Những thầy giáo quân hàm xanh gieo chữ vùng biên
“Hôm nay đi học phải chú ý nghe giảng, ghi chép cẩn thận, nhớ phải mang sổ liên lạc về nhà nghe con!”, Đại úy Nguyễn Hữu Hàn, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình (An Giang) vừa dặn dò, vừa cẩn thận chỉnh sửa lại khăn quàng, quần áo cho đứa “con nuôi” của đơn vị trước khi đến trường. Anh tận tình, ân cần như một người cha.
Em Nguyễn Hữu Duy được cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình kèm cặp học tập.
Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”
Thực hiện Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình nhận nuôi em Nguyễn Hữu Duy (SN 2005, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Khánh Bình, ngụ tại ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang).
Duy có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ, sống cùng bà ngoại đã già yếu. Đơn vị khảo sát, làm thủ tục nhận nuôi Duy, đồng thời bố trí chỗ ăn, ở, sinh hoạt của cháu phù hợp, chu đáo. Trang bị cho cháu có góc học tập riêng, có các đồ dùng và phương tiện sinh hoạt cần thiết.
Tại buổi lễ ra mắt “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Thượng tá Nguyễn Hoài Linh, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên thay mặt cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình đã tặng Duy 1 xe đạp và đồ dùng học tập cho năm học mới, trị giá 2,5 triệu đồng.
Có mặt tại buổi lễ, bà Hồ Thị Đẹp (bà ngoại Duy) không giấu nổi niềm xúc động “May nhờ có các chú Biên phòng nhận cháu tôi làm “con nuôi”. Có mấy chú lo cho cháu, tôi yên tâm lắm, tương lai của cháu tôi trông cậy cả vào các chú”.
Tương tự, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới đã nhận nuôi cháu Nguyễn Văn Duy Chương (SN 2013, học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Lạc Quới). Cháu sống cùng bà ngoại Trần Thị Nhứt (77 tuổi), trú tại ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Video đang HOT
Khi mẹ cháu Chương mang thai được khoảng hai tháng thì ba cháu bỏ đi biệt xứ, đến khi sinh cháu được 8 tháng tuổi thì mẹ cháu mất, cháu ở với bà cho đến nay. Cuộc sống của hai bà cháu thuộc diện đặc biệt khó khăn. Theo đó, gia đình bà Nhứt đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới giúp đỡ.
Ngoài đảm bảo ăn ở, chi phí sinh hoạt, học tập cho cháu, cán bộ, chiến sĩ đơn vị có mở sổ tiết kiệm cho cháu, mỗi tháng tiết kiệm 1,1 triệu đồng để đến năm 18 tuổi trao cho cháu làm vốn tiếp tục học tập hoặc lập nghiệp. Mặt khác, từ “Hũ gạo tình thương”, đơn vị còn hỗ trợ bà Nhứt mỗi tháng 10kg gạo và hàng ngày mua thực phẩm tươi như cá, thịt để hỗ trợ bữa ăn cho bà. Khi bà đau yếu, bệnh tật thì Đồn cử cán bộ Quân y đến khám chữa miễn phí.
Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới, chia sẻ, giảm bớt khó khăn đối với gia đình bà Nhứt, góp phần ổn định cuộc sống. Đơn vị còn xúc tiến đề nghị địa phương cấp nền nhà và xây dựng nhà cho bà để có chỗ ăn ở, sinh hoạt vững chắc.
Đưa con nuôi Đồn Biên phòng đến lớp.
Bà Nhứt xúc động chia sẻ: “Các chú Biên phòng đã chăm lo cho bà cháu tôi như người thân trong gia đình. Bà cháu tôi có ngày hôm nay đều nhờ các chú. Được các chú giúp đỡ, tương lai của cháu tôi tươi sáng rồi. Tôi rất mãn nguyện!”.
“Cái lãi lớn nhất chính là niềm vui”
Còn tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, em Thạch Cô, sinh năm 2009, dân tộc Khmer, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học thị trấn Tịnh Biên cũng dần quen với nhịp sống trong “Ngôi nhà mới” nơi có những “cha nuôi” mang quân hàm xanh luôn tận tình yêu thương, chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, đưa đón tới trường và kèm cặp học bài. Mỗi sáng, Thạch Cô cũng dậy sớm, tập thể dục theo các “cha nuôi”, Thạch Cô cũng biết gấp chăn màn theo “phong cách quân nhân”.
Đồn Biên phòng Phú Hữu nhận nuôi em Thạch Nguyễn Hưng Thuận, dân tộc Khmer. Từ khi được nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Thuận không phải bán vé số kiếm sống, hàng đêm dưới ánh đèn, em được sự kèm cặp, chỉ bảo tận tình của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Hữu nên kết quả học tập tiến bộ rõ rệt.
Là người trực tiếp kèm cặp Thuận trong học tập, sinh hoạt, Trung úy Phạm Hải Việt, Đội trưởng vận động quần chúng Đồn Biên phòng Phú Hữu dí dỏm: “Chúng em coi đây là sự đầu tư. Mà đầu tư thì phải có lãi. Cái lãi lớn nhất chính là niềm vui. Niềm vui vì các em có điều kiện để chuyên tâm học hành và giành thành tích tốt trong học tập, đạt được ước mơ và sau này trở thành công dân có ích cho gia đình, xã hội”.
Cũng như chương trình “Nâng bước em đến trường” mà lực lượng Bộ đội Biên phòng thực hiện trong nhiều năm qua, “Con nuôi Đồn Biên phòng” sẽ là mô hình tiếp sức, nuôi dưỡng những ước mơ cho các em học sinh nghèo vùng biên giới.
Cậu bé nghèo mồ côi làm con nuôi đồn biên phòng
Mẹ bỏ đi khi em còn rất nhỏ, cha qua đời vì bạo bệnh, ông bà lại già yếu, hoàn cảnh khó khăn nên em Vi Việt Khang (Quan Sơn, Thanh Hóa) được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo nhận làm con nuôi.
Vi Việt Khang sinh năm 2007 tại bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa; là người dân tộc Thái, đang theo học tại Trường PTDT bán trú, THCS Na Mèo. Do mẹ bỏ đi khi em còn nhỏ, cha mất sớm, ông bà lại già yếu và có hoàn cảnh khó khăn nên em được Đồn Na Mèo nhận làm con, đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Khang chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa khi thiếu đi sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời em như một cuốn phim buồn từ lúc lên 5 tuổi, khi năm 2012 mẹ em bỏ đi lấy chồng khác. Lên 7 tuổi (năm 2014), bố Khang qua đời vì một cơn bạo bệnh, em ở với ông bà nội. Hai ông bà già tuổi cao, sức yếu, đang nuôi dưỡng cố nội đã 90 tuổi lúc ấy lại thêm trách nhiệm nuôi thêm đứa cháu mồ côi tội nghiệp.
Vi Việt Khang được cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo nhận làm con nuôi, chăm sóc, dạy dỗ.
Rất may, cuộc đời của Khang như bước sang một trang mới khi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo nhận em làm con nuôi vào tháng 9/2019. Các chiến sĩ biên phòng đón em lên ăn ở, sinh hoạt ngay tại Đồn.
Hàng ngày, ngoài việc học tập tại trường, những lúc rảnh rỗi, Khang cùng các chiến sĩ ở Đồn lao động, trồng rau, tham gia các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
Chia sẻ với PV, Vi Việt Khang xúc động kể: "Từ khi còn nhỏ, mẹ em đã bỏ đi, sau đó bố em mất thì em ở với ông bà nội và được nhận làm con nuôi Đồn Biên phòng. Em rất cảm ơn các bác, các chú đã giúp đỡ ông bà em và cưu mang em trong lúc khó khăn. Ở đây, em cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái, em được rèn luyện, học tập tốt hơn để trở thành người có ích cho xã hội".
Nói về ước mơ sau này của mình, Khang mong muốn sẽ trở thành một chiến sĩ biên phòng để bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ nhân dân và có thể giúp được nhiều em nhỏ ở khu vực biên giới có hoàn cảnh như mình hiện tại.
Bà Hà Thị Nhại (bà nội Khang) không giấu được sự cảm kích khi cháu nội được các chiến sĩ bộ đội biên phòng giúp đỡ: "Gia đình tôi cảm ơn lực lượng Biên phòng rất nhiều khi nhận cháu Khang làm con nuôi, dạy dỗ học tập, rèn luyện con người để sau này cháu trở thành người tốt như các chú Biên phòng".
Được biết, ngoài việc nhận em Khang làm con nuôi, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo còn nhận hỗ trợ cho 6 em học sinh khác có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, mồ côi cha - mẹ, trong đó có 2 học sinh ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Sau mỗi buổi lao động, Khang lại cùng các chiến sỹ Biên phòng tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Thiếu tá Lê Ngọc Đông, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo cho hay: "Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo đang nhận một con nuôi trong Chương trình "Con nuôi Đồn Biên phòng" và hỗ trợ 500.000 đồng/tháng đối với 6 cháu trong Chương trình "Nâng bước em tới trường". Ngoài ra, hàng năm đơn vị cũng kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho các cháu".
Cũng theo Thiếu tá Đông, đây là chương trình thiết thực, nhân văn cao cả của lực lượng Biên phòng, nhằm góp phần thắt chặt tình quân dân, tình hữu nghị Việt - Lào, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia.
Bộ đội cụ Hồ "nhường cơm sẻ áo", giúp dân chống dịch bệnh Trong hơn 2 tháng qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã đồng tâm, hiệp lực tham gia chiến dịch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở quy mô chưa từng có tiền lệ. Nhiều người sẵn lòng "nhường cơm sẻ áo", đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ, quyên góp để hỗ trợ ứng phó đại dịch. Đặc biệt,...