Những thành phố cổ đại vẫn đông đúc, tấp nập suốt hàng nghìn năm trên thế giới
Những thành phố có tuổi đời hàng nghìn năm, lâu đời nhất thế giới với kiến trúc tuyệt đẹp chúng đã để lại dấu ấn của thời đại và nền văn minh.
Trên thế giới hiện rất ít thành phố còn tồn tại nhưng vẫn luôn có con người sinh sống suốt từ đó cho đến tận ngày nay.
Damascus là thành phố lớn thứ hai ở Syria, với dân số khoảng 2,5 triệu người. Thành phố này được thành lập vào khoảng năm 10.000 – 8.000 TCN. Damascus là một trong những thành phố có cư dân sinh sống liên tục lâu đời nhất thế giới. Đây là một trong những thành phố “già” nhất thế giới.
Thành phố cổ Athens, Hy Lạp có dân số khoảng 3 triệu người, với lịch sử tồn tại hơn 7.000 năm. Các đế chế hùng mạnh một thời như Ottoman, Byzantine và La Mã đã góp phần xây dựng mảnh đất này. Sự hiện diện lâu đời nhất được biết đến của con người ở Athens đã được xác định từ thiên niên kỷ 11 đến thiên niên kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Ngày nay, đây vẫn là một đô thị rộng lớn và sầm uất.
Byblos, Lebanon là một trong những cái nôi của nhiều nền văn minh cổ đại. Là một thành phố ven biển ở Lebanon hiện đại, Byblos có lịch sử lâu đời từ Thời kỳ Đồ Đá Mới, khoảng 8.000 năm trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ học tin rằng Byblos đã là một thành phố có người sinh sống liên tục trong khoảng 5.000 năm. Ý nghĩa lịch sử của Byblos được đánh dấu bằng vị thế Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 1984.
Varanasi, Ấn Độ nằm bên bờ sông Hằng. Theo truyền thuyết của người Hindu, Varanasi đã hơn 5.000 năm tuổi và được coi là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, mặc dù bằng chứng về sự sống chỉ cách đây khoảng 3.000 năm. Tuy có niên đại khiêm tốn nhưng đây là thành phố cổ nhất ở Ấn Độ, đồng thời được coi là thành phố linh thiêng nhất trên thế giới đối với người theo đạo Hindu.
Video đang HOT
Jericho, Palestine thường được gọi là “thành phố có người ở lâu đời nhất” với lịch sử kéo dài từ 10.000 năm trước Công nguyên đến nay. Các khu định cư ban đầu từ nền văn hóa Natufian đã phát triển thành các cấu trúc tiền thành phố trong thời kỳ đồ đá mới, bao gồm Tháp Jericho có niên đại 8.000 năm trước Công nguyên, khiến nó trở thành tòa nhà bằng đá lâu đời nhất được phát hiện. Thật đáng kinh ngạc khi Jericho luôn có người sinh sống trong suốt quá trình lịch sử cho đến nay, mặc dù vị trí của nó nằm dưới mực nước biển.
Aleppo là thành phố lớn nhất ở Syria với hơn 2 triệu dân sinh sống. Theo một số tài liệu, thành phố này tồn tại vào khoảng 13.000 năm trước. Thành phố này từng bị đế chế La Mã, Byzantine, Ottoman… chiếm đóng và cai trị.
Plovdiv, Bulgaria: Plovdiv ban đầu là một khu dân cư của người Thracia, và là một thành phố lớn của người La Mã. Nó cũng được cai trị bởi người Ottoman trong một thời gian. Bằng chứng về sự sống ở đây có từ 6.000 năm trước. Ngày nay, Plovdiv vẫn là thành phố lớn thứ 2 ở Bulgaria. Thành phố vẫn bảo tồn khá tốt khu phố cổ với các công trình kiến trúc thời Phục hưng Bulgaria thế kỷ 19.
Lạc Dương, Trung Quốc là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Nơi đây được đánh giá là thành phố có người sống liên tục lâu đời ở châu Á. Lạc Dương từng được chọn làm kinh đô và là một trong những cái nôi văn hóa của Trung Quốc. Thành phố này có người ở từ hơn 4.000 năm trước.
atalhyk được phát hiện tại miền Trung của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được cho là một trong những khu đô thị cổ xưa nhất thế giới, từng được con người khám phá. Ước tính, từ năm 9.500 – 6.200 trước Công nguyên, khu đô thị này có hơn 8.000 người sinh sống. Theo National Geographic, atalhyk được xây dựng trên bờ của một con sông đã khô cạn. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là nền móng cho xã hội thời kỳ đồ đá bình đẳng, sống nương tựa vào nhau.
Faiyum, Ai Cập: Faiyum là một ốc đảo xanh tươi nằm giữa sa mạc, nằm cách Tây Nam Cairo ngày nay 130km. Faiyum được coi là một trong những thành phố cổ xưa nhất của Ai Cập với niên đại từ khoảng năm 5.200 trước Công nguyên. Thành phố từng là một phần trong khu vực cổ Crocodilopolis, một trung tâm văn hóa Hy Lạp quan trọng nhất của Sobek, nơi thờ thần cá sấu. Hiện nay, Faiyum vẫn là một thành phố sôi động tập trung rất nhiều khu chợ lớn.
Susa (nay gọi là Shush), Iran được xây dựng từ khoảng những năm 4.000 trước Công Nguyên. Thậm chí trước đó, khi những công trình chưa được xây dựng, người ta đã thấy những dấu hiệu của con người từ năm 7.000 trước Công Nguyên.
Những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo và vĩ đại được UNESCO công nhận di sản thế giới
Đất nước Ấn Độ với lịch sử hàng nghìn năm của nền văn minh bên dòng sông Hằng huyền Bí.
Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn gây ấn tượng với những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo, lộng lẫy mà không nơi đâu có được.
Đền Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới". Nơi đây mang lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ...được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch trắng , màu sắc chủ đạo của các kiến trúc Hồi giáo.
Thành cổ Fatehpur Sikri, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1986. Tòa thành bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất bụi do các cuộc chiến tranh cho đến năm 1892, các nhà khảo cổ học mới tìm thấy tòa thành cổ. Tòa thành được xây dựng trên đỉnh một sườn núi đá bằng đá sa thạch đỏ, tạo nên sự đồng nhất cùng lộng lấy và hoành tráng cho tòa thành.
Pháo đài Agra được xem là kiệt tác kiến trúc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983. Pháo đài Agra còn có tên gọi khác là Pháo đài đỏ bởi vật liệu xây dựng chính của công trình này là đá sa thạch đỏ. Pháo đài có quy mô hết sức hoành tráng với diện tích 92.6 ha với tổng cộng 14 cổng vào, kiến trúc bên trong pháo đài được phục vụ các nhu cầu thiết yếu như thiết triều, làm việc và sinh sống...
Đại tháp Sanchi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1989. Đại tháp Sanchi là một trong những quần thể di tích Phật giáo tiêu biểu và cổ xưa. Đại tháp Sanchi được xây dựng vào thời đại đế Asoka (thế kỷ III trước Tây lịch) theo cấu trúc vòm, với đường kính khoảng 12m, bằng gạch nung, trung tâm chứa xá lợi của Đức Phật. Di tích này hiện nay bao gồm nhiều bảo tháp, trụ cột, chùa và tu viện.
Đài thiên văn Jantar Mantar được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2010. Tổ hợp các công trình này được vua Maharaja Jai Singh II cho xây dựng từ năm 1727 - 1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và những ngôi sao trong hệ mặt trời. Nơi đây còn có đồng hồ mặt trời bằng đá lớn nhất thế giới.
Đền Ramappa hay còn được gọi là Rudreshwara là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2021. Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ với các cột tròn bên ngoài có chân đế lớn làm bằng đá bazan đen. Các cột đều được chạm khắc tinh xảo những con vật trong thần thoại, nghệ sĩ hoặc các vũ nữ, được xem là "những kiệt tác nghệ thuật Kakatiya".
Nhà thờ và Tu viện Goa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1986. Di tích gồm 7 tòa nhà là các Nhà thờ và Tu viện tại thành phố này. Các công trình này mang lối kiến trúc ảnh hưởng từ nghệ thuật Baroque, Manualine đến từ các nước Châu Âu nhưng lại sử dụng các nguyên liệu địa phương tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền văn hóa Châu Âu và Châu Á.
Đền thờ mặt trời Konark được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1984. Đền thờ mặt trời Konark được xây dựng theo kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo. Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch, các chi tiết được trạm trổ công phu. Xung quanh đền còn có rất nhiều các bức phù điêu được chạm khác cầu kì và tinh xảo đa dạng hình ảnh như các con vật thần thoại, các nhạc sĩ, vũ công...
Lăng mộ Humayun được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993. Lăng mộ nằm trong danh sách "những tòa nhà đẹp nhất thế giới". Lăng mộ cao 47m, gồm 2 tầng, mái vòm trên cùng được làm bằng đá cẩm thạch trắng, phần còn lại được xây bằng đá sa thạch đỏ. Đây là công trình đầu tiên sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn như vậy.
Hội An lọt top 10 thành phố châu Á tuyệt vời nhất Hội An của Việt Nam vừa lọt top 10 thành phố tuyệt vời nhất châu Á 2018 do tạp chí du lịch Travel Land Leisure bình chọn. Cùng với TP. Hội An của Việt Nam thì còn có các thành phố nổi tiếng khác của các nước Châu Á nằm trong top 15 thành phố tuyệt vời nhất gồm: Udaipur - Ấn Độ;...