Những thay đổi lớn trong khu vực Đông Bắc Á
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã đặt khu vực Đông Bắc Á vào tình thế nguy hiểm. Tuy nhiên, những thay đổi lớn đã và đang diễn ra nhanh hơn dự kiến trong năm 2018.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP/TTXVN
Thứ nhất, Triều Tiên đã tuyên bố rõ việc chuyển từ chính sách phát triển song song vũ khí hạt nhân và xây dựng kinh tế sang tập trung phát triển kinh tế. Thứ hai, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vài lần đã đề cập tới việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Đặc biệt, ông đã trực tiếp nhất trí với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In về việc tạo ra một Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân và mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân.
Mối quan hệ “ly thân” giữa Triều Tiên và Trung Quốc do các vấn đề hạt nhân, và sự xấu đi trong quan hệ liên Triều dễ thấy đã được cải thiện và dẫn tới cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều chưa từng có. Bên cạnh đó, các quyết định về chính sách đối với Triều Tiên đã được đưa ra công khai. Điều này báo hiệu những sự thay đổi lớn trong các mối quan hệ ngoại giao, xã hội, kinh tế và chính trị.
Chuyến thăm Nga của Kim Jong-un và cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản đã được lên kế hoạch cùng với cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai sẽ là một bước ngoặt dẫn tới những sự thay đổi trên Bán đảo Triều Tiên.
Sự thay đổi này bắt đầu từ Triều Tiên và đang có ảnh hưởng rất lớn tới Bán đảo Triều Tiên, thậm chí tới sự năng động của khu vực Đông Bắc Á. Triều Tiên là một miền đất duy nhất chưa phát triển ở Đông Bắc Á.
Mặc dù Triều Tiên đã đưa ra những kế hoạch xây dựng kinh tế tập trung và đang nỗ lực phát triển quốc gia với một “Chiến lược 5 năm”, song nước này sẽ khó đạt được những kết quả hữu hình trong một thời gian ngắn nếu không có sự cải thiện lớn môi trường xung quanh.
Video đang HOT
Tình trạng cơ sở hạ tầng ở Triều Tiên khá tồi tệ. Nếu không có sự cải thiện lớn, nước này sẽ khó thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Với tình hình hiện tại, cần có sự đầu tư và sửa chữa lớn cơ sở hạ tầng của Triều Tiên như đường sắt, đường bộ và mạng lưới điện.
Do vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là lớn và thời gian hoàn vốn lâu, nên các dự án cơ sở hạ tầng phải được đảm bảo bởi chính phủ các nước có liên quan hay tài trợ bởi các thể chế tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế là rất cần thiết vì khó có nước nào có thể một mình đảm trách việc đầu tư hay phát triển ở Triều Tiên. Đặc biệt, sự hợp tác và các nỗ lực của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản là rất cần thiết.
Cơ chế hợp tác duy nhất ở Đông Bắc Á là có sự tham gia của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện có nhiều ý tưởng mới về phát triển Triều Tiên, song lý tưởng nhất là một cơ chế hợp tác ba bên. Để Triều Tiên tin tưởng cộng đồng quốc tế, cần có sự hợp tác ba bên này để phát triển Triều Tiên. Đây là vấn đề lớn nhất hiện nay ở Đông Bắc Á.
Thứ nhất, cần phải hỗ trợ cho những sự thay đổi của Triều Tiên. Đối với Triều Tiên, quyết định chuyển sang phi hạt nhân hóa hay xây dựng kinh tế không bao giờ là dễ dàng. Nói cách khác, xây dựng kinh tế thành công là cực kỳ quan trọng đối với Kim Jong-un.
Nếu vô tình Triều Tiên không đạt được các kết quả tích cực về kinh tế thì điều đó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ tới Triều Tiên mà còn cả Bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, cần tiếp cận kế hoạch phát triển quốc gia mới của Triều Tiên trên cơ sở tập trung xây dựng kinh tế.
Thứ hai, việc hỗ trợ xây dựng nền kinh tế Triều Tiên không nên do Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản độc lập tiến hành, mà nên cùng nhau thực hiện để về phần mình, Triều Tiên sẽ không lệ thuộc vào một nước đặc biệt nào trong việc nhận nguồn lực phát triển mà sẽ nỗ lực duy trì một mức độ cân bằng nào đó trong quan hệ với ba nước trên.
Việc xây dựng hạ tầng như điện, đường bộ và đường sắt cần cho tái thiết nền kinh tế Triều Tiên cũng sẽ khó thực hiện nếu một nước nào đó làm một mình. Vì vậy, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nên hình thành cơ chế hợp tác kinh tế ba bên này.
Thứ ba, nên có tư duy và cách tiếp cận chiến lược đối với những sự thay đổi mới ở Triều Tiên. Hiện nay, cũng cần mời Triều Tiên hay Mông Cổ tham gia cơ chế hợp tác ba bên này. Nếu điều này là không khả thi, ít nhất Triều Tiên nên được chấp nhận như một quan sát viên để có thể tạo ra một môi trường giúp Triều Tiên khẳng định mình là một phần của khu vực Đông Bắc Á.
Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt trong hơn 70 năm sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Giờ đây, người dân hai miền và thậm chí cả khu vực Đông Bắc Á đang cầu mong hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thịnh vượng trong khu vực này.
Đây là tâm lý của dân chúng trong khu vực và nó không thể bị cản trở bởi bất kỳ thế lực hay học thuyết chiến tranh nào. Ba nước Hàn – Trung – Nhật nên cùng nhau đóng góp cho sự thịnh vượng và hợp tác ở Đông Bắc Á bằng cách nhận thức đầy đủ các xu thế lịch sử và hỗ trợ sự phát triển kinh tế Triều Tiên./.
TTXVN
TheoBNEWS.VN
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau khi bắt giữ công dân Canada
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu lên tiếng, sau khi ông Michael Kovrig, một công dân Canada từng là một nhà ngoại giao, nay làm việc cho Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế ở khu vực Đông bắc Á bị lực lượng an ninh Trung Quốc bắt giữ ngày 10/12.
Trong một tuyên bố 12/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nếu nhân viên Micahel Kovrig của ICG đang thực hiện những hành động liên quan cho tổ chức ICG ở Bắc Kinh mà không được liệt kê thông báo với các nhà chức trách, có thể ông đã vi phạm luật của Trung Quốc về các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài.
Ông Michael Kovrig từng làm việc tại đại sứ quán Canada ở Bắc Kinh từ 2014 đến 2016. (Ảnh: Toronto Star)
Theo Sputnik, công dân Canada Michael Kovrig, người đang làm việc cho Nhóm nghiên cứu khủng hoảng Quốc tế (ICG) - tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về các khủng hoảng và chính sách để tìm ra hướng giải quyết - bị bắt tại Bắc Kinh đêm 10/12.
Giám đốc chương trình Mỹ của ICG, Stephen Pomper trong một tuyên bố kêu gọi Bắc Kinh thả ngay lập tức cố vấn cấp cao của tổ chức này. "ICG chưa nhận được thêm thông tin nào về Michael kể từ khi ông bị bắt giữ và đang lo lắng cho tình trạng sức khỏe cũng như an toàn của ông ấy." - tuyên bố cho biết.
Từng là nhà ngoại giao Canada làm việc tại Bắc Kinh và Hong Kong, Michael Kovrig làm chuyên gia cho ICG từ tháng 2/2017 về các vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên.
Theo Reuters, vụ bắt giữ ông Kovrig diễn ra không lâu sau khi Canada bắt giữ giám đốc tài chính của công ty công nghệ Huawei, Trung Quốc ngày 1/12 do yêu cầu của Mỹ, một động thái đã khiến Bắc Kinh tức giận.
Vẫn chưa rõ hai vụ việc có liên quan đến nhau hay không, nhưng vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou (Mạch Vãn Chu) ở Vancouver làm dấy lên những lo ngại rằng cộng đồng doanh nghiệp Canada ở Trung Quốc có thể bị trả đũa.
Ngày 11/12, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại trước thông tin ông Michael Kovrig bị bắt giữ tại Trung Quốc. Phó phát ngôn Robert Palladino nhấn mạnh: "Nước Mỹ quan ngại trước những thông tin nói rằng một công dân Canada bị bắt giữ tại Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi tôn trọng quyền được bảo vệ và tôn trọng tự do đi lại của các cá nhân theo luật nhân quyền quốc tế và cam kết ngoại giao".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đồng thời bảo vệ quyết định bắt giữ Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei tại Canađa theo yêu cầu của Mỹ. Theo ông Palladino, bà Meng vi phạm lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ áp đặt với Iran.
Trong một diễn biến có liên quan, nguồn tin Chính phủ Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc phát cảnh báo du lịch tới Trung Quốc, lưu ý các giám đốc doanh nghiệp và các công dân Mỹ thận trọng sau vụ Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei bị bắt giữ.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Hàn-Trung nhất trí thiết lập thêm đường dây nóng của không quân Yonhap đưa tin, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 19/10, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Jeong Kyeong-doo và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa đã tiến hành hội đàm, trong đó hai bên nhất trí thiết lập thêm đường dây nóng giữa không quân hai nước và thúc đẩy trao đổi quân sự. Bộ trưởng Quốc...