Những thất bại thảm hại của làng game online Việt
Như đã biết, 2010 là năm “tử thần” đối với cộng đồng game thủ Việt khi số lượng MMO ngừng vận hành lên tới con số 19 (lớn hơn tổng số của tất cả các năm trước cộng lại và chưa có dấu hiệu kết thúc). Nhưng bên cạnh “lời nguyền đóng cửa”, 360 ngày qua còn ghi nhận một vết xe đổ mà không một NPH nào không cán vào, bất chấp nỗ lực của họ.
Cụ thể, nếu bấm đốt ngón tay liệt kê lại tất cả các tựa game mới cập bến dải đất hình chữ S năm 2010, thì chắc hẳn bạn cũng không khỏi “bàng hoàng” khi nhận ra rằng 99% trong số chúng đều thất bại. Tất cả đều bị cái bóng đen tối phủ lên như một lời nguyền hoàn toàn mới của toàn ngành trò chơi trực tuyến nước nhà.
VTC Game (2 thất bại)
“Nạn nhân” đầu tiên của “lời nguyền thất bại” được kể tới trong bản danh sách này là VTC Game – “Cột trụ” duy nhất nằm tại miền Bắc. Không khó để nhận ra rằng năm nay hãng chỉ cho ra lò được 2 MMO là Band Master và Audition English. Rất tiếc, chúng đều chìm vào ảm đạm với tốc độ cực nhanh, đến nỗi gamer nước nhà còn… chưa kịp ghi nhớ tên tuổi.
Với Audition English, kết cục của nó đã được báo trước với lối chơi mang đậm tính học tập chứ không đề cao giải trí, sau khi mở cửa được 1, 2 tháng, nó gần như không còn có tên trên bản đồ GO Việt. VTC Game biết rõ điều này ngay từ đầu và cũng chấp nhận ít khách nên khó có thể đòi hỏi ở hãng nhiều hơn.
Còn với Band Master, sự thiếu quan tâm đến lạ lùng của NPH miền Bắc không khỏi khiến chúng ta cảm thấy khó hiểu. Sau thời gian đầu truyền thông khá tốt với nhiều sự kiện nóng hổi, khoảng 4, 5 tháng gần đây trò chơi này hiếm khi được cập nhật, đến nỗi game thủ còn phải sử dụng database của phiên bản Hàn để “ghép” vào.
Vina Game (2 thất bại)
“Nạn nhân” thứ 2 của “lời nguyền” là VNG với 2 ứng viên Kiếm Tiên và Tinh Võ, đây có lẽ cũng là năm hiếm hoi mà NPH lớn nhất miền Nam không thể tìm thấy thành công với bất kỳ MMO mới nào.
Video đang HOT
Với Kiếm Tiên, sự đi xuống của tựa game đầy tiềm năng này trong giai đoạn cuối năm là điều cực kỳ đáng tiếc, nhất là khi nó có khởi đầu gần như hoàn hảo hồi quý 2 với số lượng gamer cực lớn. Cơn bão “dupe” đồ cùng với vấn nạn bot cày tiền chính là nguyên nhân dẫn tới kết cục không đẹp cho VNG, sự “buông xuôi” của hãng đến lúc này vẫn khiến người chơi bất ngờ và khó hiểu.
Còn Tinh Võ, đây chưa bao giờ là sản phẩm với mục tiêu chủ đạo của NPH nên việc nó khó thu hút khách hàng là điều đã được báo trước, bất chấp vụ scandal tranh chấp tên gọi với Thần Võ của FPT thu hút chú ý từ phía cộng đồng được một thời gian.
FPT Online (2 thất bại)
Là một trong “tứ trụ”, FPT Online cũng không thoát được khỏi “lời nguyền 2010″ khi cả Tây Du Ký và nhất là Thần Võ đều hứng chịu tình trạng ảm đạm ngoài dự kiến. Đã rất lâu sau TLBB, NPH này chưa gặt hái được thành công lớn nào.
Nếu nói Tây Du Ký thất bại toàn diện thì cũng hơi khiên cưỡng, vì MMO này vẫn đang được FPT dốc toàn lực để vực dậy trong khoảng nửa năm qua với hàng loạt phiên bản mới. Tuy nhiên so với trông đợi ban đầu của hãng thì trò chơi gần như không thỏa mãn được bất kỳ kỳ vọng nào. Sự khó khăn của nó cũng đánh dấu giai đoạn mà xu thế 2D bắt đầu đi xuống.
Trong khi đó, Thần Võ hoàn toàn xứng đáng với cụm từ “bết bát”, chỉ sau chưa đầy 3 tháng ra đời, game đã lâm vào cảnh vắng tanh như chùa bà đanh. Chất lượng đồ họa cũ kỹ, chất lượng vận hành kém chính là nguyên nhân dẫn tới thất bại chóng vánh ấy.
Asiasoft (2 thất bại)
Dường như 4 NPH lớn đều “bảo nhau trước”, nên sau VTC, VNG, FPT, tới lượt Asiasoft phải nếm trái đắng 2 lần trong năm 2010. Cặp nạn nhân lần này là BattleStar và Thiên Tử Online.
Với BattleStar, hiện tại nó sắp chính thức đóng cửa do không đáp ứng được quá trình kiểm duyệt, tuy nhiên trên thực tế từ trước khi có quyết định ngừng vận hành thì tình trạng hẩm hiu đã quá rõ ràng. Thất bại ấy không phải vì game không hay, mà vì không hợp với thị hiếu gamer Việt, cũng giống như SF và SA.
Là MMORPG 3D cuối cùng về Việt Nam năm Canh Dần, Thiên Tử mang nhiều lợi thế và cũng không ít thiệt hại do nằm ngay trong “tâm bão”. Việc chưa có giấy phép trong khoảng hơn 1 tháng kể từ sau khi alpha test khiến trò chơi này mất cơ hội bùng nổ ban đầu và về sau dù đã rất cố gắng vực dậy nhưng quyết định sa thải 50% nhân viên của Asiasoft lại càng khiến mọi chuyện thêm bi đát.
… Và thất bại của các NPH “hạng 2″
Không có thế lực lớn như 4 “ông lớn” kể trên, cũng khó trách được khi các NPH tầm trung tại Việt Nam không thể bứt ra khỏi “lời nguyền thất bại”. Có thể dễ dàng kể ra những “vố” đau của họ trong gần 360 ngày qua.
Với SaigonTel, thất bại của họ chính là Linh Giới, việc lần lữa ra mắt cộng với chậm chập update phiên bản mới khiến MMO này xa lạ ngay cả với các fan ruột. Tới lúc này, có lẽ hiếm game thủ Việt nào còn nhớ tới nó.
Chuẩn bị rất kỹ càng, nhưng NetGame cũng chấp nhận rủi ro với Danh Tướng. Mặc dù MMO này phải đóng cửa từ rất sớm do không thỏa mãn được quá trình kiểm duyệt nội dung, nhưng trên thực tế nó đã ảm đạm ngay từ khi còn đang test. Trường hợp tương tự cũng tới từ Linh Thạch của VDC-Net2E.
Ít tên tuổi và cũng chẳng bao giờ thấy truyền thông quảng bá, NCS Media và Chúa Tể Phục Sinh chìm vào bóng tối lúc nào không hay. Điều đáng khen duy nhất với NPH này có lẽ là việc đã giữ hơi thở của “con cưng” thành công, bất chấp cơn bão đóng cửa rầm rộ vừa qua.
Ngoài ra, một số NPH nhỏ hơn nữa như VGame, SGame cũng không thành công trong mảng webgame, SGame sau thành công của Đắc Kỷ đã sa lầy với Đại Gia, còn Thời Đại Văn Minh của VGame sau nhiều rục rịch cuối cùng ra mắt nhạt nhòa và không để lại bất kỳ dấu ấn nào.
Với gần 15 đầu game thất bại kể trên, có lẽ đã là quá đủ để chúng ta hiểu được sức mạnh của “lời nguyền” mới xuất hiện lớn đến thế nào. Hi vọng nó sẽ không tiếp tục “ám quẻ” năm 2011 đang tới gần.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Game online thứ 19 đóng cửa tại VN năm 2010
Như đã biết, 19 là số lượng game online đóng cửa tại Việt Nam năm 2010 tính tới cách đây vài ngày, mặc dù chúng ta vẫn hi vọng đó sẽ là con số cuối cùng nhưng có vẻ như mọi chuyện không trở thành sự thật khi mới đây VTC Game tuyên bố sắp ngừng vận hành Boom Speed.
Cụ thể, game sẽ nói lời tạm biệt dải đất hình chữ S ngày 10/03/2011, như vậy các fan hâm mộ vẫn còn khoảng 3 tháng nữa để "chuẩn bị tinh thần". Đồng thời Zing Speed của VNG nghiễm nhiên nắm độc quyền thể loại đua xe trực tuyến nước nhà.
Thông báo trên trang chủ Boom Speed.
"Do nhà sản xuất Nexon Hàn Quốc không đồng ý ký kết hợp đồng tiếp tục cung cấp game BoomSpeed tại Việt Nam nên đại hội đua xe Làng Tí Hon sẽ chính thức kết thúc vào ngày 10/3/2011, tức là sau khoảng 3 tháng nữa", đại diện hãng viết trong thông báo.
Tuy nhiên, tình trạng của Boom Speed như thế nào thì lâu nay ai cũng biết, việc trò chơi phải đóng cửa cũng là điều dễ hiểu và dễ chấp nhận đối với gamer. Có lẽ từ nay VTC Game sẽ phải suy tính nhiều trước khi đưa về Việt Nam một game đua xe trực tuyến.
Để bù đắp cho gamer, NPH sẽ có một số ưu đãi như mở lại chế độ đua Sứ Mệnh đặc biệt hấp dẫn trong 3 tháng cuối, bổ sung một xe đua mới, một hộp may mắn với giá cực rẻ và chương trình tặng quà với các vật phẩm có giá trị lớn từ Audition, FIFA Online 2...
Lời nguyền đua xe vẫn chưa tha làng GO Việt.
Như vậy, "lời nguyền" thể loại đua xe tốc độ vẫn ám ảnh làng game Việt (trước đây Vương Quốc Xe Hơi đã đóng cửa, và cũng là của VTC). Hãy cùng chờ xem liệu có ứng viên thứ 20 ghi tên vào danh sách các MMO đóng cửa hay không.
Theo gamek
"Đánh đồng" dân thường và đại gia? Nếu nói tựa game nào mà đòi hỏi tính phối phợp giữa các phái nhất thì câu trả lời gần như sẽ là Thuận Thiên Kiếm, nếu trong các game khác thì ngay từ đầu người chơi đã có thể tự mình làm nhiệm vụ thì ở TTK bạn buộc phải thành lập một nhóm mới có hi vọng giải quyết xong nhiệm...