Những thất bại đáng quên của Microsoft
Bên cạnh các sản phẩm thay đổi ngành công nghệ như Windows hay Office, Microsoft từng đón nhận không ít thất bại trong lịch sử.
Microsoft Band được giới thiệu lần đầu vào năm 2014. Đây là vòng đeo thông minh hỗ trợ theo dõi sức khỏe, đồng bộ thông báo từ smartphone chạy iOS, Android hoặc Windows Phone, tích hợp trợ lý ảo Cortana. Dù hoạt động tốt và đo đạc chính xác, Microsoft Band bị phàn nàn do cảm giác đeo khó chịu, dây cao su dễ nứt, không có kháng nước, thời lượng pin kém và giá quá đắt (379 USD cho thế hệ 2). Theo Gizmodo, dòng sản phẩm này bị “khai tử” chỉ sau 2 năm ra mắt.
Microsoft Bob là dự án do Melinda Gates, vợ của Bill Gates trực tiếp chỉ đạo. Sản phẩm ra mắt năm 1995 dưới dạng phần mềm cho Windows, sở hữu giao diện mô phỏng ngôi nhà giúp người dùng làm quen với máy tính dễ dàng hơn. Các đồ vật trong nhà đại diện phần mềm tương ứng. Ví dụ, giấy bút liên kết với phần mềm soạn văn bản, chiếc đồng hồ tượng trưng cho ứng dụng lịch. Tuy nhiên, giao diện phức tạp, tùy biến kém đa dạng khiến Microsoft Bob nhận nhiều chỉ trích, bị ngừng bán chỉ sau một năm.
Ra mắt năm 2000, Windows ME (Millennium Edition) được xem là phiên bản Windows tệ nhất lịch sử. Một số đánh giá cho rằng Windows ME tương thích phần cứng và phần mềm tốt hơn so với Windows 2000, phiên bản vốn tập trung cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần còn lại phàn nàn Windows ME hoạt động kém ổn định, thường xuyên gây tràn RAM khiến máy gặp sự cố. Dù nhanh chóng bị lãng quên, một số tính năng của Windows ME vẫn tồn tại đến hiện nay như tự động cập nhật (Windows Update), trình sửa video (Movie Maker), sao lưu hệ thống (System Restore)…
Video đang HOT
Máy nghe nhạc Microsoft Zune ra đời khi iPod đang thống trị thị trường. Dù sở hữu nhiều tính năng trước iPod như kết nối Wi-Fi, màn hình OLED hay dịch vụ Zune Pass, máy nghe nhạc Zune vẫn không thể cạnh tranh với iPod. Một số lý do dẫn đến sự thất bại của Zune như kích thước cồng kềnh hơn iPod, không có hệ sinh thái ứng dụng, phụ kiện rộng lớn và khả năng xem video bị hạn chế. Chiến lược quảng bá của Microsoft không đủ thu hút người dùng, khiến họ vẫn lựa chọn iPod của Apple.
Năm 2012, Zune Pass được đổi tên thành Xbox Music nhưng tiếp tục thất bại. Thời điểm phát hành Windows 10, Microsoft đổi tên dịch vụ thành Groove Music. Khi nhận thấy mọi nỗ lực tham gia thị trường dịch vụ nghe nhạc thất bại, Microsoft đã cho ngừng hoạt động Groove Music, chuyển hướng người dùng sang Spotify. Dù vậy, Groove vẫn tồn tại dưới vai trò ứng dụng nghe nhạc thông thường trước khi bị thay thế bởi Media Player trên Windows 11.
Dòng điện thoại Kin ra mắt năm 2010 sau khi Microsoft mua lại Danger, công ty đứng sau các mẫu Hiptop (T-Mobile Sidekick). Microsoft Kin gồm 2 phiên bản One và Two, thiết kế trượt để lộ bàn phím QWERTY tương tự Danger Hiptop. Trong khi series Hiptop tồn tại từ 2002-2010, Microsoft Kin đã bị ngừng bán chỉ sau 2 tháng. Nhiều ý kiến chê bai thiết bị do màn hình nhỏ, ứng dụng ít và hệ điều hành Windows CE kém trực quan. Tổng doanh số các mẫu Microsoft Kin chỉ khoảng 10.000 chiếc.
Được Microsoft ra mắt năm 2010 thay cho Windows Mobile, Windows Phone mang đến giao diện ô vuông mới lạ. Samsung, Nokia, HTC hay LG đều ra mắt thiết bị chạy Windows Phone. Trên thực tế, dòng Nokia Lumia được đánh giá cao về hiệu năng, màn hình, thiết kế và camera chất lượng cao. Điểm yếu của Windows Phone là kho ứng dụng nghèo nàn, hệ điều hành đồng bộ Windows 8 quá tệ. Các lý do trên khiến Windows Phone tụt lại so với Android và iOS, bị Microsoft ngừng hỗ trợ từ tháng 1/2020.
Sau thành công của Windows XP, Windows Vista là thất bại lớn của Microsoft. Hệ điều hành này ra mắt với 6 phiên bản khiến người dùng bối rối khi lựa chọn. Hiệu năng của Windows Vista bị đánh giá kém do giao diện Aero chiếm nhiều tài nguyên, User Account Control (UAC) thường xuyên bật lên giữa chừng. Microsoft còn bị người dùng kiện, cho rằng thông báo “Vista capable” trên máy tính gây hiểu nhầm bởi chúng chỉ tương thích với Windows Vista Home Basic, phiên bản không có giao diện Aero.
Windows RT được tối ưu cho tablet sử dụng chip xử lý kiến trúc ARM, không tương thích với hàng triệu phần mềm x86 truyền thống. Tuy nhiên, kho ứng dụng Windows Store thời điểm ấy còn ít ứng dụng, chất lượng không cao. Office là bộ ứng dụng truyền thống duy nhất có thể chạy trên Windows RT, trong khi lượng phần mềm bên thứ 3 được chuyển đổi cho chip ARM quá ít. Sự thất bại của Windows RT, cùng mẫu tablet Surface RT khiến Microsoft lỗ 900 triệu USD vào năm 2013.
Microsoft tiếp tục chậm chân trong lĩnh vực trợ lý ảo khi ra mắt Cortana vào thời điểm Google Assistant, Amazon Alexa và Apple Siri chiếm thị phần lớn. Được đặt tên theo nhân vật ảo trong game Halo, Cortana xuất hiện đầu tiên trên Windows Phone trước khi tích hợp lên máy tính vào năm 2015. Về lý thuyết, Cortana có thể tiếp cận hàng triệu người dùng Windows. Tuy nhiên trên thực tế, không nhiều người sử dụng trợ lý ảo này. Trên Windows 11, Cortana bị vô hiệu hóa và loại bỏ khỏi tính năng tìm kiếm. Ảnh: Shutterstock.
Internet Explorer vừa bị Microsoft “khai tử” vào giữa tháng 6. Trong những năm đầu ra mắt từ 1995, Internet Explorer là trình duyệt web phổ biến nhất thế giới, có lúc thị phần đạt 95% vào năm 2001. Tuy nhiên khi sự cạnh tranh ngày càng lớn, Internet Explorer dần hụt hơi do sự kiêu ngạo của Microsoft. Điều đó khiến Internet Explorer bị đánh giá tụt hậu so với đối thủ. Sử dụng mã nguồn riêng, không theo quy chuẩn chung khiến các lập trình viên khó chịu khi phát triển trang web tối ưu cho Internet Explorer. Ảnh: Softpedia.
Microsoft vá hơn 100 lỗ hổng bảo mật trong tháng 4
Microsoft phải xử lý các lỗ hổng zero-day nghiêm trọng trong số hơn 100 lỗi được tìm thấy trên các phần mềm phổ biến như Windows, Office, Edge...
Trong bản cập nhật bảo mật Patch Tuesday tháng 4, Microsoft đã vá hơn 100 lỗ hổng, bao gồm nhiều lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE), vấn đề leo thang đặc quyền (EoP), từ chối dịch vụ, rò rỉ thông tin, lừa đảo bằng cách mạo danh (spoofing). Tổng cộng, 10 lỗ hổng được xếp loại nghiêm trọng.
Các sản phẩm được vá lỗi tháng này là hệ điều hành Windows, Microsoft Office, Dynamics, Edge, Hyper-V, File Server, Skype for Business, Windows SMB. Hai lỗ hổng zero-day trong danh sách là CVE-2022-26904, ảnh hưởng đến Windows User Profile Service và CVE-2022-24521, tìm thấy trong Windows Common Log File System Driver. Microsoft đã phát hiện lỗ hổng CVE-2022-24521 bị khai thác ngoài đời.
Hai lỗ hổng khác, CVE-2022-26809 và CVE-2022-24491 cũng đáng lưu ý. Chúng tác động đến Remote Procedure Call Runtime và Windows Network File, có thể bị triển khai thông qua RCE.
Tháng trước, trong Patch Tuesday tháng 3, Microsoft vá 71 lỗ hổng, trong đó có hai lỗi nghiêm trọng là CVE-2022-22006 và CVE-2022-24501. Vào tháng 2, số lỗ hổng được vá là 48, gồm một lỗ hổng zero-day.
Microsoft đang chuẩn bị một thay đổi có thể dẫn đến dấu chấm hết của Patch Tuesday. Mang tên Windows Autopatch, dịch vụ cập nhật phần mềm Windows và Office tự động sẽ được tung ra cho các khách hàng doanh nghiệp để đảm bảo họ tiếp cận các bản vá bảo mật nhanh hơn, thay vì chờ cập nhật hàng tháng, ngoại trừ các bản vá khẩn cấp. Windows Autopatch dự kiến ra mắt tháng 7/2022.
Phần mềm bảo mật của Microsoft nhận diện Office là... mã độc tống tiền May mắn thay, Microsoft đã nhanh chóng khắc phục vấn đề này. Đội ngũ phát triển của Microsoft mới đây đã mắc phải một sai lầm tương đối tai hại, khi phần mềm bảo mật Defender của hãng đã nhận diện một thành phần của bộ ứng dụng văn phòng Office do chính Microsoft phát triển là... mã độc. Cụ thể, sau bản...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G

AirPods không còn là 'tai nghe' đơn thuần

Cân nhắc khi thử nghiệm bản beta của One UI 8

Bùng nổ trí tuệ nhân tạo làm tăng mạnh nhu cầu về NAND Flash

5 ứng dụng Samsung người dùng Galaxy nên tải về do không cài sẵn

Dung lượng pin iPhone 17 Air là 'nỗi thất vọng lớn'

Tại sao phích cắm ba chấu lại quan trọng hơn chúng ta nghĩ?

16 GB RAM không còn đủ cho game thủ

One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép

One UI 7 có một tính năng bí mật người dùng Galaxy nên biết

OpenAI ra mắt phiên bản chat GPT-4.1, có bước tiến vượt bậc về hiệu suất

Thêm nâng cấp lớn của iPhone bản kỷ niệm 20 năm
Có thể bạn quan tâm

Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh
Thế giới
15:27:13 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
Pháp luật
15:07:39 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng
Sao việt
14:03:40 19/05/2025