Những thần đồng nổi tiếng nhất trong lịch sử đất nước tỉ dân
Dưới đây là danh sách những thần đồng nổi tiếng nhất Ấn Độ ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
1. Lydia Sebastian, năm 12 tuổi đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của tổ chức Mensa (Hiệp hội những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới). Kết quả kiểm tra IQ của Lydia Sebastian thậm chí còn cao hơn 2 đại thiên tài Albert Einstein và Stephen Hawking. Theo người nhà của Lyndia kể lại, cô bé biết nói từ khi mới 6 tháng tuổi và 4 tuổi bắt đầu chơi thành thạo đàn violin.
2. Srinivasa Ramanujan là thần đồng tự học trong lĩnh vực toán học. Srinivasa có nhiều đóng góp cho việc phân tích toán học, lý thuyết số, chuỗi vô hạn,…
3. Priyanshi Somani. 12 tuổi, Priyanshi Somani trở thành thí sinh nhỏ tuổi nhất và là quán quân của kỳ thi Tính nhẩm thế giới, năm 2010. Để có thành quả đó, Priyanshi Somani đã hoàn thành các phép nhân và tính căn bậc 2 của số có 5 chữ số với kết quả chính xác 100%. Cô bé đã được ghi danh trong sách kỷ lục thế giới Limca.
Video đang HOT
4. Akrit Jaswal. 5 tuổi bắt đầu đọc các tác phẩm của Shakespeare, 7 tuổi, cậu bé tiến hành giải phẫu cho những người hàng xóm không có khả năng tự chăm sóc sức khỏe của mình. Cậu bé được mệnh danh là thần đồng y khoa và trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất theo học chuyên ngành này ở 1 trường đại học. Hiện nay, Akrit Jaswal đang theo học cấp bậc Thạc sỹ về Hóa học ứng dụng.
5. Kautilya Pandit có 1 trí nhớ siêu đặc biệt, cậu bé thể hiện sự hiểu biết về tất cả kiến thức tổng quát, thống kê địa lý,… Các nhà nghiên cứu tỏ ra rất bất ngờ về chỉ số thông minh của thần đồng nhỏ tuổi này.
6. Aravind Chithambaram là nhà vô địch cờ vua 14 tuổi. Aravind xếp hạng thứ 12 thế giới trong đội tuổi dưới 16.
7. Angad Daryani chế tạo robot đầu tiên năm 8 tuổi và từ đó không ngừng thử nghiệm, phát triển công nghệ. 15 tuổi, Angad trở thành Giám đốc điều hành công ty Shark Industries Pvt. Ltd., sản xuất ra chiếc máy in 3 chiều đầu tiên của Ấn Độ.
8. Sushma Verma trở thành thạch sĩ chuyên ngành vi sinh học năm 15 tuổi. Sushma được ghi danh trong sách kỷ lục thế giới Limca vì là sinh viên đại học trẻ nhất thế giới vào thời điểm 7 tuổi 3 tháng 28 ngày.
9. Ayesha Aziz trở thành phi công trẻ tuổi nhất Ấn Độ, năm 20 tuổi. Từ khi còn nhỏ, cô bé đã luôn mơ ước trở thành phi công và nhận được giấy phép học tập năm 16 tuổi. Năm 12 tuổi, 1 nhóm các nhà khoa học từ NASA đã chọn Ayesha Aziz và 2 cậu bé khác cho 1 chương trình đào tạo không gian.
Theo Danviet
Anh nông dân chế tạo robot: Bỏ lương 60 triệu ở Israel để về nước
Khó ai có thể tin được, trước khi trở thành nhà sáng chế tài ba tới 10 loại máy móc xuất khẩu đi các nước hiện đại nhất, anh nông dân Phạm Văn Hát (sinh năm 1972) ở Tứ Kỳ, Hải Dương đã từng bị vỡ nợ 3 tỷ đồng vì "dự án" trồng rau sạch của mình. Và điều đáng ngạc nhiên là, anh đã từ chối mức lương gần 60 triệu đồng do một công ty ở Israel trả để trở về cống hiến cho quê hương, Tổ quốc
Anh Phạm Văn Hát, thực tế mới chỉ học hết lớp 7. Anh Hát sinh năm 1972, ở xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Vốn là một nông dân năng động, ngay từ năm 2007, anh đã bỏ ra cả một khoản tiền rất lớn để trồng rau sạch. Nhưng rồi, trong đời sống chụp giật, muốn làm ăn tử tế khó lắm. Những người ký kết hợp tác với anh cũng chỉ lấy cớ để đưa các loại sản phẩm giả danh rau sạch của họ vào các siêu thị.
Còn rau sạch thực sự của anh thì chẳng biết bán cho ai. Mà rau sạch thật sự, không có chất bảo quản thì không thể để lâu được. Thế là cả gia đình anh khốn đốn kiệt quệ vì làm người tử tế. Vậy mà lại nghe nói ở Israel, có người cũng chỉ trồng rau như anh thôi mà mỗi năm thu được đến cả mấy tỷ đồng tính theo tiền Việt Nam. Thế thì anh phải ra đi. Phải cắp tráp tìm họ để học họ.
Dù vỡ nợ, mất đến 3 tỷ đồng trong việc trồng rau sạch, anh vẫn liều, mượn thêm 200 triệu đồng nữa để lần sang đất nước Israel. Anh đi, không chỉ đơn thuần bán sức lao động kiếm tiền trả nợ. Mà quan trọng hơn, anh muốn học kinh nghiệm, muốn xem thiên hạ người ta làm thế nào mà có nhiều tiền thế.
Anh Phạm Văn Hát, người cũng chỉ học hết lớp 7. Anh Hát sinh năm 1972, ở xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chế tạo được nhiều loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đến Israel, anh Hát ngạc nhiên khi thấy một đất nước rất văn minh hiện đại mà vẫn còn phải làm nhiều công đoạn thủ công. Anh muốn chế tạo cho họ một chiếc máy rải phân.
Chỉ mới đặt vấn đề thế, ông chủ đã đồng ý ngay và cấp vốn cho anh nghiên cứu. Sau vài tháng, chiếc máy đã được anh chế tạo thành công, đưa ra các cánh đồng thử nghiệm thì thấy hiệu quả rất tốt. Anh được chủ trang trại thưởng hơn 200 triệu đồng tính theo tiền Việt Nam.
Nhà nước Israel lập tức ghi nhận sáng chế của anh, đã mua ngay bản quyền để sản xuất hàng loạt cung cấp cho nông dân toàn quốc. Anh Hát lại tiếp tục chế tạo, cải tiến thêm nhiều loại máy móc cho ông chủ của mình.
Ông chủ cũng quyết định nâng lương anh lên gấp 2,5 lần, từ 1.000 USD lên 2.500 USD bằng gần 60 triệu tiền Việt Nam. Đấy là một số tiền không nhỏ đối với một nông dân.
Nhưng chính cái lúc được ưu ái đặc biệt ấy, anh quyết định trở về Tổ Quốc. Nhiều người tiếc cho anh. Nhưng anh không tiếc. Anh nghĩ, mình đã làm được 2.500 USD ở xứ người thì chắc cũng có thể làm được 1.000 USD ở Tổ Quốc của mình. Anh muốn đi lên từ chính mảnh đất quê mình. Rồi còn giúp bà con cô bác nông dân nữa. Nước mình còn rất khổ. Và khổ nhất là nông dân...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Những nhà sáng chế "chân đất" nước mình tài lắm.Tôi muốn nhắc lại một điều mà tôi cũng đã nói rồi. Đất nước Việt Nam là đất nước nông dân. Theo con số thống kê của tổ chức chính thống thì hiện nay chúng ta có 70% nông dân. Nhưng thực tiễn có thể hơn đấy. Tôi nhìn đâu cũng thấy nông dân. Nông dân cầm cày. Nông dân làm ngoại giao. Nông dân điều hành, quán lý, lãnh đạo. Nhiều ông rất oách.Có ông trông như một chính khách. Nhưng đến khi xử lý những vụ việc cụ thể mới thấy hiện nguyên hình một ông nông dân từ trong bản chất. Nhưng tôi phục nhất vẫn là những ông nông dân đang lăn lộn trên những cánh đồng làng hay các trang trại. Tôi đặc biệt kính nể những ông nông dân có khả năng sáng chế ra những chiếc máy nông cụ 3 trong 1, rồi 5 trong 1, thậm chí 32 trong 1. Tài lắm. Họ thực sự là những bậc kỳ tài. Đấy là những nhà khoa học chân đất... Gọi "những nhà khoa học chân đất", ông có sợ là mình đã xúc phạm họ không?- Không! Đấy là cách tôi phân biệt họ với những nhà khoa học khác. Đó là những Tiến sĩ, Thạc sĩ giấy. Đông lắm. Đội ngũ này có đến mấy trăm ngàn người. Nói đến Tiến sĩ, Thạc sĩ, là nói đến những nhà khoa học. Và đã là nhà khoa học thì phải có những phát minh? Họ phát minh được những gì? Không có gì cả! Đến nay, về cơ bản, chúng ta vẫn chưa tự sản xuất ra được một cái đinh ốc. Bé đến như cái kim, chúng ta vẫn phải nhập của nước ngoài.
Theo Danviet
Anh nông dân chế robot: Israel thán phục, Nhật, Mỹ xếp hàng xin mua Chuyện anh nông dân Phạm Văn Hát (sinh năm 1972) chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng đã sáng chế ra nhiều sản phẩm máy nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 10 quốc gia và tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước khiến nhiều người phải nể phục. Nhưng với những người nông dân Hải Dương...