Những ‘thợ săn’ vaccine Covid-19 Mỹ
Nếu đợi tới lượt theo phân phối, Isabela Medina sợ rằng tới cuối mùa hè cô vẫn chưa được tiêm vaccine Covid-19. Cô không muốn phải chờ đợi như vậy.
Medina, 25 tuổi, đã chuyển tới cùng bố mẹ ở Bờ Đông nước Mỹ sau khi công việc trong lĩnh vực điện ảnh của cô tạm hết. Lo lắng không thể quay trở lại làm việc một cách an toàn, hồi giữa tháng 1, Medina quyết định “bới rác” tìm vaccine.
Dù gọi là bới rác, quá trình này thực tế không phải như vậy. Thay vì lục tung rác bệnh viện để tìm kiếm những lọ thuốc, Medina “rình rập” tại một quầy thuốc của cửa hàng tạp hóa với hy vọng săn được một liều vaccine thừa.
Cô và một người bạn đã đến đây từ đầu giờ chiều và chờ đợi. Một hàng dài dần hình thành phía sau họ. Vài giờ sau, khi lịch tiêm của ngày hôm nay hoàn thành, nhân viên hiệu thuốc đưa ra 8 liều vaccine thừa. Medina và bạn đã vui mừng nhận lấy hai trong số đó.
“Tôi cảm thấy hài lòng về nó và thấy tuyệt hơn khi nó đã không bị lãng phí”, cô nói với CNN.
Dòng người xếp hàng chờ đợi vaccine Covid-19 thừa tại trung tâm y tế cộng đồng Kedren ở Los Angeles hôm 25/1. Ảnh: AFP.
Nhiều người trên mạng mô tả những người như Medina là “thợ săn vaccine”, hay người kiên trì chờ đợi ở các hiệu thuốc hoặc điểm tiêm chủng để lấy vaccine thừa. Được thúc đẩy bởi các thông tin cho biết nhiều liều vaccine thừa đã bị vứt bỏ do những bất cập trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia, họ muốn ngăn chặn lãng phí bằng cách kiếm cho mình một mũi tiêm sớm.
Những thợ săn vaccine nhận thấy đây là việc “đôi bên cùng có lợi”, khi họ vừa được tiêm chủng, vừa ngăn chặn một liều vaccine quý giá bị vứt vào sọt rác. Họ cho rằng việc mình làm không sai, dù điều này chắc chắn là không công bằng với những người không có thời gian hoặc nguồn lực để tìm kiếm cho mình một mũi tiêm.
“Đây có thể là một cách tốt cho những người không thể vượt qua cơn ác mộng hậu cần để được đăng ký và tiêm vaccine”, Medina nói.
Video đang HOT
Mặc dù nhu cầu tiêm vaccine rất cao, nhiều địa điểm tiêm chủng trên khắp nước Mỹ được cho đã bỏ đi nhiều liều vaccine quý giá vì quá hạn. Vaccine của Pfizer sẽ hết hạn trong vòng hai tiếng và của Moderna là 12 tiếng sau khi được lấy khỏi tủ lạnh.
Việc săn lùng vaccine có thể tiêu tốn nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày chờ đợi mà không chắc chắn có nhận được nó hay không. Nhiều nhà quan sát cho rằng muốn săn vaccine thành công, “bạn phải có thời gian, tiền bạc, mối quan hệ và cả may mắn”. Nhưng với nhiều người, những điều họ bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.
Brad Johnson, một sinh viên y tại Đại học Tulane, muốn tìm kiếm vaccine theo cách dễ dàng hơn. Johnson là quản trị viên của nhóm “NOLA Vaccine Hunters” trên Facebook, nơi các cư dân New Orleans trao đổi các mẹo và hướng dẫn để lấy được vaccine thừa.
Anh cho biết ý tưởng này nảy ra sau khi một người bạn sống ở Israel chia sẻ về các nhóm Facebook, nơi những người dân ở đó chia sẻ với nhau về các hiệu thuốc có dư liều vaccine.
“Khi số liều vaccine thừa sắp hết hạn, họ sẽ bỏ qua hồ sơ đăng ký tiêm chủng và tiêm nó cho bất kỳ ai”, anh nói.
Do đó, ba tuần trước, Johnson đã tạo ra một nhóm tương tự cho người dân New Orleans và hiện có gần 600 thành viên. Anh cho biết vài thành viên trong nhóm đã săn vaccine thành công cho bản thân hoặc bố mẹ họ.
Nhóm Facebook này là nỗ lực của Johnson nhằm sửa chữa cái mà anh gọi “sự hỗn loạn” trong kế hoạch phân phối vaccine của Mỹ. Quốc gia này được dự báo sẽ ghi nhận 514.000 người chết vì Covid-19 cho tới ngày 20/2 và cho tới chủ nhật qua, hơn 20 triệu liều vaccine đã được sử dụng. Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu tiêm “100 triệu liều vaccine Covid-19 trong 100 ngày đầu nhậm chức”. Tuy nhiên, một số quan chức y tế cho rằng mục tiêu này quá khiêm tốn, trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV ở Mỹ không ngừng tăng lên.
Phó giáo sư Melissa Goldstein tại Trường Y tế Cộng đồng Milken thuộc Đại học George Washington cho hay do nhu cầu vaccine lớn và kể cả người có đủ điều kiện tiêm vaccine cũng khó có cơ hội tiếp cận, nên sinh ra cảm giác bất công khi những người khỏe mạnh được tiêm vaccine dù họ không hề đánh cắp suất của người khác.
“Cảm giác bất công này có tồn tại, dù chúng tôi không thể giải thích tại sao”, Goldstein nói.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm cộng đồng Bronx River ở New York hôm 31/1. Ảnh: AP.
Goldstein thêm rằng cũng không thể trách những người như Medina và Johnson đã làm sai, bởi hệ thống tư tưởng của Mỹ “khuyến khích mọi người kết nối, linh hoạt, kiên trì, quyết tâm để đạt được điều họ muốn”.
Johnson cho biết một số thành viên trong nhóm Facebook của anh thậm chí đi sang bang khác để tìm vaccine. Một số đã đến các thị trấn nông thôn ở Mississippi, nơi các cơ quan y tế gặp khó khăn khi triển khai lượng vaccine được phân bổ, bởi nhiều người chần chừ không muốn tiêm.
Trong khi đó, Medina đã mất ba ngày chờ đợi cho mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên. Mũi thứ hai của cô dự định tiêm vào cuối tháng 2. Medina không băn khoăn với lựa chọn này, bởi cô có nhiều thời gian để theo đuổi các mũi tiêm của mình.
“Tôi có lợi thế là có thể chờ đợi cả ngày cho mũi tiêm này”, Medina nói. “Các trung tâm tiêm chủng cần phải làm tốt hơn nữa và tìm ra các cách để tiêm vaccine cho cộng đồng mà họ muốn”.
Johnson cũng đang nỗ lực để hỗ trợ phân bổ vaccine cho người dân. Sau nhiều tuần cố gắng liên hệ với cơ quan y tế bang Louisiana, anh cuối cùng đã gặp được họ và hiện tại hợp tác cùng các quan chức y tế để điều phối ai nhận vaccine thừa một cách tốt hơn.
Anh hy vọng họ có thể tạo ra danh sách chờ tiêm vaccine chính thức ưu tiên cho nhân viên y tế, người cao tuổi và lao động thiết yếu. Nhưng ngay lúc này, anh vẫn ủng hộ bất kỳ ai muốn tiêm vaccine, miễn là họ không tranh phần của người khác.
Nhiều bộ trưởng Philippines tiêm vaccine Covid-19 chưa cấp phép
Một số bộ trưởng và binh sĩ Philippines dường như đã được tiêm vaccine Covid-19 dù cơ quan quản lý dược phẩm chưa phê duyệt loại nào.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Ano hôm nay cho biết một số bộ trưởng đã được tiêm vaccine Covid-19. Tư lệnh lục quân Philippines Cirilito Sobejana thông báo binh sĩ nước này cũng được tiêm vaccine nhưng với số lượng không lớn. Cả hai quan chức đều không cho biết loại vaccine được sử dụng.
Cảnh sát tại một chốt gác ở thủ đô Manila, Philippines, hôm 24/12. Ảnh: AFP .
Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines Rolando Enrique Domingo khẳng định nước này chưa phê duyệt sử dụng loại vaccine Covid-19 nào, khiến việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán chúng là phi pháp. "Những loại vaccine chưa được cấp phép tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và đi kèm tác dụng phụ nếu bạn không biết chúng được xử lý như thế nào", ông cảnh báo.
Bộ Y tế Philippines sau đó ra thông cáo cho rằng mọi vaccine cần được giới chuyên gia đánh giá. "Chỉ nên tiêm những loại vaccine đã được kiểm định và xác nhận an toàn", thông cáo có đoạn.
Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire nói không có thông tin về việc tiêm vaccine cho binh sĩ quân đội, trong khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Edgard Arevalo khẳng định lãnh đạo cơ quan này chưa thông qua kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho lực lượng vũ trang.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 26/12 nói rằng "gần như toàn bộ binh sĩ" đã được tiêm phòng, thêm rằng "nhiều người" tại nước này được tiêm vaccine Covid-19 phát triển bởi Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm).
Hãng dược phẩm Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Chính phủ Duterte đang bị chỉ trích vì không thể ký thỏa thuận mua vaccine Covid-19 với hãng dược phẩm Pfizer, trong khi các nước láng giềng Đông Nam Á như Singapore hay Indonesia đã tiến tới bước chuyển giao vaccine. Manila mới đảm bảo mua được 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 từ hãng AstraZeneca của Anh và số vaccine này sẽ được chuyển giao vào tháng 5, thời điểm chiến dịch tiêm chủng đại trà ở Philippines dự kiến khởi động.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. hồi đầu tháng nói rằng Manila đã mua 10 triệu liều vaccine của Pfizer với sự trợ giúp từ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Vaccine đáng lẽ sẽ sẵn sàng chuyển giao vào tháng 1/2021, nhưng thỏa thuận cuối cùng thất bại do Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque được cho là đã "mắc sai lầm".
Đến nay mới chỉ có Pfizer xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 tại Philippines. Những hãng dược gồm Sinovac, Gamaleya, Janssen và Clover đã đăng ký thử nghiệm nhưng chưa được chấp thuận.
Obama nói sẽ tiêm vaccine Covid-19 trên truyền hình Cựu tổng thống Mỹ Obama cho biết ông có thể tiêm vaccine Covid-19 tương lai ngay trên truyền hình để xây dựng lòng tin của người Mỹ về tiêm chủng. "Tôi hứa với mọi người rằng khi vaccine được cấp cho những người chịu ít rủi ro hơn, tôi sẽ tiêm. Tôi có thể thực hiện trên truyền hình hoặc quay video, chỉ...