Những thanh niên Trung Quốc mê ‘nằm thẳng’
“Nằm thẳng” là từ thịnh hành nhất trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây, chỉ những thanh niên chọn cách thoát khỏi văn hóa làm việc không ngừng.
Bất bình đẳng ngày càng lớn, sinh hoạt phí ngày càng cao, thành đạt theo quan niệm truyền thống ngày càng xa vời, một bộ phận thanh niên Trung Quốc chọn cách làm ít việc nhất có thể, ngược với khát vọng cống hiến cật lực mà cha mẹ họ từng dạy dỗ.
“Tang ping” (nằm thẳng), nổi lên như một xu hướng mới nhất trên Internet để diễn tả nỗi vất vả tìm việc khi phải cạnh tranh với hàng nghìn ứng viên, sống vất vưởng những ngày dài và sau đó là trả giá thuê nhà cắt cổ tại những thành phố đất chật người đông ở Trung Quốc.
Một người đàn ông ngả lưng trong khu trưng bày ở một trung tâm thương mại Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone
Sau 4 tháng ròng rã tìm việc, Wang, 24 tuổi, nhận ra mình muốn “nằm thẳng” khi biết người bạn cùng lớp đại học được thừa hưởng công việc kinh doanh của gia đình.
“Gửi hồ sơ xin việc giống như mò kim đáy bể”, Wang, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nói. “Ta bị xã hội đánh cho tơi tả, chỉ muốn một cuộc đời thoải mái hơn. Nằm thẳng không có nghĩa là chờ chết. Tôi vẫn làm việc, nhưng không cố sống cố chết vì công việc”.
Thông qua mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gần như tuần nào cũng tìm ra những thuật ngữ mới, ảnh chế mới, hay nhân vật phản anh hùng mới, để diễn đạt tâm trạng của chính mình.
Thuật ngữ “nằm thẳng” xuất hiện từ một bài đăng trên diễn đàn Tieba của Trung Quốc, sau khi một người ẩn danh viết rằng “nằm thẳng là hành động khôn ngoan bây giờ”.
Một cuộc tranh luận về ý nghĩa của từ này thu hút hàng trăm triệu lượt truy cập trên Weibo, trong khi thuật ngữ này làm dấy lên chỉ trích từ giới học thuật và truyền thông nhà nước.
Video đang HOT
Với Lin, một nhân viên ngành nhân sự 24 tuổi, “nằm thẳng” đã nắm bắt đúng tâm trạng “một thanh niên không thể trở thành người chiến thắng, những người mua được xe, sắm được nhà, kết hôn và sinh con”.
“Vì vậy, họ chọn cách hạ thấp mục tiêu, giảm khát vọng”, cô nói thêm.
Những người khác lại ca ngợi khái niệm này là “ngộ ra mục tiêu vừa sức mình”, trong khi vẫn có thời gian tận hưởng cuộc sống.
“Thật tuyệt vời nếu nhu cầu cơ bản vẫn đáp ứng được mà cuộc sống lại thoải mái hơn phải không?” Lucy Lu, 47 tuổi, làm nghề tự do, nói.
Năm ngoái, từ thông dụng trên mạng Internet Trung Quốc là “nội quyển”, chỉ vòng xoáy áp lực cuộc sống từ việc làm ngày làm đêm không nghỉ, cạnh tranh vô nghĩa giữa đồng nghiệp nơi công sở, nổi lên qua hình ảnh một sinh viên đại học Thanh Hoa vừa đạp xe vừa dùng máy tính xách tay.
Bây giờ, nó là một phần của ngôn ngữ đời thường, bao phủ mọi tầng lớp của cuộc sống hiện đại, đặc biệt tại những thành phố lớn đầy cạnh tranh. Mức lương trung bình cho sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc là 1.000 USD/tháng, nhưng tiền thuê nhà ở Bắc Kinh có thể chiếm quá nửa.
Tâm trạng vỡ mộng được diễn tả bằng thuật ngữ “Tang” (tang tóc), nói về cảm giác thất bại tự ti của thế hệ 9x. Nó ngày càng phổ biến khi thế hệ trẻ cho rằng có rào cản vô hình ngăn họ nâng cao vị trí xã hội, theo K Cohen Tan, học giả tại Đại học Nottingham Ninh Ba, Trung Quốc.
Biểu tượng ban đầu của văn hóa Tang là hình ảnh chú ếch Pepe, nhân vật có đôi mắt u buồn. Tới tháng 4, một thành viên ban nhạc nam trong chương trình truyền hình thực tế trở thành biểu tượng mới của Tang.
Một người đàn ông ngồi trước áp phích ếch Pepe trong một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh hôm 29/5. Ảnh: AFP
Russian Vladislav Ivanov, thanh niên 27 tuổi người Nga, tình cờ tham gia chương trình truyền hình thực tế và và lọt vào vòng cuối đã cầu xin người hâm mộ đừng bỏ phiếu cho mình. Ivanov muốn rời chương trình nhưng không muốn vi phạm hợp đồng, nên anh đã cố tình trình diễn thật tệ, xin người hâm mộ “Đừng yêu quý tôi, sẽ không có kết quả nào đâu”.
Nhưng hình ảnh mà Ivanov thể hiện trên truyền hình lại bộc lộ rất rõ cảm giác về một nô lệ làm việc, mang tới cho anh sự nổi tiếng và ủng hộ.
Học giả Tan nhận định tâm trạng bất ổn trong giới trẻ thành thị liên quan mật thiết tới việc tìm kiếm giá trị sống. “Sự khác biệt nằm ở chỗ một người có cảm thấy họ phù hợp với cách xã hội vận hành bằng cách tạo ra giá trị cho người khác hay không”, ông nói.
“Nằm thẳng” dường như đi ngược lại với tôn chỉ về một xã hội năng động mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, khi ông luôn kêu gọi “xắn tay áo lên làm việc chăm chỉ”.
Hàm nghĩa của chủ nghĩa thất bại hay chủ nghĩa dễ bảo cũng mâu thuẫn với các giá trị thế hệ tại một đất nước mà những người lớn tuổi đã trải qua nghèo đói, hỗn loạn, luôn cố gắng để tiến thân trên nấc thang xã hội.
Khái niệm “nằm thẳng” là “thái độ cực kỳ vô trách nhiệm, không chỉ khiến cha mẹ thất vọng, mà còn khiến hàng trăm, hàng triệu người nộp thuế thất vọng”, theo Li Fengliang, giáo sư đại học Thanh Hoa. Ông cho rằng người ta vẫn có thể nâng cao vị trí xã hội của mình thông qua cạnh tranh.
Một video chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy Bai Yansong, một người dẫn chương trình nổi tiếng Trung Quốc, đặt câu hỏi phải chăng thanh niên chỉ muốn “giá nhà thật thấp, việc làm luôn sẵn, không có áp lực”.
“Khẳng định là không, đúng không?” ông nói.
Còn Xinhua, hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc, chỉ trích văn hóa “nằm thẳng” bằng video về một nhà khoa học “từ chối nằm thẳng” khi vẫn làm việc 12 giờ một ngày ở tuổi 86.
Trung Quốc nói gần 300 sinh viên bị thẩm vấn khi rời Mỹ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hàng trăm sinh viên nước này bị "quấy rối và thẩm vấn" khi chuẩn bị rời Mỹ từ tháng 5 đến tháng 9.
"Trong mùa hè này, Mỹ đã sử dụng quyền lực tư pháp để làm phiền và thẩm vấn sinh viên Trung Quốc, thậm chí bắt và truy tố họ với những cáo buộc sai trái", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 21/10.
Theo ông Triệu, từ giữa tháng 5 đến tháng 9, gần 300 sinh viên trong chương trình trao đổi sinh viên nước ngoài của Trung Quốc đã bị quấy rối và thẩm vấn tại sân bay Mỹ. Điện thoại di động, máy tính xách tay và các đồ dùng cá nhân khác của một số người bị kiểm tra, thậm chí bị tịch thu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Ông Triệu không đề cập chi tiết bất kỳ trường hợp cụ thể nào, cũng không nói rõ các con số được thống kê ra sao. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên tồi tệ trong những tháng gần đây, khiến sinh viên Trung Quốc tới thăm và làm việc, học tập tại Mỹ chịu giám sát chặt chẽ.
Sinh viên Trung Quốc tại Đại học Nam California, Mỹ. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và nhiều quan chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ sinh viên và học giả Trung Quốc hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh. Tháng trước, hai người Mỹ nhận tội tại một tòa án tại Washington vì sử dụng hộ chiếu giả và các tài liệu giả khác để giúp công dân Trung Quốc có được thị thực du học.
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 7 bắt 4 học giả Trung Quốc vì che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc trong đơn xin cấp thị thực. Hồi tháng 6, ba sinh viên Trung Quốc bị tuyên án một năm tù vì chụp ảnh căn cứ hải quân Mỹ ở Florida.
Năm 2018, Bộ Tư pháp Mỹ khởi động chương trình giám sát hoạt động bất hợp pháp của công dân Trung Quốc ở Mỹ. Bộ này sau đó tuyên bố rằng khoảng 60% các trường hợp liên quan đánh cắp bí mật thương mại có mối liên hệ với Trung Quốc.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien tuần này cho biết chính phủ đang làm việc với các trường đại học để bảo vệ quyền của các sinh viên trao đổi Trung Quốc, nhưng cũng nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các trường đại học Mỹ.
"Những sinh viên Trung Quốc đến đây để học chứ không phải để ăn cắp sẽ luôn được chào đón", ông cho hay.
Đầu tháng này, Pompeo và Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Betsy DeVos gửi thư tới các lãnh đạo trường đại học, nói rằng chính phủ Trung Quốc có thể đang giám sát cả sinh viên Mỹ và Trung Quốc trong khuôn viên trường họ. Tháng trước, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Matt Pottinger cho biết Mỹ đang thực hiện "phương pháp chọn lọc" để theo dõi các gián điệp tiềm năng, chỉ nhắm vào 1% trong số 400.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Mỹ.
Bất chấp mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa hai nước, Mỹ vẫn là điểm đến phổ biến nhất của du học sinh Trung Quốc, sau Anh, Australia và Canada, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường New Oriental. Một nghiên cứu của Đại học Georgetown tuần trước cho biết công dân Trung Quốc chiếm 16% tổng số sinh viên nước ngoài theo học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ở Mỹ.
Thái Lan tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên Lô hàng đầu tiên gồm 200.000 liều vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất đã tới Thái Lan ngày 24/2 và đã được bàn giao trong một buổi lễ tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi với sự tham dự của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cùng các quan chức cao cấp của Thái Lan. Phát biểu tại lễ...