen đi tiểu mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để có thể đưa các độc tố tích tụ trong một đêm ra ngoài cơ thể, tránh để cho độc tố lưu đọng trong cơ thể, gây tổn thương cho gan.
Ăn quá no
Nhiều người biết rằng, nếu ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho dạ dày, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, tiến sĩ Paradi Hiệp hội Nghiên cứu gan châu Âu cho rằng, ăn nhiều quá có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, nhanh chóng gia tăng các gốc tự do trong cơ thể. Trong khi đó, vai trò của gan là chống lại các gốc tự do trong cơ thể, loại bỏ độc tố, thanh lọc máu. Càng nhiều gốc tự do trong cơ thể con người, chức năng gan càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh: TC.
Ăn sáng sẽ trung hòa các axit dạ dày, bảo vệ gan, giảm nguy cơ viêm tụy, tiểu đường, sỏi mật, táo bón. Tiến sĩ Hermit Suri chuyên gia dinh dưỡng ở Canada cho rằng một bữa sáng lành mạnh có thể ngăn ngừa tổn thương gan.
Tạp chí Dược phẩm lâm sàng của Anh đã công bố một nghiên cứu rằng việc sử dụng thuốc giảm đau trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan, gây tổn thương gan. Tiến sĩ Kenneth Simpson, một nhà nghiên cứu tại bệnh viện hoàng gia Edinburgh cho rằng nhiều loại thuốc và chất chuyển hóa của thuốc có thể dễ dàng gây tổn thương gan, các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc an thần, thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch. Do đó, những loại thuốc này nên được sử dụng theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ.
Ăn quá nhiều thức ăn nhanh và các món chiên
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu dinh dưỡng của Ấn Độ, Tiến sĩ Hida Chiran Zara Hussain nói rằng nhiều loại đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo ngọt nhân tạo và các phụ gia thực phẩm khác. Các thành phần này rất khó phân giải và chuyển hóa, khiến gan hoạt động quá mức, gây ảnh hưởng tới gan. Thực phẩm chiên gây ra những thay đổi trong các enzyme giống như viêm gan.
Tiến sĩ Drew Oden, một chuyên gia y tế nổi tiếng của Mỹ, chỉ ra rằng sự tích tụ của các axit béo và sự bão hòa chất béo có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Dầu ăn không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh gan, nên dùng dầu ăn thực vật như dầu ô-liu, dầu mè.
Ăn thức ăn nấu tái hoặc nướng bằng than
Tiến sĩ Hussein nói rằng thực phẩm nấu tái dễ dàng gây tổn thương gan. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tôm, sò, hàu và động vật thường mang theo vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây ra các bệnh về gan như suy gan cấp tính.
Uống quá nhiều rượu
Tiến sĩ Nemo Ash, một chuyên gia về khoa học gan tại Trung tâm nghiên cứu y học Zeev (Israel), cho biết uống rượu quá mức làm giảm khả năng lọc máu của gan, dẫn đến tăng độc tố trong cơ thể, gây tổn thương gan và các bệnh khác nhau. Ngoài ra, lạm dụng rượu có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc gan, viêm gan và xơ gan. Nếu uống nhiều hơn hai ly (25 ml) rượu nồng độ cao mỗi ngày sẽ làm tổn thương gan.
Nguyễn Xuân
Theo Times of India
Chàng trai 32 tuổi đột nhiên bị suy thận cấp chỉ vì làm 2 việc trong thời gian dài
Vì quá "nghiền" các món ăn từ nội tạng động vật và chàng trai 32 tuổi đã phải nhập viện để chạy thận nhân tạo.
Gần đây, một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là một thanh niên trẻ mới 32 tuổi. Anh chàng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi nhận thấy số lần đi tiểu một ngày giảm đột ngột đồng thời vùng bụng sưng to bất thường.
Sau khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng đã kết luận chàng trai trẻ tuổi bị suy thận cấp và cần được chạy thận nhân tạo.
Các triệu chứng ban đầu của suy thận cấp là lượng nước tiểu ít hoặc không có. Sau đó bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng.
Trong y học, quá trình suy thận gồm có 3 nhóm yếu tố chính là trước thận, tại thận và sau thận, trong đó, tiền thận thường do sự lưu thông máu không hiệu quả; tại thận la hiên tương cầu thận cấp; sau thận gây tắc nghẽn đường bài niệu.
Sau quá trình chẩn đoán, các bác sĩ đã loại bỏ nhóm yếu tố thứ 1 và thứ 3. Họ nhận thấy trọng lượng cơ thể của bệnh nhân 32 tuổi này vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn đối với người bình thường. Kết quả kiểm tra máu của anh ta thể hiện chỉ số axit uric trong máu là quá cao. Đồng thời bệnh nhân cũng có bệnh án tại bệnh viện với bệnh Gout cách đây 2 năm.
Về phía bệnh nhân, chàng trai 32 tuổi cho biết, bản thân anh đặc biệt thích các món ăn liên quan đến nội tạng động vật, đặc biệt là lòng gà và gan gà. Ngoài ra anh còn đều đặn uống thực phẩm chức năng trong nhiều năm với hi vọng các sản phẩm này có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Chỉ mới 32 tuổi nhưng chàng trai đã mắc suy thận cấp tính
Sau khi phân tích kỹ thói quen ăn uống hằng ngày và nghiên cứu bệnh án, bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận chính là do ăn quá nhiều nội tạng động vật và uống thực phẩm chức năng.
Vì sao 2 thói quen này lại gây suy thận cấp?
Bác sĩ cho biết bệnh nhân ăn quá nhiều nội tạng động vật và đồ có nhiều chất đạm như gan gà, lòng hay hải sản. Những đồ ăn này chứa rất nhiều đạm và làm ra tăng axit uric có trong cơ thể bệnh nhân gây tổn hại đến thận. Việc sử dụng trong suốt một thời gian dài đã làm lượng axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép.
Ăn nhiều nội tạng động vật gây hại cho sức khỏe
Ngoài ra thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng trong vài năm trở lại đây cũng là nguyên nhân. Vì muốn cải thiện sức khỏe, bệnh nhân đã nạp rất nhiều thực phẩm chức năng vào cơ thể mà không hề hay biết rằng trong thực phẩm chức năng còn những chất tồn dư sẽ lắng đọng trong cơ thể. Lâu dần chúng sẽ tích tụ và phá hoại chức năng thận.
Sau khi được bác sĩ phân tích rõ nguyên nhân gây bệnh cùng với quá trình điều trị kết hợp với việc ăn uống thanh đạm. Chàng trai trẻ nghiêm túc làm theo và sức khỏe đã có những chuyển biến tốt.
Người bị suy thận nên và không nên ăn gì?
Nên ăn:
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận rất quan trọng, mặc dù bị hạn chế nhiều loại thực phẩm nhưng các nguồn thực phẩm tự nhiên lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh.
- Gia vị: cần ăn nhạt (không ăn quá 2 - 4g muối/ ngày), cẩn trọng khi chọn thực phẩm chế biến và thực phẩm ăn sẵn.
- Tinh bột: miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở... những loại này có hàm lượng đường thấp.
- Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
- Chất béo: dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu...), mỡ cá.
- Chất xơ, vitamin: ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Khi bị suy thận nên tránh ăn gia vị quá đậm
Nên tránh:
Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn đặc biệt về muối và chất đạm, điều này giúp người bệnh giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.
- Thịt: gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (người bệnh suy thận tiểu ra máu và hàm lượng axit uric cao).
- Hải sản: cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò...
- Trái cây: cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu...
- Rau củ quả: măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ...
Ngoài ra, người bệnh cần phải kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều Kali (trường hợp bị tăng Kali máu), phốt pho, chất béo...
An An (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
5 vấn đề xung quanh liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đang "thịnh hành" Chi phí một chu kỳ dùng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư khoảng 60 - 120 triệu đồng. Bệnh nhân sẽ phải truyền thuốc trong 1 ngày với thời gian khoảng 3 tuần/chu kỳ và truyền liên tục 3 chu kỳ, nghỉ một thời gian lại điều trị tiếp. Liệu pháp miễn dịch hiện được coi là thành tựu nổi...