Những thị trấn bị lãng quên trên thế giới
Với không gian hoang tàn, đổ nát, những địa điểm dưới đây thu hút khách du lịch, nhiếp ảnh gia và các đoàn làm phim trên thế giới.
Ảnh: Naturall.places.
Bodie, California là thị trấn khai thác vàng ở phía đông dãy núi Sierra Nevada. Địa điểm này từng có hơn 10.000 người trong thời kỳ đào vàng. Nơi đây từng có 70 tiệm ăn uống, sân chơi bowling, nhà thờ… Hiện nay, hơn 100 tòa nhà bị bỏ hoang vẫn còn mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về cuộc sống miền Tây hoang dã. Khi đến đây, du khách cẩn thận bởi lời nguyền Bodie sẽ ám ảnh những ai rời khỏi thị trấn khi mang cổ vật cũ về.
Ảnh: Actu.japon, Thevacationgirls.
Đảo Hasima Nhật Bản hay còn được gọi là Đảo Chiến Hạm, từng có hơn 5.000 người sinh sống. Nơi đây chính thức đóng cửa vào năm 1974 khi dầu mỏ bắt đầu thay thế than ở Nhật Bản. Hòn đảo bỏ hoang 35 năm cho đến khi một công ty du lịch khai thác và dần thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Hòn đảo xuất hiện trong nhiều bộ phim như James Bond Skyfall… Ngoài ra, Hasima còn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tháng 7/2015.
Ảnh: Idealistacom.
Thành phố Sanzhi Pod, Đài Loan sở hữu những ngôi nhà như một khu nghỉ dưỡng bên bờ biển. Dự án bị bỏ dở vào năm 1980 sau khi gặp khó khăn về tài chính và có một số vụ tự tử của công nhân xây dựng. Người dân địa phương cho rằng địa điểm này bị lời nguyền của linh hồn của rồng sau khi công nhân phá hủy một bức tượng. Ở châu Á, rồng gắn liền với sự may mắn và quyền lực, vì vậy nhiều người dân địa phương cho rằng hành động này dẫn đến điều xui xẻo cho nơi đây.
Ảnh: Pure_sadness.
Pripyat, Ukraine từng là nơi sinh sống của hàng nghìn gia đình làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân vào ngày 26/4/1986 gây ra bức xạ độc hại khắp xung quanh khiến hơn 50.000 cư dân phải sơ tán đột ngột. Mọi thứ tại nơi đây vẫn còn nguyên khi bị bỏ lại tạo khung cảnh hoang tàn, đổ nát.
Ảnh: Fracturedmindz.
Ngôi làng Copehill, Anh là khu huấn luyện quân sự được Bộ quốc phòng xây dựng. Nơi đây được tạo ra để quân đội thực hành chiến đấu và chưa bao giờ có người ở. Dù vậy, mọi thứ trong làng được dựng lên rất chi tiết từ rèm cửa, bồn hoa tạo cảm giác như người dân vừa mới sơ tán.
Ảnh: Thedreadedsunshi, 85701.
Video đang HOT
Ruby, Arizona là thành phố ma được bảo tồn tốt nhất ở Tây Nam nước Mỹ. Du khách có thể tham quan 25 tòa nhà bị bỏ hoang, bao gồm nhà tù, trường học và nhà ở. Với tài nguyên khoáng sản phong phú, Ruby thu hút nhiều người tìm đến khai thác. Sau khi các mỏ bị ngừng, thành phố chính thức bị bỏ hoang năm 1940.
Ảnh: Getty.
Varosha, Síp từng là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới những năm 1970. Sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng đảo Síp vào năm 1974, cư dân đã chạy trốn khỏi nơi này. Thành phố từ đó bị phong tỏa, không cho ai vào ngoài quân đội và nhân viên Liên Hợp Quốc.
Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên
Được sống như một vị lãnh chúa thời trung cổ trong Lâu đài Ozu, tỉnh Ehime, Nhật Bản sẽ là một trải nghiệm khó quên với bất cứ du khách nào. Việc biến lâu đài cổ hơn 400 năm thành một khách sạn là một kỳ tích đáng kể. Nhưng thực chất, công việc này là một sứ mệnh hồi sinh một thị trấn nông thôn đang bị lãng quên.
Lâu đài Ozu ở thị trấn Ozu, tỉnh Ehime là lâu đài đầu tiên và duy nhất ở Nhật Bản cho phép du khách nghỉ qua đêm.
Được hình thành từ năm 1617, đây cũng là một trong số ít các lâu đài bằng gỗ còn sót lại ở Nhật Bản.
Vốn mệnh danh là "tiểu Kyoto" của Iyo (tên cổ của tỉnh Ehime), thị trấn Ozu được biết đến với dòng sông Hiji đẹp như tranh vẽ, kiến trúc lịch sử và Lâu đài Ozu cao bốn tầng trang nhã.
Du khách có thể đến Ozu (Ga Iyo-Ozu) từ Matsuyama bằng xe buýt (khoảng một giờ lái xe) hoặc bằng nhiều chuyến tàu JR mất từ 40 phút đến 2 giờ. (Ảnh: CNN)
Từng là trung tâm chính trị trong thời đại Edo (1603-1868), thị trấn Ozu phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912) và Taisho (1912-1926) nhờ việc sản xuất và buôn bán mặt hàng sáp và lụa.
Nhưng vận may của Ozu, giống như nhiều thị trấn nông thôn khác ở Nhật Bản, đã suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây.
Dòng sông Hiji đẹp như tranh vẽ (Ảnh: CNN)
Kể từ những năm 1950, thị trấn đã chứng kiến sự sụt giảm dân số đáng kể, từ 79.000 cư dân năm 1955 xuống còn khoảng 42.000 người vào năm 2020.
Ông Diego Cosa Fernandez, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa của Kita Management, thuộc Sở Du lịch và Quy hoạch thành phố, nói rằng, việc sụt giảm dân số đã dẫn tới việc đóng cửa các doanh nghiệp và bỏ lại các căn nhà, nhiều người trẻ rời bỏ thị trấn để tìm triển vọng tốt hơn.
Trong hoàn cảnh khó khăn này, nhiều chủ nhà đã quyết định phá bỏ ngôi nhà cũ của họ do nhận thấy không có giá trị kinh tế.
Thị trấn Ozu được hồi sinh (Ảnh: CNN)
Chia sẻ với CNN, ông Fernandez nói rằng, trong hầu hết các trường hợp, những ngôi nhà cũ trở thành bãi đất trống hoặc được sử dụng làm bãi đậu xe. "Người dân địa phương có cảm giác rằng xu hướng này không nên diễn ra nữa. Phải làm gì đó."
Phục dựng lâu đài cổ
Kita Management đã trở thành một phần của giải pháp.
Tổ chức này đang nỗ lực bảo tồn những ngôi nhà cổ "đang bị biến mất ở mức báo động". Nhóm hoạt động của Kita Management sẽ tái tạo những ngôi nhà cổ một cách bền vững và tôn trọng cộng đồng.
Luật Bảo vệ Tài sản Văn hóa của Nhật Bản có những quy định hạn chế nghiêm ngặt đối với việc thay đổi các công trình di sản hữu hình, bao gồm nhiều lâu đài của đất nước.
Sau khi phá dỡ cấu trúc ban đầu của Lâu đài Ozu vào năm 1888, thị trấn quyết định xây dựng lại biểu tượng của họ vào những năm 1990 từ đống đổ nát, với việc sử dụng gỗ thay vì bê tông.
Phòng ngủ đậm chất trải nghiệm thời trung cổ (Ảnh: CNN)
Ông Fernandez nói: "Việc xây dựng bằng gỗ đắt gấp nhiều lần và luật xây dựng thời hậu chiến không cho phép các công trình bằng gỗ cao hơn 13m. Nhưng Lâu đài Ozu cao 19m".
Sau nhiều năm vận động các bộ ngành nhà nước, Lâu đài Ozu cuối cùng đã nhận được sự đồng ý để xây dựng lại bằng gỗ và việc tái thiết đã hoàn thành vào năm 2004.
Lâu đài Ozu đã mở cửa đón khách nghỉ dưỡng vào tháng 7. Du khách có cơ hội thưởng ngoạn tòa lâu đài một cách riêng tư kể từ 17 giờ 30 phút hàng ngày. Trước giờ này, lâu đài đón tất cả khách công cộng thăm quan.
Trong năm đầu tiên, chỉ có 30 khách sẽ được phép lưu trú, với mỗi đợt có tối đa sáu khách.
Mức phí ở Lâu đài Ozu là một triệu yên (hoặc 9.469 USD) một đêm cho hai khách và 100.000 yên (hoặc 946 USD) cho mỗi khách thêm.
Vì lâu đài không có cửa hàng, nhà vệ sinh hay máy lạnh, một phòng tắm sang trọng và một sảnh đón khách riêng đã được xây dựng ở một góc khuất của khu phức hợp dành cho khách lưu trú.
Trải nghiệm không gian trung cổ
Khi đến nơi, du khách có thể chọn mặc kimono truyền thống hoặc trang phục chiến binh thời trung cổ, được chào đón bằng không gian dân gian của âm thanh của kèn vỏ sò, cờ phướn...
Du khách có thể mặc trang phục chiến binh (Ảnh: CNN)
Sau đó, du khách sẽ được xem kagura địa phương. Múa karuga là biểu diễn múa truyền thống được công nhận là tài sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng của Nhật Bản.
Đến bữa tối, du khách sẽ được phục vụ tại một trong bốn tháp pháo trong khuôn viên lâu đài, sau đó là buổi ngắm trăng, uống rượu sake và ngâm thơ.
Những món ăn truyền thống được phục vụ trong khách sạn Lâu đài Ozu (Ảnh: CNN)
Các tháp pháo này vẫn được giữa nguyên bản, tồn tại trong bốn thế kỷ qua.
Sau khi nghỉ đêm tại khu phức hợp, du khách dùng bữa sáng tại Garyu Sanso, một biệt thự lịch sử bên vách đá có quán trà nhìn ra sông Hiji.
Hồi sinh thị trấn cổ
Nhưng khách sạn Lâu đài Ozu không phải là lựa chọn chỗ ở mới duy nhất trong thị trấn Ozu. Toàn bộ dự án Thị trấn khách sạn lâu đài Ozu Nipponia bao gồm nhiều địa điểm chung quanh thị trấn Ozu.
Thị trấn Ozu về đêm (Ảnh: CNN)
Có thêm 11 phòng khách sạn nằm rải rác trong ba ngôi nhà đã được trùng tu khắp thị trấn.
Lấy cảm hứng từ tên của ba vị lãnh chúa Ozu cổ đại, những ngôi nhà có tên gọi lần lượt là SADA, OKI và TSUNE, đều mang một câu chuyện ngược về quá khứ thú vị.
SADA vốn từng là sở hữu của một bác sĩ vào đầu thế kỷ 20 và có thể đã được sử dụng như một phòng khám. Hiện SADA đóng vai trò là quầy lễ tân của khu phức hợp khách sạn và có nhà hàng mở cửa cho cả du khách của khách sạn và công chúng.
TSUNE đã từng là một nhà hàng 400 năm tuổi và bị bỏ hoang vào đầu những năm 1980. TSUNE hiện có hai phòng nghỉ, một phòng tiệc và sự kiện.
Trong khi đó, OKI được đánh giá là viên ngọc quý trong số những ngôi nhà cổ.
OKI từng thuộc về ông Murakami, một nhà công nghiệp rất giàu có, người đã thành công trong công nghiệp sản xuất sáp Nhật Bản. OKI là dinh thự chính nên chủ nhà đã dành nhiều công sức để thể hiện vị thế của mình qua việc xây dựng công trình này. Đây cũng là một trong những dinh thự lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở Ozu.
Kỳ nghỉ tại một trong những ngôi nhà của thị trấn lâu đài Ozu có giá khởi điểm từ 17.000 yên (160 USD) mỗi đêm.
Trong khi giai đoạn đầu chỉ tập trung vào các phòng khách sạn, các hạng mục bổ sung sẽ được xây dựng trong giai đoạn hai, bao gồm cả một nhà máy bia nhỏ.
Ông Fernandez cho hay, mục tiêu của KITA Managament là trùng tu những ngôi nhà cổ đã xuống cấp và sử dụng lại hợp lý những căn nhà này trong 15 năm. Sau 15 năm, KITA sẽ trả những căn nhà này cho chủ sở hữu ban đầu. Mục tiêu cao nhất của chương trình KITA Managament là tạo ra một thành phố trung tâm tiện nghi đáng sống hơn để thu hút các gia đình trẻ tới sinh sống và làm việc.
Mù Cang Chải mùa lúa chín Vào những ngày này, khắp hai bên đường từ thành phố Yên Bái lên tới huyện Mù Cang Chải hiện lên những mảng màu vàng rực khi các thửa ruộng lúa bậc thang đang vào vụ. Mù Cang Chải nhìn từ trên cao. Phóng viên ghi hình vào thời điểm từ 11 đến 13-9, lúa nơi đây bắt đầu chuyển màu vàng. Nhiều...