Những thiệt thòi của doanh nghiệp Việt bị kiện chống bán phá giá
Đó là nhận định của bà Cao Thanh Diệp – Phó trưởng phòng ASEAN (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương) tại hội thảo “Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-EU tới doanh nghiệp Việt Nam” ngày 28.6.
Do chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường
Bà Diệp cho biết do Việt Nam không được công nhận là nền kinh tế thị trường nên khi doanh nghiệp Việt Nam bị kiện chống bán phá giá tại EU, cơ quan điều tra EU đã không sang thị trường Việt Nam giám sát giá sản xuất sản phẩm mà lại sang thị trường trong khu vực có điều kiện kinh doanh tương tự như Việt Nam để điều tra và đưa ra kết luận.
Bà Diệp lấy ví dụ doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra Việt Nam là những doanh nghiệp bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất tại EU do mức giá đưa sản phẩm vào thị trường này thấp hơn những quốc gia khác. Tuy nhiên, khi điều tra vụ việc, cơ quan kiểm tra EU lại không sang Việt Nam khảo sát giá trực tiếp mà lại sang Indonesia – quốc gia được EU cho là có điều kiện kinh doanh tương tự Việt Nam để điều tra mức giá sản phẩm khi sản xuất.
Theo bà Diệp, kết quả và cách thức điều tra như vậy không thực tế và không chính xác vì điều kiện nuôi trồng thủy sản và các chi phí sản xuất cho từng sản phẩm ở mỗi nước khác nhau. Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chịu thiệt thòi trên thị trường quốc tế. Để đòi lại công bằng cho doanh nghiệp trong nước, Việt Nam và EU nhiều lúc đã phải đàm phán rất lâu.
“Theo đó, Việt Nam cần phải được EU công nhận là nền kinh tế thị trường một cách đầy đủ. Và Việt Nam cũng luôn hy vọng EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”, bà Diệp nói.
Trên thực tế, nằm trong số rất ít các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng hàng Việt Nam ở nước ngoài lại liên tiếp bị kiện chống bán phá giá. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, hiện có tới gần 100 vụ kiện chống bán phá giá, kiện chống trợ cấp, kiện tự vệ đối với hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài, trong đó có khoảng gần 50 vụ Việt Nam thua kiện và chịu áp đặt của nước nhập khẩu. Những mặt hàng của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất trên các thị trường là: thép, tôn, cá tra, sợi, gỗ, pin khô AA, săm lốp.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Việt Nam, mặc dù có nhiều vụ làm giả hàng hóa, bán phá giá hàng nước ngoài tại Việt Nam nhưng chỉ có 4 vụ kiện và số vụ thành công là 2.
Giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp
Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, các chuyên gia có mặt tại hội thảo cho rằng trước tiên Chính phủ Việt Nam cần tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
Tiếp đến cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng này, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (như Trung Quốc, Nhật Bản…) các thị trường mới nổi (như Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (như Trung Đông, Nam Phi…). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa – một thị trường có tiềm năng phát triển.
Đồng thời, cần tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng… Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước… nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.
Theo Một thế giới
Tôm, cá "lên đời" để chinh phục thị trường Mỹ
Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ luôn phải đối mặt với các yêu cầu cao về chất lượng, lại thêm rào cản thuế chống bán phá giá, gian lận thương mại... Đó cũng là điều kiện buộc DN phải "phát triển hoặc là chết".
Nhiều DN Việt đã "học" cách nâng cao chất lượng sản phẩm, sẵn sàng xâm nhập vào cách thị trường khó tính khác. NTNN điểm lại chặng đường thủy sản Việt chinh phục "ông lớn" Mỹ, trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Hứng chịu "sóng cả"
Năm 1994, những lô hàng thủy sản Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu vào Mỹ. Hơn 20 năm kể từ những ngày đầu "lò dò" đặt chân đến thị trường Mỹ, tôm cá Việt Nam hiện đã giành được thị phần khá ổn định, lọt vào danh sách những sản phẩm thủy sản được ưa thích tại Mỹ. Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến cuối năm 2015, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng, gồm tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong năm 2015 đạt trên 1,3 tỷ USD.
Chế biến thủy sản xuất khẩu vào Mỹ tại ĐBSCL. Ảnh: I.T
Do Mỹ là thị trường lớn nên việc xuất khẩu thủy sản vào nước này ngay từ những năm đầu tiên đã đối mặt nhiều "sóng gió". Năm 2002, cá tra Việt Nam lần đầu tiên đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ. Do thiếu kinh nghiệm trong những tình huống tranh chấp thương mại trên thương trường quốc tế, sản lượng cá tra Việt Nam đã phải "có bước lùi", giảm từ 5.000 tấn năm 2003 xuống 274 tấn năm 2005.
Gần đây, trong năm 2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tiếp tục hai lần đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam khiến DN và nông dân rơi vào cảnh khó khăn. Đến cuối năm 2015, Việt Nam chỉ còn hơn 10 DN xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
Ngoài ra, cá da trơn Việt Nam còn đối mặt nguy cơ "tuột" mất thị trường Mỹ khi cuối tháng 11.2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ (FSIS) quyết định triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá tra nhập khẩu vào thị trường này. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3.2016 và có thời gian chuyển tiếp trong vòng 18 tháng.
Cùng với đó, các DN Việt Nam liên tục bị cảnh báo về tình trạng nhiễm khuẩn, kháng sinh... khi Mỹ thắt chặt kiểm tra, kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu. Số lượng lô hàng trả về có thời điểm tăng cao, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn uy tín thương hiệu của thủy sản Việt Nam.
"Trở mình" để phát triển
Việc chịu nhiều áp lực ở thị trường Mỹ giúp DN chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam và cả người nuôi thủy sản trong nước phải thay đổi theo hướng tích cực để có thể "trụ hạng". Nhiều ý kiến cho rằng, những "va chạm" ở thị trường Mỹ giúp DN Việt Nam trưởng thành nhiều hơn, sẵn sàng cho việc hội nhập quốc tế. Ông Nguyễn Phước Bửu Huy - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex 2 (Đồng Tháp), cho rằng việc Mỹ yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng nội địa đã khiến DN Việt Nam phải tự nâng cao dây chuyền kỹ thuật, nâng tầm chất lượng sản phẩm.
Trải qua nhiều năm "chinh chiến", so với lúc bị thua kiện chống bán phá giá cá tra vào đầu những năm 2000, đến đầu tháng 12.2015, khi phía Mỹ đưa vào áp dụng chương trình thanh tra cá da trơn, ông Huy không quá bất ngờ, vì các DN trong ngành manh nha nắm được thông tin từ nhiều năm trước nên đã có bước chuẩn bị trước tinh thần.
Theo đó, tại Cadovimex 2, ông Huy đã đầu tư cho dây chuyền chế biến, xuất khẩu, áp dụng chứng nhận an toàn BAP của Mỹ. Công ty cũng trang bị và mời các đơn vị từ Mỹ như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang đánh giá vùng nuôi, con giống, thức ăn và nhà máy chế biến, kiểm soát từ khâu đầu đến khâu cuối... Nhờ đó, DN của ông đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe của các bạn hàng Mỹ, Nhật Bản và các thị trường khó tính khác. Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Châu Phú (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang) cho rằng, vấn đề người Mỹ quan tâm là vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu. Những vấn đề này cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn hộ nuôi cá tra tại Việt Nam những năm qua.
Ông Nguyên cho rằng, từ cuối năm 2015, người nuôi cá tra trong nước còn phải áp dụng VietGAP. Chưa hết, hiện cá tra Việt Nam cũng đã có được những chứng nhận an toàn của Mỹ như BAP, USDC, hay các chứng nhận ASC, GlobalGAP, ISO... của châu Âu. Đây cũng là kết quả một quá trình dài phát triển của cá tra Việt Nam.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để "bám trụ" thị trường Mỹ, dù phải đối mặt nhiều khó khăn. Hiện tại, có khoảng 27 doanh nghiệp cá tra của Việt Nam đang theo đuổi và tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 12 (POR 12) đối với sản phẩm cá tra đông lạnh, dự kiến vào tháng 9.2016 sẽ có kết quả sơ bộ.
Theo Danviet
Tổng giám đốc WTO: Con ngỗng ngồi yên sẽ bị bắt "Xu hướng bảo hộ của các nước tăng lên bằng các biện pháp phi thương mại, như chống bán phá giá, tem, nhãn; kiểm dịch... Tham gia WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam được hỗ trợ, tránh được nhiều tác động xấu. Như con ngỗng, nếu ngồi yên thì sẽ bị bắt"- TGĐ Tổ chức Thương mại...