Những thời điểm không nên dùng điện thoại
Đối với nhiều người, điện thoại di động là thứ khó có thể tách rời được, chúng ta luôn dùng điện thoại mọi lúc mọi nơi. Nhưng sẽ có những lúc mà chúng ta không nên dùng điện thoại vì có thể không tốt cho sức khỏe.
Khi mà kỉ nguyên công nghệ đang phát triển một cách bùng nổ như hiện nay, cuộc sống con người dường như bị cuốn vào vòng xoáy của các thiết bị số di động với nhiều tính năng thông minh và các ứng dụng tiện ích, chẳng hạn như mua hàng điện tử online. Smartphone vì thế mà đang ngày càng phổ biến và có ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống, nhưng trên thực tế, những tác động của chúng đến tình trạng sức khỏe của người sử dụng là điều không thể phủ nhận.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy việc người dùng lạm dụng smartphone quá nhiều sẽ phải đối mặt với những nguy cơ cao về sức khỏe như: tư thế nghiêng đầu khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống lưng và cổ, việc nhìn vào ánh sáng màn hình trong thời gian dài sẽ dẫn đến các chứng bệnh về mắt hoặc gây ra những tổn thương làm da bị lão hóa… Sau đây là những tác hại cùng những lời khuyên hữu ích về việc sử dụng smartphone đúng cách để bảo vệ sức khỏe.
Sau đây là 6 thời điểm mà mọi người không nên sử dụng điện thoại. Mọi người hãy đọc thật kỹ rồi lưu về cho người thân cùng biết nhé!
1. Dùng điện thoại khi đang sạc
Trên thực tế đã ghi nhận không ít những trường hợp không may gặp hạn vì điện thoại. Mối nguy hiểm này một phần là do các thiết bị sạc không rõ nguồn gốc, gãy đứt. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc vừa dùng, vừa sạc cũng khiến điện thoại nóng nhanh hơn, không tốt cho các vi mạch và đây cũng là lý do chính dẫn đến việc điện thoại dễ bị cháy nổ.
2. Nghe điện thoại dưới trời mưa
Khi đi dưới trời mưa mà nghe điện thoại nước mưa có thể làm hỏng điện thoại hoặc nước mưa ngấm vào mạch có thể gây chập, cháy nổ, đặc biệt khi trời mưa có kèm theo sấm sét dùng điện thoại sẽ tăng nguy cơ bị sét đánh lên nhiều lần.
Video đang HOT
3. Không nên sử dụng điện thoại khi chỉ còn một vạch pin
Khi lượng pin trong máy điện thoại sắp hết thì mọi người không nên nghe điện thoại vì bức xạ lúc này cao gấp 1.000 lần bình thường. Lượng bức xạ này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến não người, thậm chí lâu dài có thể gây ung thư. Tốt nhất là nên tránh xa, đặc biệt là với trẻ em càng phải cẩn trọng hơn nữa.
4. Không nên vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại
Nhà vệ sinh là nơi chưa hàng triệu vi khuẩn Ecoli ẩn náu. Khi bạn bước vào nhà vệ sinh, vi khuẩn dễ dàng bám vào tay và các vật dụng trên cơ thể. Sau khi đi vệ sinh, bạn sẽ rửa tay sạch sẽ, quần áo sau một ngày sẽ được giặt sạch sẽ và phơi khô. Tuy nhiên, chiếc điện thoại mà bạn mang theo vào nhà vệ sinh thì không hề được rửa hay giặt giũ. Vì thế mà vi khuẩn cứ bám mãi ở đó, tích tụ ngày qua ngay và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn, khiến bạn mắc bệnh mà hoàn toàn không rõ lý do.
Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến bạn ngồi rất lâu tại bồn cầu bởi điện thoại khiến bạn quên đi vấn đề thời gian. Khi ngồi quá lâu trong tư thế không có chỗ dựa và quá chăm chú vào màn hình khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt. Dẫn đến tình trạng khi bạn đứng lên máu không kịp dồn lên não, gây hiện tượng choáng, xây xẩm mặt mày, chóng mặt. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.
5. Dùng điện thoại trước khi ngủ
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực. Khi chúng ta dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng (trong thời gian dài), tia điện sẽ chiếu thẳng vào mắt. Nó sẽ gây khô kết mạc trong thời gian dài, và rút cuộc có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa.
6. Không động đến điện thoại khi đang ăn
Trên bàn phím điện thoại có rất nhiều vi khuẩn, bởi vậy trong lúc đang ăn, nếu tay bạn vẫn “sờ mó” vào chiếc điện thoại di động sẽ tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn này chui vào cơ thể qua đường thực quản, từ đó tiếp tục sản sinh ra nhiều vi khuẩn, khiến sức khỏe của bạn yếu đi. Cách sử dụng điện thoại an toàn đó là thường xuyên lau chùi điện thoại 1 tuần/lần bằng cồn pha loãng và trước khi ăn cơm, cần cất điện thoại, sau đó rửa tay sạch sẽ.
Theo www.phunutoday.vn
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất khó chữa với mọi người, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Với những hiểu biết về bệnh bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Triệu chứng cơ bản sau:
Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn chân tay.
Cơn đau thắt lưng hoặc cổ âm ỉ, kéo dài với tần suất tăng dần.
Cơn đau dữ dội, buốt nhói hơn khi làm việc, cúi người, bê vác đồ, với tay lên cao hoặc cười, ho, hắt hơi lớn... giảm đi khi nghỉ ngơi.
Đau lan xuống cánh tay, vai (thoát vị đĩa đệm cổ) hoặc lan xuống bắt đùi, chân (thoát vị đĩa đệm lưng).
Vận động hạn chế, cơ yếu đi, lực yếu trong mọi hoạt động.
Vậy bệnh có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm chẳng phải căn bệnh nguy hiểm đến mức cướp đi tính mạng của con người, cũng chẳng được liệt vào danh sách báo động như AIDS, ung thư. Thế nhưng chỉ những người đã và đang sống chung với nó mới thấm được hết sự khốn khổ mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Không ồn ào, không dữ dội, bệnh khiến cuộc sống con người đảo lộn, từ khỏe mạnh đến hạn chế vận động, từ vui vẻ đến cau có... Thậm chí những hoạt động đơn giản nhất như cử động chân tay, cần nắm vật... cũng trở nên vô cùng khó khăn.
Có những bệnh nhân do điều trị sai cách hoặc không kịp thời, đĩa đệm chèn vào dây thần kinh lâu ngày dẫn tới teo chân, đi lại sinh hoạt khó khăn thậm chí mất khả năng lao động. Nguy hiểm hơn, khi đĩa đệm chèn vào tủy cổ sống, bệnh nhân sẽ bị đại tiểu tiện không kiểm soát, thậm chí tàn phế suốt đời. Sống một cuộc sống toàn đau đớn và vô dụng như vậy còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Theo www.phunutoday.vn
10 phút tập Yoga mỗi ngày chữa đau lưng hiệu quả Cách trị dứt điểm đau lưng chỉ 10 phút mỗi ngày bằng những bài tập Yoga nhẹ nhàng. Khởi động - Thả lỏng cơ thể, ngồi bắt chéo chân, giữ mắt cá chân bằng hai tay, mở rộng ngực và vai, hít sâu nghiêng về phía trước, thở ra nghiêng người về phía sau. - Đẩy nhanh tốc độ, nhịp thở ngắn. -...