Những thị trấn nhỏ kỳ lạ ‘như thuộc về một vũ trụ song song’
Có những thị trấn nhỏ là nơi cư trú của một cộng đồng kỳ lạ, gây ngạc nhiên và ấn tượng tới mức tưởng như không có trong thế giới thực mà là thuộc về một vũ trụ song song nào đó.
Thị trấn mỏ Coober Pedy ở vùng hẻo lánh Nam Australia gần như hoàn toàn nằm dưới lòng đất, với các đường hầm dẫn đến hơn 1.500 ngôi nhà, cũng như các khách sạn, bảo tàng, nhà thờ, cửa hàng quà tặng và thậm chí cả quán rượu
Ngoài việc sản xuất hơn 80% đá opal trên thế giới, cộng đồng này còn nổi tiếng với các hầm đào, được xây dựng để tồn tại dưới cái nóng thiêu đốt vào ban ngày.
Cộng hòa Molossia – quốc gia nhỏ nhất tự xưng trên thế giới nằm ở Nevada, Mỹ do ông Kevin Baugh, Tổng thống sáng lập điều hành. Molossia có cả quốc kỳ, quốc ca, hộ chiếu và tiền tệ riêng
Greenbank, thị trấn ở bang Virginia, Mỹ đặc biệt yên tĩnh bởi có luật cấm sử dụng điện thoại di động, Wi-Fi, đèn giao thông, lò vi sóng, radio ô tô, chuông cửa điện tử… hầu hết là các tiện nghi của công nghệ hiện đại.
Video đang HOT
Nghịch lý thay, lý do là vì thị trấn sở hữu một số công nghệ tiên tiến nhất thế giới, trong đó có những kính thiên văn lớn nhất và nhạy nhất thế giới.
Tangier, hòn đảo xa xôi cách bờ biển Virginia, nước Mỹ gần 30km không có dịch vụ rượu bia hay điện thoại, chỉ có một cửa hàng tạp hóa, 2 nhà hàng, một con đường và xe golf làm phương tiện di chuyển.
Nhưng kỳ lạ hơn cả là 460 cư dân trên đảo nói giọng Anh cổ. Vì quá biệt lập, cư dân thị trấn Tangier đã giữ lại phương ngữ từ những người Anh định cư đầu tiên, tạo cảm giác như con người đang sống ở một thời đại khác
Một trong những xã hội mẫu hệ cuối cùng trên thế giới nằm trên hòn đảo nhỏ Kihnu của Estonia trên Biển Baltic. Nơi đây, phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý 600 cư dân của mình.
Đàn ông trên đảo phần lớn là ngư dân ra khơi hàng tháng trời, để lại những người phụ nữ cai quản hòn đảo. Kihnu đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2003.
Hãy tưởng tượng một nơi mà những ngôi nhà không có cửa trước, không ổ khóa, không chìa khóa nhưng không ai cảm thấy không an toàn. Đó là thực tế tại làng Shani Shingnapur, bang Maharashtra, Ấn Độ.
Dân làng tin tưởng sâu sắc rằng thần Shani, vị thần của Sao Thổ và người giám hộ của ngôi làng, sẽ trừng phạt bất cứ ai có ý định trộm cắp. Ngay cả đồn cảnh sát cũng không có cửa trước và một ngân hàng đã mở chi nhánh “không khóa” đầu tiên trong thị trấn.
Gần như đúng với nghĩa đen là “vũ trụ song song”, ngôi làng nhân bản đầu tiên trên thế giới chính là làng Hallstatt, Trung Quốc
Công trình giải trí là phiên bản hoàn hảo này của thị trấn nổi tiếng nước Áo, do một công ty khai thác mỏ Trung Quốc xây dựng. Đây không phải là tác phẩm đầu tiên được nhân bản ở Trung Quốc nhưng đó là kỳ quan ấn tượng nhất.
Thị trấn ở Nebraska, Mỹ có khung cảnh khá quen thuộc: Những con đường đất, những đồng cỏ thảo nguyên, một nhà thờ bỏ hoang và một quán rượu, nhưng độc đáo ở chỗ dân số chỉ có 1 người!
Bà Elsie Eiler 84 tuổi là thị trưởng, thư ký, thủ quỹ, thủ thư và nhân viên pha chế. Vì thế, bà tự trả thuế, tự bỏ phiếu, cấp giấy phép bán rượu cho chính mình và đóng góp số tiền đủ để giữ cho 3 cột đèn luôn nhấp nháy và nước của thị trấn vẫn chảy.
Setenil de las Bodegas, thị trấn thuộc tỉnh Cádiz, Tây Ban Nha phát triển từ một mạng lưới hang động trong các vách đá
Một số ngôi nhà phía dưới chân núi thậm chí còn có mái đá và vườn ô liu ngay phía trên. Sống trong hang động nhưng người dân thị trấn luôn có đủ rượu vang, bánh ngọt và sản phẩm tươi sống
Santa Cruz del Islote, Colombia thường được coi là hòn đảo đông đúc nhất thế giới. Mảnh đất này chỉ rộng hơn 8.000m2, cùng với 1.200 cư dân và không có nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước, cảnh sát, bệnh viện hoặc điện.
Mặc dù mật độ gấp 4 lần Manhattan nhưng sức hút của thị trấn là không có tội phạm, bạo lực hoặc thành kiến.
Mùa hè đến với thác Liliang
Từ vùng ven thị trấn Di Linh, men theo QL28 chạy vòng qua các đồi rẫy cà phê đến ngã ba vào thác Liliang khoảng chừng 12 km.
Mới đây nhân dịp họp mặt lớp ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (cũ), chúng tôi đã đến thăm thác.
Vì sao thị trấn ở Nhật Bản dựng bức màn chắn khổng lồ gần núi Phú Sĩ? Một thị trấn dưới chân núi Phú Sĩ, ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản, thiết lập tấm màn khổng lồ tại điểm chụp ảnh nổi tiếng gần 1 cửa hàng tiện lợi để đối phó với các vấn đề do một số khách du lịch đổ xô đến khu vực này gây ra. Phú Sĩ, ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản...