Những thời điểm tuyệt đối không nên cắt móng tay cho trẻ nếu không muốn con hay ốm còi cọc
Cắt móng tay cho trẻ có nên hay không? tần số cắt thế nào là hợp lý? hãy xem bài viết dưới đây để có những hiểu biết thêm về chăm sóc sức khỏe cho con nhé.
Móng tay, móng chân của trẻ sơ sinh tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng khá sắc bén, nếu bé sờ, móc, cào,… thì dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng,… đặc biệt, nếu không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe của bé. Vì vậy mà việc cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé là việc cần thiết. Tuy nhiên, nhiều mẹ cũng thắc mắc khi nào nên cắt móng tay cho bé hay cách xử lý như thế nào khi chẳng may mẹ cắt trúng da bé gây chảy máu,… Các mẹ tham khảo bài viết có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không, khi nào thì được cắt sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Việc cắt móng tay cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết, tuy nhiên khi cắt móng tay cho trẻ các mẹ cũng lưu ý về tần suất cắt móng tay, thời điểm thích hợp cắt móng tay, hướng cắt móng tay,… để tránh làm tổn thương đến bé yêu. Sau đây là những lưu ý khi cắt móng tay cho bé yêu, các mẹ nên biết:
Tần suất cắt móng tay cho bé
Tuần suất cắt móng tay cho bé tùy thuộc vào độ tuổi của bé, cụ thể như sau:
Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh vì vậy các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần. Riêng đối với hai ngón cái, thời gian này có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại.Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.
Những thời điểm không nên cắt móng tay cho trẻ.
Không cắt móng tay, chân vào buổi tối (sau 6h)
Theo quan niệm dân gian, khi cắt móng tay vào buổi tối thì sẽ gặp phải những điều không may mắn, thậm chí tổn hại đến tuổi thọ. Đặc biệt là với trẻ dưới 12 tuổi, nếu cắt móng tay vào buổi tối sẽ rất dễ khiến đứa trẻ bị đau ốm, bệnh tật liên miên.
Mẹ đừng vội bỏ qua vì ngay cả khoa học cũng đã chứng minh cắt móng buổi tối là có hại cho sức khỏe rồi đấy. Lý do là vì móng nằm gần các dây thần kinh ở đầu ngón tay giúp điều tiết mạch máu và điều hòa thân cơ thể. Vào buổi tối, các dây thần kinh của trẻ đã vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy không nên đụng vào khu vực này. Hơn nữa, các dụng cụ để cắt móng tay thường là những vật dụng sắc nhọn. Vì thế, khi cắt móng tay vào ban đêm, trong không gian tối rất dễ cắt phải thịt, gây ra những thương tích cho trẻ.
Không cắt móng tay con vào mùng 1
Video đang HOT
Đây là thời điểm không nên cắt móng tay cho con bởi theo quan điểm tâm linh của người xưa thì làm việc này vào mùng 1 đầu tháng sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể, đặc biệt là trẻ con. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm rất dễ bị ốm, vì thế vẫn nên kiêng một chút các mẹ ạ.
Không cắt khi con đang khóc Trong quá trình cắt móng tay cho bé, con thường sẽ cựa quậy và khóc thé lên. Nếu mẹ vẫn tiếp tục thì rất có thể sẽ cắt vào tay con gây chảy máu hoặc mẹ cố bấm khiến móng tay rơi vào mặt của con. Trong trường hợp này, mẹ nên ngừng lại và dỗ dành trẻ chứ đừng cố cắt cho xong mẹ nhé!
Lưu ý khi cắt móng tay, móng chân cho bé
- Thời gian lý tưởng nhất để cắt móng cho bé là khi con đã ngủ say. Hoặc khi bé vừa tắm xong vì khi này móng bé sẽ mềm và dễ cắt hơn.
- Các mẹ nên chọn nơi cắt móng tay, móng chân cho con có đầy đủ ánh sáng, nếu phòng tối thì mẹ nên bật đèn sáng để tránh cắt nhầm vào thịt con.
- Các mẹ không nên cắt móng tay, móng chân cho bé quá ngắn, sát chân móng vì sẽ làm lộ phần thịt dưới móng, làm bé đau đớn và khó chịu.
- Trong quá trình cắt, mẹ nên kéo hai chân của bé dựa vào ngực mẹ để hạn chế con quẫy đạp, vừa cắt vừa cười và nói chuyện để con tập trung nhìn mẹ.
- Nếu bạn cắt móng tay cho bé trong khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con bằng cách hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.
- Không ít trường hợp cha mẹ bé dùng miệng để cắn móng tay con. Cách này ít có sự cố nhất vì lưỡi mẹ nhạy cảm sẽ giúp giảm đau tối đa cho trẻ.
- Tần suất cắt móng tay tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.
- Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.
Cách xử lý khi lỡ cắt móng tay trúng da bé
Nếu mẹ vô tình làm bé bị chảy máu khi cắt móng tay và bé la khóc thì mẹ cũng đừng hoảng hốt, các mẹ bình tĩnh và xử lý trường hợp này như sau: Mẹ dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy, sau đó bôi một chút kem mỡ kháng sinh.
Các mẹ lưu ý:
Không băng bó vào vết thương nhỏ này vì nó sẽ mang lại cho trẻ sự khó chịu không cần thiết và thậm chí trong những lúc bạn không để ý, có thể trẻ sẽ mút vào vết băng.Đặc biệt, các mẹ không nên đút ngón tay bị chảy máu của trẻ vào miệng để cầm máu, đây là sai lầm mà nhiều mẹ hay làm mà không biết điều này có thể khiến bé bị nhiễm trùng.Hộp cứu thương của bạn phải có các sản phẩm dùng để vô trùng hay cầm máu cho bé, và các sản phẩm này đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.
Nhiều trẻ khi mới sinh ra móng tay, móng chân đã rất dài, việc này khiến các bậc phụ huynh lo lắng rằng bé có thể cào xước mặt, vì vậy việc cắt móng tay, móng chân cho bé là điều cần thiết. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không cũng như những lưu ý mẹ nên biết trong quá trình cắt móng tay cho bé và cách xử lý khi lỡ cắt trúng da bé.
Theo www.phunutoday.vn
Chăm sóc cho người nằm liệt giường, 4 điều ai cũng cần nhớ
Hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để chăm sóc cho người thân nằm liệt giường tốt nhất bạn nhé.
1. Loét vì nằm liệt giường
Căn bệnh này xảy ra là do người bệnh nằm liệt giường trong một thời gian dài mà không thể di chuyển, người bị ép vào giường dần dần làm tổn thương da.
Để tránh mắc phải căn bệnh này, bạn nên thay đổi tư thế nằm của người bệnh và khuyến khích họ đi lại một chút mỗi ngày. Bạn cũng có thể thoa bột nghệ, gel lô hội hoặc dầu dừa vào các vùng da người bệnh tiếp xúc với giường nhiều nhất.
2. Vệ sinh thân thể người bệnh
Vệ sinh thân thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Bạn cần giúp họ đánh răng, chải tóc gọn gàng, cắt móng tay, thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ.
3. Chăm sóc người bệnh
Bệnh nhân nằm liệt giường thường hay bị trầm cảm và lo lắng. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể làm những điều sau:
- Bạn có thể giao tiếp với bệnh nhân bằng lời nói, bằng văn bản hoặc ngôn ngữ ký hiệu để hiểu họ muốn gì và giúp họ thư giãn.
- Điều quan trọng là bạn phải ở bên người bệnh hàng ngày để họ không cảm thấy bị bỏ rơi.
- Bạn hãy cho họ biết rằng tại sao bạn không đồng ý mong muốn của họ, đó là vì nó không tốt cho sức khỏe của họ.
- Bạn có thể đọc sách cho họ nghe.
- Bạn hãy cho người bệnh ngồi xe lăn và đưa họ ra vườn hay ban công.
4. Cho người bệnh ăn
- Bạn hãy cho người nằm liệt giường ăn thức ăn dễ tiêu hóa theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
- Bạn cần thận trọng khi cho người bệnh ăn bằng ống thông.
- Bạn hãy cho bệnh nhân ngồi thoải mái trong khi ăn.
- Bạn hãy giúp họ lau sạch miệng, súc miệng và rửa tay sau khi ăn.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Khi nào nên niềng răng cho trẻ Trẻ 9-16 tuổi có răng mọc lệch, thưa, cung răng hẹp hay hô vẩu, nên niềng răng để đưa về đúng vị trí trên cung hàm. Ảnh minh họa Niềng răng cho trẻ là quá trình di chuyển các răng vĩnh viễn về đúng vị trí vốn có của nó trên cung hàm. Theo bác sĩ Andrew H.F. Tsang, việc niềng răng hàm...