Những thảm kịch kinh hoàng xảy ra trong đêm Giáng sinh
Thảm sát cả gia đình, không tặc tại Algeria, giẫm đạp chấn động nước Mỹ là những tấn bi kịch xảy ra trong đêm Noel.
Ảnh chụp gia đình Charlie Lawson.
Giáng sinh năm 1929 là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân sống ở vùng ngoại ô Bắc Carolina, Mỹ. Thậm chí, đây còn là một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử tiểu bang này khi ông Charlie Lawson, 43 tuổi tự tay giết chết 6 người trong gia đình và đặt xác họ ngoài cửa trước khi nổ súng kết liễu cuộc đời.
Vào đêm Giáng sinh định mệnh, ông Lawson cầm khẩu súng lục, bắn chết vợ và 4 con ở cự ly gần. Sau đó, người đàn ông 43 tuổi tiếp tục đánh chết đứa con gái mới tròn 4 tháng tuổi. Sau khi thảm sát gia đình, người đàn ông mang thi thể vợ con ra đặt trước cửa với tư thế tay bắt chéo qua ngực. Cuối cùng, ông ta bước vào rừng và kết liễu cuộc đời mình bằng một phát đạn vào đầu.
Trước khi nổ súng bắn chết cả gia đình, Charlie Lawson sai người con trai cả là Arthur đi đâu đó nên người này may mắn thoát chết. Người ta vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân Charlie Lawson thảm sát vợ con nhưng lại bắt người con lớn đi khỏi nhà. Dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng ngôi nhà của gia đình Lawson vẫn khiến du khách sợ hãi mỗi khi tới thăm.
Cô bé chết bất thường đêm Giáng sinh
Cái chết của JonBenet Ramsey vào Giáng sinh năm 1996 thu hút rất nhiều sự chú ý của người Mỹ. Sau 8 giờ mất tích, người ta tìm thấy thi thể Ramsey trong tầng hầm của căn nhà. Thi thể cô bé nằm dưới tấm chăn màu trắng, chết trong tư thế bị bịt miệng. Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy, cô bé hoàn toàn không bị xâm hại tình dục.
Video đang HOT
Hung thủ đằng sau cái chết của JonBenet Ramsey vẫn là điều bí ẩn.
Trong thời gian dài, cảnh sát nỗ lực tìm hung thủ đằng sau cái chết của cô bé tội nghiệp. ADN của mẫu vật chứng tìm thấy trên thi thể cô bé hoàn toàn không trùng khớp với các thành viên trong gia đình. Cảnh sát còn không phát hiện kẻ tình nghi và động cơ khiến cô bé tội nghiệp bị giết hại. Người ta không thể làm gì kẻ thủ ác đứng đằng sau vụ tấn công.
Không tặc đêm Giáng sinh
Mùa Giáng sinh năm 1994, chuyến bay số hiệu 8969 của hãng hàng không Pháp Air France chuẩn bị cất cánh từ sân bay Alger của Algeria thì bị 4 tên không tặc không chế. Chúng là thành viên của một tổ chức Hồi giáo cực đoan đòi thành lập nhà nước Sharia ở Algeria. Trang bị súng máy, bom và lựu đạn tự chế, chúng khống chế và bắt 220 người trên máy bay làm con tin.
Lực lượng phản ứng nhanh của Pháp giải cứu con tin trên chiếc máy bay của Air France.
Lúc đầu, bọn không tặc thả hơn 50 con tin, giả vờ đàm phán để chiếc máy bay cất cánh, tiến vào không phận Paris trước khi lao thẳng nó vào tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp. Nhận được tin mật báo, chính phủ Pháp không cho phép chiếc máy bay cất cánh khỏi sân bay Marigane ở thành phố Marseille, nơi nó buộc phải hạ cánh để tiếp nhiên liệu trên đường tới Paris.
Khi những kẻ không tặc tỏ thái độ cứng rắn đòi tiếp tục hành trình tới thủ đô nước Pháp, lực lượng phản ứng nhanh của Pháp được lệnh tấn công. Hai tên khủng bố trong buồng lái bị bắn chết ngay lập tức, hai tên còn lại bị hạ sau đó vài phút. Cả 4 kẻ khủng bố bị bắn hạ nhưng ít nhất 3 hành khách, trong đó có tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Algerie, thiệt mạng.
Giẫm đạp kinh hoàng đêm Giáng sinh 1913
Trong buổi lễ Giáng sinh năm 1913, tiếng hô “cháy” biến bữa tiệc của công nhân và gia đình họ ở hạt Calumet, bang Michigan, Mỹ trở thành bi kịch. Ngay sau tiếng hô, hàng trăm người chen lấn nhau thoát khỏi khu vực đang tổ chức bữa tiệc. Đám người dồn ứ lại tại khu vực cầu thang hẹp, gây ra sự cố giẫm đạp nghiêm trọng.
Chiếc cầu thang hẹp, nơi vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy ra
Ít nhất 73 người, trong đó có 59 trẻ em thiệt mạng trong vụ giẫm đạp. Rất nhiều người khác bị thương nặng. Số lượng người chết và bị thương khiến cả hạt Calumet chấn động. Cảnh sát không kể xác định danh tính hay động cơ khiến kẻ nào đó cố tình hô “có cháy” tại buổi tiệc Giáng sinh năm 1913.
Còn nữa!
Theo Xahoi
Ấn Độ: Án chung thân cho bố mẹ sát hại con gái
Tòa án Ấn Độ đã khép lại vụ án bố mẹ giết con với những tình tiết hiếm thấy nhất trong lịch sử tư pháp bằng 2 án chung thân.
Ngày 26/11, một tòa án ở Ấn Độ đã kết án chung thân một cặp vợ chồng thuộc gia đình thượng lưu ở nước này với tội danh sát hại người con gái tuổi vị thành niên của mình và một người hầu trong gia đình trong vụ án từng làm chấn động dư luận Ấn Độ cách đây 5 năm.
Hai vợ chồng Rajesh và Nupur Talwar làm nghề bác sĩ nha khoa đều bị kết tội đã sát hại cô con gái Aarushi 14 tuổi và người hầu Hemraj Banjade 45 tuổi bằng một cây gậy đánh golf và dao mổ tại ngôi nhà của họ ở ngoại ô New Delhi hồi tháng 5/2008.
Hai vợ chồng nhà Talwar bị đưa ra trước tòa án
Hai vợ chồng này đã bật khóc khi thẩm phán Syam Lal đọc cáo trạng trước phòng xử chật kín người. Các chuyên gia pháp lý Ấn Độ cho rằng đây có thể là vụ án đầu tiên ở Ấn Độ mà các bị cáo bị kết tội chỉ dựa hoàn toàn trên chứng cứ gián tiếp và suy đoán của các điều tra viên.
Họ cho biết trong toàn bộ quá trình tố tụng, nhà chức trách không đưa ra được bất cứ chứng cứ pháp y hay bằng chứng cụ thể chống lại hai bị cáo mà chỉ dựa trên các suy luận của họ về giả thuyết "người nhìn thấy cuối cùng". Theo giả thuyết này, bị cáo chính là người cuối cùng nhìn thấy nạn nhân, và không ai khác có thể gây ra cái chết cho các nạn nhân này.
Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) trong khi điều tra vụ án đã kết luận rằng nạn nhân Aarushi bị sát hại sau khi bố mẹ cô phát hiện cô và người hầu Hemraj đang trong trạng thái thân mật.
Trong khi đó, hai vợ chồng Talwar lại cho rằng họ là nạn nhân của sự bất tài của cảnh sát và búa rìu dư luận khi vụ giết người dã man này làm chấn động cả đất nước và ngành cảnh sát Ấn Độ.
Ngay sau khi vợ chồng Talwar tìm thấy thi thể đẫm máu của con gái trong nhà vào ngày 16/5/2008, cảnh sát địa phương đã coi Hemraj là nghi phạm chính vì người này đã biến mất khỏi nhà. Tuy nhiên kết luận này đã làm cảnh sát bị bẽ mặt khi một người hàng xóm phát hiện thi thể bị nhiều vết đâm của Hemraj trên nóc căn hộ của gia đình này.
Lập tức cảnh sát nghi ngờ và bắt giữ cha của cô gái với khẳng định rằng ông này đã giết con trong cơn giận dữ vì đã "thân mật" với Hemraj, đồng thời coi đây là một vụ "giết người vì danh dự".
Sau khi CBI tiếp nhận điều tra vụ án này từ cảnh sát địa phương, họ đã tiêm thuốc "nói thật" sodium pentothal vào người hai vợ chồng này để lấy khẩu cung nhưng vẫn không thu được gì khả quan.
Đến tháng 12/2010, CBI buộc phải khép lại hồ sơ vụ án vì không tìm được chứng cứ mới, tuy nhiên đến tháng 4/2011, dưới sức ép dữ dội của giới truyền thông và dư luận xã hội, họ buộc phải tiếp tục truy tố vợ chồng này tội giết hại con.
CBI cùng các công tố viên đã truy tố vợ chồng này và đề nghị mức án tử hình, tuy nhiên sau khi xem xét các tình tiết liên quan, tòa án đã phán quyết mức án chung thân cho cả hai người, khép lại vụ án được cho là "hiếm có nhất trong những vụ hiếm có" trong lịch sử tố tụng Ấn Độ.
Luật sư Rebecca John đại diện cho vợ chồng nhà Talwar tuyên bố thân chủ của mình vô tội và sẽ kiên quyết theo đuổi đến cùng vụ việc này để bảo vệ quyền lợi cho vợ chồng này.
Theo India Today
Phlippines: Cướp kho gạo, 8 người thiệt mạng Đã có 8 người thiệt mạng khi hơn 1.000 người sống sót sau siêu bão Haiyan xông vào cướp một kho gạo tại thị trấn Alangalang (cách thành phố Tacloban 17km), tỉnh Leyte, Philippines, ông Rex Estoperez - người phát ngôn của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines ngày 13-11 cho biết. Hàng nghìn người Philippines phải tị nạn vì siêu bão...