Những thành phố và thị trấn bỏ hoang hấp dẫn nhất thế giới
Tuy bị bỏ lại đằng sau những tro tàn của chiến tranh, thiên nhiên và lịch sử khắc nghiệt, 20 thành phố và thị trấn bỏ hoang hấp dẫn nhất thế giới dưới đây vẫn lưu giữ hoàn toàn vẻ đẹp cổ kính như bị thời gian lãng quên.
Vào tháng 6 năm 1944, một đơn vị quân đội của Đức quốc xã đã hạ 642 người ở đây vì tin rằng thị trấn này ủng hộ kháng chiến Pháp.
Một thị trấn mới được xây dựng sau đó, nhưng Tổng thống Charles de Gaulle đã quyết định giữ lại các tàn tích của thị trấn cổ như một đài tưởng niệm đối với các nạn nhân của cuộc tàn sát.
2. Wharram Percy, Anh
Được biết đến với danh xưng “Ngôi làng thời trung cổ bỏ hoang nổi tiếng” của nước Anh, Wharram Percy, tọa lạc ở Yorkshire.
Dân số trong làng dần đã giảm dần trong nhiều năm vì công tác chăn nuôi cừu gặp nhiều khó khăn. Ngôi làng đã bị bỏ rơi không lâu sau năm 1500, khi những cư dân cuối cùng còn lại đã chuyển đi nơi khác. Ngày nay, Wharram Percy, hiện được quản lý bởi Tổ chức English Heritage, là một địa điểm lớn cho các nhà khảo cổ học và khách du lịch ghé thăm.
3. Belchite, Tây Ban Nha
Năm 1937, hàng nghìn người đã bị hạ gục tại làng Belchite trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Nguồn nước bị cắt, người dân chết đói hoặc tử vong do trúng đạn.
Ngôi làng Belchite nằm ở phía nam Zaragoza – thành phố tại phía đông bắc Tây Ban Nha hiện lên như một đài tưởng niệm những người đã ngã xuống, một tàn tích cổ mang ảnh hưởng của lối kiến trúc nhà thờ tuyệt đẹp.
Nhờ vẻ hoang vắng đến lạnh người, làng Belchite trở thành nơi thường xuyên được lựa chọn để quay những bộ phim ma ám.
Craco là thị trấn thuộc vùng Basilicata miền nam Italy. Thị trấn cổ đã bị bỏ hoang do thiên tai. Rất nhiều trận lở đất cũng như lũ lụt đã xảy ra ở đây và cuối cùng, thị trấn đã bị bỏ hoang sau trận động đất vào năm 1980.
Hiện tại, Craco là điểm du lịch và quay phim nổi tiếng. Nhiều bộ phim và chương trình truyền hình đã ghi hình tại đây, trong đó có “Quantum of Solace” và “The Passion of the Christ”.
5. Grand-Bassam, Bờ Biển Ngà
Grand-Bassam là một thị trấn nằm ở phía đông nam Bờ Biển Ngà, phía đông thủ đô Abidjan. Nơi đây từng là thủ đô thuộc địa của Pháp từ năm 1893 đến 1896, khi chính quyền chuyển đến Bingerville sau cơn sốt vàng.
Thị trấn sau đó vẫn là một cảng biển quan trọng cho đến khi Abidjan phát triển từ những năm 1930.
Năm 2012, Grand-Bassam được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Các công trình lịch sử nổi bật ở thị trấn bao gồm: Nhà thờ chính tòa Sacré Coeur, bảo tàng Nouveau Bassam, làng chài Nzima, cảng và hải đăng Grand-Bassam.
6. Kolmanskop, Namibia
Thị trấn này được xây dựng vào đầu những năm 1900 sau một công nhân người Đức ở đây tìm thấy kim cương. Thị trấn mang hơi thở của nước Đức và đặc trưng là bệnh viện, nhà máy điện, phòng khiêu vũ, trường học, sòng bạc và phòng thể thao. Nó thậm chí còn có trạm chụp X-quang đầu tiên ở Nam bán cầu.
Thị trấn bị bỏ hoang sau khi kim cương trở nên khan hiếm và các nguồn kim cương dồi dào hơn được phát hiện. Hiện tại, nơi đây là địa điểm thu hút khách du lịch và các nhiếp ảnh gia.
Video đang HOT
7. Bodie, California
Vào cuối những năm 1800, Bodie là một thành phố khai thác với rất nhiều người đến để tìm kiếm thành công.
Cuối cùng thành phố bị quá tải do dịch bệnh, tai nạn khai thác và tội phạm tràn lan biến Bodie thành thành phố nằm ngoài vòng pháp luật. Trong vài thập kỷ tiếp theo, Bodie bị phá hủy liên tiếp bởi nhiều đám cháy và đến năm 1940, nó trở thành một thị trấn ma khi tất cả người dân đều bỏ đi.
8. Hashima Island, Nhật Bản
Ban đầu được phát triển làm nơi cư trú cho những người làm việc trong các mỏ than vào năm 1887, đảo Hashima nhanh chóng mở rộng thành một hòn đảo gồm các tòa nhà cao tầng với hơn 5.000 người. Mỏ cuối cùng đã đóng cửa vào năm 1974 khi nó được khai thác xong và biến thành một hòn đảo hoang.
Đến nay, có một phần nhỏ của hòn đảo được mở cửa cho khách du lịch tham quan để hiểu biết thêm về sự công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO.
9. Pyramiden, Na Uy
Thành phố là một khu định cư và khai thác than nằm tại quần đảo Svalbard, Na Uy.
Được thành lập bởi Thụy Điển vào năm 1910 và bán cho Liên Xô vào năm 1927, Pyramiden sau đó đã bị đóng cửa vào năm 1998 khi nguồn khoáng sản cạn kiệt. Kể từ đó, phần lớn thị trấn bị bỏ hoang với các cơ sở hạ tầng cùng các tòa nhà.
10. Pripyat, Ukraine
Sau vụ thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986, thị trấn Pripyat gần đó, nơi sinh sống của hơn 50.000 người dân, đã phải di tản.
Thị trấn bị bỏ hoang và biến thành đống đổ nát. Hiện nay, mức độ bức xạ đã giảm đáng kể và khách du lịch có thể tham gia một tour du lịch có hướng dẫn để tới đây.
11. Tyneham, Anh
Tyneham là ngôi làng nằm ven bờ biển Dorset, nước Anh. Mang trong mình không khí ảm đạm bao trùm và vắng lặng, Tyneham là ngôi làng đã chết, tại đây cũng không còn người dân sinh sống nữa. Từ năm 1943 đến nay, Tyneham được chính phủ Anh thu hồi lại và trưng dụng làm khu căn cứ quân sự, người dân đã không còn sống ở đây từ sau thế chiến thứ hai.
Chỉ còn tồn tại qua tranh ảnh, không được phục vụ vì mục đích du lịch mà làm căn cứ thuộc Bộ Quốc phòng Anh, tuy nhiên ngôi làng này vẫn là một trong những điểm gây tò mò và kích thích du khách muốn được đặt chân lên đây một lần. Các công trình kiến trúc như nhà thờ, công sở cũ, nhà dân… vẫn còn giữ nguyên trạng của nó, trừ việc không còn bóng người sinh sống.
12. Ruby, Arizona
Bị coi là một trong những thành phố ma được bảo tồn tốt nhất ở Tây Nam nước Mỹ, Ruby, Arizona vẫn như một lời nhắc nhở về miền tây hoang dã với những mỏ khai thác vàng, bạc, chì, kẽm và đồng…
Thành phố bị bỏ hoang vào năm 1940 sau cơn sốt khai thác khoáng sản. Hiện, nó là một trong những thành phố cổ được bảo tồn tốt nhất ở Mỹ.
13. Wittenoom, Australia
Wittenoom được thành lập với vai trò là thị trấn khai thác ở Tây Australia vào năm 1946. Hẻm núi gần đó tràn ngập amiăng xanh, vật liệu xây dựng thô quan trọng đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh mối lo ngại về sức khỏe tăng, nhu cầu về amiăng giảm dẫn đến việc đóng cửa mỏ vào năm 1966. Hầu hết cư dân chuyển đi, Wittenoom chính thức đóng cửa vào năm 2007.
Chính phủ Australia hạn chế quyền vào thị trấn khai thác cũ và xóa Wittenoom khỏi tất cả bản đồ chính thức. Tính đến năm 2018, chỉ có 3 cư dân thường trú ở Wittenoom.
14. Varosha, Síp
Trong suốt đầu những năm 1970, Varosha là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm đảo Síp. Khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đối nghịch giáng xuống khu vực xung quanh Varosha, người dân đã phải bỏ trốn hết.
Varosha bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974. Nó đã bị rào lại, và không ai ngoài quân đội cùng nhân viên Liên Hợp Quốc được phép vào địa điểm du lịch tuyệt đẹp một thời này.
15. Vorkuta, Nga
Thị trấn Vorkuta là một trại cải tạo lao động khét tiếng thời Liên Xô cũ, hoạt động từ những năm 1930 đến 1960. Cuối thời kỳ Liên Xô, người dân từ khắp nước Nga đổ xô đến đây để khai thác mỏ.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, các mỏ than bắt đầu đóng cửa, vận may của thị trấn một lần nữa thay đổi. Thất nghiệp, nhiều người rời bỏ nơi này và cuộc di cư này dẫn đến vô số tòa nhà bị bỏ hoang tại các ngôi làng quanh Vorkuta.
16. Kayakoy, Thổ Nhĩ Kỳ
Kayaky, Thổ Nhĩ Kỳ trước đây là một cộng đồng nhộn nhịp với khoảng 2.000 cư dân Hy Lạp. Năm 1923, Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc các cư dân rời khỏi nhà và trốn sang Hy Lạp.
Hiện nay, một số ngôi nhà đã được khôi phục, tuy nhiên, ước tính 350 ngôi nhà và 2 nhà thờ Hy Lạp vẫn bị bỏ hoang ở nơi đây.
17. Houtouwan, Trung Quốc
Như bước ra từ truyện cổ tích, ngôi làng bỏ hoang Hậu Đầu Loan (Houtouwan) trên đảo Thặng Sơn thuộc quần đảo Thặng Tứ, ngoài khơi bờ biển phía đông Trung Quốc. Houtouwan từng là làng chài thịnh vượng với hơn 3.000 cư dân trong những năm 1980.
Chính vì bị bỏ hoang hàng chục năm nên cây cối, rêu phong thi nhau mọc lên bao phủ các ngôi nhà trong làng, trở thành hiện tượng du lịch trên internet trong một khoảng thời gian ngắn.
18. Bankhead, Canada
Trong thời kỳ hoàng kim của nó vào đầu những năm 1900, Bankhead, Alberta là một thị trấn thịnh vượng với gần 1.000 công dân được xây dựng bên cạnh địa điểm hoạt động của một mỏ than antraxit.
Khi mỏ than Bankhead Banff ngừng hoạt động vào năm 1922, nhiều tòa nhà đã được di dời hoặc tháo dỡ. Những gì còn lại là thị trấn ma Bankhead.
19. Hampi, Ấn Độ
Hampi hay Nhóm các di tích tại Hampi là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, nổi bật là các khu đền Hindu như đền Virupaksha, Vittala, Cung điện Hoàng Gia và bản thân thị trấn nhỏ bé bên sông này.
Nằm ở phía đông trung tâm Karnataka, Ấn Độ, Hampi là trung tâm thủ đô của Đế quốc Vijayanagara hùng mạnh từng tồn tại vào thế kỷ 14. Sau đó vùng đất này bị bao vây và đánh chiếm bởi các Liên minh Hồi giáo Deccan rồi dần trở thành “đống đổ nát”.
20. Epecúen, Argentina
Thị trấn ven hồ từng có đến 300 ngành dịch vụ hấp dẫn, bao gồm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, spa, bảo tàng… Đáng tiếc là thời phồn thịnh của Villa Epecuen không còn, năm 1985, thị trấn này đã ngập lụt sau một cơn mưa. Nước hồ dâng lên đã tàn phá các cơ sở hạ tầng, đốn ngã nhiều cây cối. Cơn lũ nhấn chìm thị trấn xinh đẹp trong 10 mét nước mặn.
Nhiều năm trôi qua, nước rút dần, quang cảnh tiêu điều của thị trấn xinh đẹp một thời với những đống gạch đá đổ nát hiện trở lại. Năm 2012 Epecuen thậm chí còn được lấy làm bối cảnh cho bộ phim kinh dị “And Soon The Darkness”.
Những bức tranh khổng lồ trên thảm cỏ khiến nhiều người choáng ngợp
Saype, tên thật là Guillaume Legros một trong những nghệ sĩ đường phố của Pháp, một nghệ sĩ graffiti nông thôn.
Thay vì làm việc trong môi trường đô thị, ông lại tạo ra thương hiệu nghệ thuật của riêng mình: những bức tranh khổng lồ trên thảm cỏ.
Theo truyền thống, Land Art là phong cách nghệ thuật môi trường, xây dựng các tác phẩm sử thi từ đá và vật liệu tự nhiên trên mặt đất, hoặc khắc nổi hình dạng vào thiên nhiên. Nhưng Saype thì phun sơn tạo hình ảnh của người dân địa phương lên cỏ - bằng cách sử dụng công thức riêng của mình về sơn tự hủy sinh học tự chế. Tác phẩm của ông có kích thước khổng lồ, bao gồm những cánh đồng và đồi núi rộng lớn.
Các tác phẩm vẽ phun sơn theo phong cách nghệ thuật đương đại của Saype đã được trình bày tại nhiều nơi khắp thế giới, như ở Yamoussoukro (Bờ Biển Ngà), Buenos Aires (Argentina), Liverpool (Anh) hay tại khoảng vườn Champ de Mars nổi tiếng dưới chân tháp Eiffel Tower (Paris, Pháp).
Các bức tranh của ông thường sử dụng hình ảnh trẻ em và những vòng tay lớn, thể hiện tinh thần đoàn kết và tình yêu thương hiện hữu ở mọi nơi trên thế giới.
Dưới đây là một số bức tranh phun sơn khổng lồ của nghệ sĩ Pháp Guillaume Legros:
Bức tranh nghệ thuật khổng lồ theo phong cách Land Art của nghệ sĩ Pháp Guillaume Legros trên đỉnh núi Le Moleson thuộc dãy Alps của Thụy Sĩ.
Nghệ sĩ Saype đang thực hiện bộ sưu tập các bức tranh có thể tự hủy sinh học theo phong cách Land Art phía trước Vương cung thánh đường Notre Dame de la Paix ở Yamoussurko, Bờ Biển Ngà.
Tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ Saype "Beyong Walls" gần chân tháp Eiffel ở Paris.
Bức tranh theo phong cách nghệ thuật Land Art của nghệ sĩ Saype.
Bức tranh theo phong cách nghệ thuật Land Art của nghệ sĩ Saype.
Land Art của nghệ sĩ Saype trên dốc trượt tuyết Chaux-de-Mont phía trên khu nghỉ mát trên núi cao Leysin, Thụy Sĩ.
Land Art của nghệ sĩ Saype ở Ganwy, Benin.
Tác phẩm của nghệ sĩ Saype ở khu nghỉ mát Alpine của Leysin, Thụy Sĩ.
Bức tranh nghệ thuật trên đất khổng lồ, phong cách nghệ thuật Land Art của nghệ sĩ Guillaume Legros ở Geneva, Thụy Sĩ.
Bức tranh nghệ thuật theo phong cách Land Art của nghệ sĩ Guillaume Legros trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
Những bộ quân phục độc đáo và sặc sỡ nhất thế giới Có không ít bộ quân phục, lễ phục được thiết kế cực kỳ độc đáo, đề cao dấu ấn văn hóa nhiều hơn là mức độ thực dụng trên chiến trường. Lính cận vệ Hy Lạp với bộ quân phục độc nhất vô nhị, thực hiện nghi thức trong kỷ niệm ngày độc lập của quốc gia này. Biệt kích Pakistan với chiếc...