Những thảm hoạ chìm tàu khủng khiếp nhất châu Á
Trong khoảng 3 thập kỷ qua, hàng loạt vụ chìm tàu, phà khủng khiếp xảy ra ở châu Á khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Chiếc tàu Wanshenzhou 67 bị chìm trên sông Trường Giang. (Ảnh: Xinhua)
Tháng 6/2015: Chiếc tàu Ngôi sao Phương Đông chở 458 người bị chìm trên sông Trường Giang, Trung Quốc vào tối 1/6. Lực lượng cứu hộ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực hết sức để cứu các nạn nhân. Tính đến nay, đội cứu hộ đã vớt được 5 thi thể, ít nhất 18 người được cứu.
Tháng 3/2015: Một con tàu chở hơn 200 hành khách và thủy thủ đoàn bị lật ở ngoài khơi bang Rakhine, phía tây Myanmar khiến 61 người thiệt mạng.
Tháng 2/2015: Một tai nạn chìm phà ở miền trung Bangladesh khiến 69 người chết.
Tháng 1/2015: Chiếc tàu kéo Wanshenzhou 67 của Trung Quốc bị lật úp trên sông Trường Giang (hay còn gọi là sông Dương Tử) làm 21 người chết, trong đó có 8 người nước ngoài.
Tháng 10/2014: Ít nhất 17 người thiệt mạng khi chiếc thuyền chở khoảng 50 người bị chìm ngoài khơi tỉnh Đông Java, Indonesia khi đang trên đường đến đảo Bali ăn cưới. Một tháng trước đó, một con thuyền khác cũng đã bị chìm ở đây khiến 14 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Chiếc phà Sewol bị chìm
Tháng 4/2014: Chiếc phà Sewol chở 476 hành khách, phần lớn là học sinh trung học tham gia hoạt động ngoại khóa của trường, bị chìm ngày 16/4/2014 khi đang trên đường từ thành phố cảng Incheon, phía Tây Hàn Quốc, đến hòn đảo nghỉ dưỡng Jeju ở phía Nam. Vụ việc khiến 304 người thiệt mạng. Thuyền trưởng của chiếc phà sau đó đã chịu mức án 36 năm tù với tội sơ suất gây tai nạn nghiêm trọng khi ông bỏ rơi hành khách trong lúc chiếc phà bị chìm.
Tháng 8/2013: Ít nhất 71 người chết và 49 người mất tích sau khi chiếc phà MV Thomas Aquinas chở hơn 800 người đụng vào một tàu chở hàng ngoài khơi Philippines.
Tháng 6/2012: Một con tàu chở 200 người tị nạn từ Sri Lanka đã phát tín hiệu cấp cứu khi nó bị lật hôm 21/6/2012 ở vùng biển cách đảo Christmas của Australia hơn 200 km. Khi gặp nạn, tàu đang ở trong vùng biển của Indonesia, sát biên giới hàng hải với Australia. Ít nhất 73 người mất tích.
Tháng 4/2012: 203 người bị thiệt mạng khi chiếc phà chở họ bị bão nhấn chìm ở sông Brahmaputra, phía đông Bắc bang Assam, Ấn Độ.
Tháng 1/2009: Một chiếc phà bị chìm ở ngoài khơi Indonesia do gặp bão khiến ít nhất 235 người bị chết.
Tháng 6/2008: Cơn bão Fengshen nhấn chìm phà Princess of the Stars của Philippines gần quần đảo Sibuyan Island trên biển Đông. Chỉ có 57 người cứu sống trong tổng số 850 người trên phà.
Tháng 10/2001: Một con tàu đánh cá mang tên SIEV-X chở 421 người, hầu hết là người tị nạn Iraq và Afghanistan bị chìm trên đường đến Australia. Vụ việc khiến 353 người thiệt mạng, trong đó có 146 là trẻ em. Đây được coi là tai nạn hàng hải đẫm máu nhất liên quan đến người tị nạn ở Australia.
Hình ảnh chiếc phà Dona Paz đâm tàu chở dầu Vector
Tháng 12/1987: Chiếc phà Dona Paz của Philippines bị chìm sau khi va chạm với tàu chở dầu Vector với 8.800 thùng dầu. Vụ tai nạn khiến tàu Vector bốc cháy dữ dội và ngọn lửa nhanh chóng lan sang Dona Paz, khiến cả hai phương tiện chìm không lâu sau đó. 4.386 người đã bị thiệt mạng trong vụ tai nạn này và đây được coi là một trong những tai nạn hàng hải thảm khốc nhất.
Theo Yến Đặng/AFP
Tiền Phong
Hàn Quốc công bố kế hoạch trục vớt phà Sewol
Hàn Quốc hôm nay cho biết sẽ nâng con phà Sewol bị chìm một năm trước từ độ sâu 44 m dưới đáy biển.
Mọi người xếp hình phà Sewol trong buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân ở trung tâm Seoul hôm 17/4. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn thông cáo của chính phủ Hàn Quốc cho biết nước này sẽ nâng con phà 6.800 tấn với mức chi phí là 150 tỷ won (139 triệu USD).
Quá trình trục vớt dự kiến bắt đầu vào tháng 9 tới và có thể kéo dài tới 18 tháng. Chi phí có thể bị đội lên hơn 200 tỷ won do điều kiện thời tiết và các khó khăn về công nghệ.
"Nguy cơ hàng đầu là Sewol đã được đóng từ cách đây hơn 20 năm, vì thế thân của nó đã bị ăn mòn", Park In-yong, một đô đốc hải quân nghỉ hưu, người đứng đầu Bộ An toàn và An ninh Công cộng Hàn Quốc mới thành lập, cho biết. "Nó lại đang nằm nghiêng về bên trái, vì thế nếu chúng tôi cố gắng nâng nó lên trong tình trạng không cân bằng, nó có thể bị suy yếu về kết cấu".
Phà Sewol bị lật rồi chìm ở độ sâu 44 m dưới đáy biển, ngoài khơi đảo tây nam Jindo ngày 16/4/2014. Điều tra cho thấy phà bị lỗi kết cấu, chở quá tải và rẽ gấp trước khi gặp nạn.
Trong số hơn 300 người thiệt mạng, có 250 người là học sinh của trường trung học Danwon đang đi dã ngoại.
Nâng phà là yêu cầu khẩn thiết của gia đình các nạn nhân khi 9 thi thể vẫn đang mất tích. Một số người nói rằng chính phủ khiến họ thất vọng vì không công bố kế hoạch trục vớt vào dịp kỷ niệm một năm thảm kịch vừa qua.
Tuần trước, hàng nghìn người đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trung tâm Seoul để lên án sự yếu kém của chính phủ, sự chậm trễ trong việc nâng phà và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nửa triệu USD cho mỗi gia đình nạn nhân chìm phà Sewol Chính phủ Hàn Quốc sẽ bồi thường 521.000 USD/nạn nhân cho gia đình của 250 học sinh thiệt mạng hay mất tích trong thảm họa chìm phà Sewol. Trong khi đó, người thân của 11 giáo viên thiệt mạng trong thảm họa sẽ nhận được số tiền cao hơn là 688.000 USD, theo Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc. Những nạn...