Những ‘thời điểm vàng’ của sức khỏe
Hãy biết tận dụng “thời gian vàng” trong ngày để làm việc, ăn uống và tập luyện có hiệu quả.
1 – 2 giờ: Đây là thời gian hầu hết chúng ta đều đang có giấc ngủ sâu, các cơ quan cảm giác kém nhạy cảm.
3 – 4 giờ: Nếu làm việc về đêm thì đây là thời điểm làm việc không hiệu quả, do hormone để tăng cường phản xạ rất thấp, lượng cung cấp oxy cũng giảm.
5 giờ: Nếu phải đi ra ngoài, nhất là điều khiển xe thì phải hết sức cảnh giác, bởi vì phản xạ của chúng ta kém nhất vào lúc này. Nếu bị hen xuyễn phải chuẩn bị ống ngửi do cơ thể rất ít adrenaline và cortisol có tác dụng thông mở đường khí quản.
5 – 6 giờ sáng: Là đỉnh điểm cao trào của đồng hồ sinh học. Trong khoảng thời gian này chính là thời điểm để làm việc và học tập cho hiệu quả cao.
7 – 8 giờ sáng: Là thời gian ghi nhớ ngắn cực ổn. Vì vậy cần lướt nhanh những gì cần nhớ vào thời điểm này.
10 – 11 giờ: Đây là thời điểm tốt nhất để tính toán và làm công việc đòi hỏi tư duy cao.
Video đang HOT
Buổi trưa là thời gian nghỉ ngơi để giảm mệt mỏi (ảnh minh họa)
Buổi trưa: Lúc này cơ thể mệt mỏi và tăng dần về chiều. Cảm giác này sẽ dịu dần sau khi nghỉ trưa 15-20 phút.
13-15 giờ: Sau bữa trưa là lúc tốt nhất nên uống một tách cà phê để chống buồn ngủ. Thời điểm này nên đi nhổ răng vì độ nhạy cảm đối với sự đau đớn của cơ thể là thấp nhất.
16 giờ: Là thời điểm tốt nhất để học ngôn ngữ, môn nào mang tính nghiên cứu tỉ mỉ hoặc trả lời phỏng vấn.
17 giờ: Tốt nhất là tập thể dục. Lúc này cơ thể dễ thở, cơ bắp khỏe, dẻo dai, tim và phổi cũng hoạt động hiệu quả nhất.
18 giờ: Thời gian tốt nhất để ăn cơm vì cơ thể nhanh nhẹn, tỉnh táo, vị giác và khứu giác hoạt động hiệu quả.
Lúc 18h là thời gian tốt nhất để ăn cơm (ảnh minh họa)
19 -20 giờ: Thời điểm tốt nhất để uống thuốc vì thuốc sẽ chuyển vào mạch máu một cách từ từ. Uống thuốc giảm đau vào buổi tối làm giảm đau nhức vào buổi sáng, đặc biệt với người mắc bệnh viêm khớp. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chăm sóc da và xoa thuốc giảm đau.
21 giờ: Cơ thể bắt đầu buồn ngủ, tốt nhất nên tắm nước nóng hoặc nghe một bản nhạc để tâm hồn thêm thư thái.
22 giờ: Thời điểm tốt nhất để uống thuốc aspirin để ít gây ảnh hưởng đến bụng của bạn.
23 – 24 giờ: Bạn nên đi ngủ và ngủ đúng giờ để tạo nhịp điệu tự nhiên trong đồng hồ sinh học giúp cơ thể khỏe mạnh.
(Theo Gia đình & Sức khỏe)
Bị khàn tiếng kéo dài: Có nguy hiểm?
Tôi rất hay bị viêm thanh quản, mỗi lần bị là khàn tiếng. Đợt này khàn tiếng kéo dài mặc dù tôi đã dùng thuốc kháng sinh để uống. Không biết bệnh này có nguy hiểm không? Lê Thanh Giang (Lạng Sơn)
Tra lơi
Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh sụn khớp với nhau tạo thành một số xoang có tác dụng cộng hưởng âm thanh. Phía trên các dây thanh âm là nắp thanh môn, phía dưới là thanh hầu. Phủ lên tất cả hệ thống này là những tuyến nhầy.
Khi thanh quản bị viêm nhiễm (do bị nấm, bị tổn thương vì nói to, hút thuốc, do có khối u, có những hạt nhỏ, có những tế bào vị viêm, nhiễm...) sẽ sưng to lên, bịt lấy khí quản, khiến bệnh nhân bị nghẹt thở. Một số trường hợp phù thanh quản do dị ứng cũng có hậu quả như vậy.
Những trường hợp bị viêm dây thanh quản cấp tính cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. (anh minh hoa)
Những trường hợp bị viêm dây thanh quản cấp tính cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu thấy mình và người thân có những biểu hiện như bỗng mất tiếng hoặc giọng khàn, nói khó khăn kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm; khó thở, hít vào có tiếng rít; tiếng ho khàn, bệnh nhân mệt nhiều và gần như không nói được; khàn tiếng kéo dài lâu ngày không thấy đỡ (có thể là biểu hiện của chứng ung thư các dây thanh âm)... cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị. ( BS. Nguyễn Anh Khoa)
Viêm xương tủy đường máu ở trẻ em
Con trai tôi 7 tuổi, gần đây hay kêu đau ở gần khớp gối. Sau nhiều lần thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm cốt tủy. Xin tư vấn rõ hơn về bệnh này. Hoàng Thanh Hải (Quảng Bình)
Tra lơi
Bệnh viêm xương tủy đường máu, dân gian vẫn gọi là bệnh rò xương, là do quá trình viêm nhiễm sinh mủ từ tủy sau đó lan ra toàn bộ đoạn xương. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn phát sinh từ môt ổ viêm nhiễm như mụn nhọt, viêm tiết niệu, viêm đường hô hấp vào máu, theo máu đến khu trú tại tủy xương và gây bệnh.
Viêm xương tủy đường máu gặp chủ yếu ở trẻ em (anh minh hoa)
Viêm xương tủy đường máu gặp chủ yếu ở trẻ em. Biểu hiện bệnh là trẻ đột ngột sốt cao, mê sảng, mệt mỏi, bỏ ăn, đau vùng xương viêm, đau khi vận động, cơ thể gầy mòn, suy kiệt. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính bệnh nhi đỡ sốt, ít đau nhưng tại vùng viêm xương xuất hiện lỗ rò mủ, đường rò bắt đầu từ xương, phá hủy cơ, gân da thông với bên ngoài.
Miệng lỗ rò xung quanh lồi, ở giữa có cục thịt từ trong sâu đùn ra tạo thành hình chóp có lỗ chảy dịch mủ vàng lẫn mủn xương chết, mùi thối khẳm. Khi thấy con trẻ có biểu hiện trên cần phải đưa tới bác sĩ để khám và phát hiện bệnh, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính. Phòng tránh bệnh bằng cách có chế độ dinh dưỡng hợp lý tranh bị còi xương suy dinh dưỡng, giải quyết triệt để các ổ viêm nhiễm ở tai, mũi họng, đường hô hấp, răng miệng. ( Ths. Lê Hưng)
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Cơ thể xử lý tình huống như thế nào? Người ta nói, cái gì mang lại cảm giác thú vị đều không tốt cho sức khỏe - Cũng may không phải bao giờ điều đó cũng là sự thật - Khói thuốc lá gây cảm giác hưng phấn, chắc chắn không giúp gì cho cơ thể. Song hoàn toàn ngược lại - khi bạn phấn chấn dạo bộ... Hầu như ai cũng...