Những thách thức với các đại học sau mùa dịch
Khi đại dịch Covid-19 dần qua đi, các đại học hoạt động trở lại, nhất khi là mùa tuyển sinh mới bắt đầu. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, sẽ có nhiều thay đổi trong môi trường giáo dục đại học.
(Ảnh minh hoạ)
Các nhà quản lý lĩnh vực giáo dục đại học đang cố gắng phân tích những tác động sẽ xảy ra, như: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến ngân sách đại học; Điều gì đón chờ sinh viên tốt nghiệp từ thị trường lao động; Đội ngũ giáo viên phải thay đổi thế nào; Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa trường đại học và các khóa học trực tuyến…
Điều chỉnh lại hệ thống đánh giá
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường học phải đóng cửa và chuyển sang hình thức dạy trực tuyến. Quá trình giảng dạy, tiếp cận kiến thức thông qua hình thức trực tuyến chịu tác động bởi phương pháp và kỹ thuật, do đó tạo ra sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng. Không phải mọi giảng viên và sinh viên đều có tất cả các thiết bị kỹ thuật cần thiết để học trực tuyến. Điều này, theo các chuyên gia, khiến cho việc tiếp cận giáo dục có sự bất bình đẳng.
Bên cạnh đó, các kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông ở nhiều quốc gia buộc phải hủy bỏ, hoãn hoặc thay bằng đánh giá điểm số trong năm học. Các đại học phải điều chỉnh hệ thống tuyển chọn sinh viên, để loại trừ khả năng chất lượng ứng viên, và sau đó là chất lượng sinh viên tương lai sẽ bị suy giảm.
Giáo sư Simon Marginson, Đại học Oxford (Hoa Kỳ) cho rằng sẽ mất ít nhất 5 năm để ổn định khả năng di chuyển của các sinh viên trên toàn thế giới. Tổn thất lớn cho các nước đang phát triển, đó là sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục vốn đã lớn lại gia tăng. Giáo dục trực tuyến sẽ không thay thế giáo dục chính khóa trong tương lai dài hạn, nhưng sẽ chứng tỏ được sức sống mãnh liệt hơn dẫn tới sự thay đổi mô hình học tập từ truyền thống sang trực tuyến.
Video đang HOT
Đối mặt với vấn đề tài chính
Các nguồn thu của các trường đại học đã suy giảm khi diễn ra đại dịch Covid-19. Ngân sách của các trường đại học buộc phải thay đổi trong cấu trúc thu chi, tinh giản các khâu kém hiệu quả trong nội bộ, hoặc từ bỏ kế hoạch mở rộng nhân sự hành chính…
Trợ cấp của chính phủ cho đại học tại nhiều quốc gia sẽ giảm cho năm tới. Trong khi đó, các trường đại học rất khó cắt giảm chi tiêu, một phần do có những khoản chi đã được ấn định bởi các cam kết dài hạn.
Bùng nổ kỹ thuật số
Đại dịch đã khiến phương pháp giảng dạy và các kỳ thi truyền thống không được áp dụng. Khi một môi trường mới hình thành, vai trò của từng yếu tố tham gia giảng dạy cần suy ngẫm thấu đáo. Các trường phải đưa ra áp dụng những cách tiếp cận mới trong giảng dạy và đánh giá; phát triển dịch vụ hỗ trợ; thay đổi hợp đồng với giáo viên…
Neil Morris, Giáo sư lĩnh vực Công nghệ giáo dục tại Đại học Leeds (Anh) nhận xét: Cuộc khủng hoảng sẽ cho phép các nền tảng trực tuyến chứng minh giá trị của chúng. Không chỉ về chất lượng tài nguyên giáo dục, mà còn bởi các nhà cung cấp trong không gian mạng xã hội. Nhu cầu đối với các nền tảng trực tuyến và khả năng cạnh tranh của chúng gia tăng.
Theo ông, một số trường đại học sẽ tiếp tục thận trọng trong các quan hệ đối tác trực tuyến, vì họ cảnh giác với sự dịch chuyển của sinh viên chính khóa. Thay vì cạnh tranh với nhau, mối quan hệ đối tác cùng có lợi giữa các trường đại học và các nền tảng trực tuyến là rất quan trọng.
“Bước tiếp theo cho các trường đại học có thể là phát triển những nội dung trực tuyến mà sinh viên sẽ sẵn sàng chi trả. Điều này tạo nên sự thích ứng nhanh chóng và hiệu quả với môi trường giáo dục mới. Sắp vào năm học mới, đây sẽ là nhiệm vụ đối với một số trường đại học”- Giáo sư Neil Morris cho biết.
Chủ tịch Đại học Harvard (Mỹ) Lawrence Buck thì nhận định rằng: “Sự kết hợp nhuần nhuyễn giảng dạy truyền thống với phương pháp trực tuyến là cần thiết cho chất lượng học tập của sinh viên. Điều quan trọng là phải thay đổi các chuẩn mực học tập theo các nhu cầu hiện tại của môi trường giáo dục để bảo toàn và hỗ trợ động cơ học tập của học sinh”.
Mặc dù đối mặt với suy thoái sau dịch, nhưng dự báo về khả năng thu hút sinh viên vào môi trường giáo dục vẫn tích cực. Số lượng sinh viên tại các trường đại học vẫn có thể sẽ gia tăng do khả năng tiếp cận và sức hút sinh viên của giáo dục trực tuyến ngày càng tăng.
Sự đón nhận của thị trường lao động với sinh viên tốt nghiệp
Ngoài việc suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng tới thị trường lao động, theo các nhà phân tích, còn một rủi ro nữa là sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng do chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng giao tiếp trực tiếp, làm việc nhóm, sự chủ động…
Vì vậy, các trường đại học cần quan tâm nhiều hơn đến các buổi thực hành công việc và dự án phát triển các hoạt động ngoại khóa trực tuyến (sáng kiến và câu lạc bộ của sinh viên).
Viện trưởng Viện Chính sách giáo dục đại học (HEPI – Vương quốc Anh) Nick Hilman cho biết: “Các sinh viên thậm chí còn căng thẳng hơn các giảng viên và người quản lý. Trong thời gian này sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, hoặc duy trì công việc”.
Nhóm teen Mỹ vận động học sinh California góp sức trong dịch Covid-19
Một nhóm học sinh trung học ở khu vực Tam Thung lũng của bang California (Mỹ) đang triển khai thách thức mới, đề nghị thưởng tiền cho các học sinh đưa được giải pháp phòng chống dịch hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Stella Chen (đứng) là người dẫn đầu sáng kiến Challenge Covid-19 - Facebook/ Stella Chen
Vì dịch Covid-19, nhiều tiểu bang của Mỹ quyết định đóng cửa trường học, hủy bỏ các kỳ thi và đẩy các học sinh trung học vào tình trạng bị trì hoãn việc lên đại học.
Trước tình trạng trên, một nhóm học sinh ở thành phố San Ramon, bang California, đề nghị các bạn đồng trang lứa hãy vận dụng năng lực sáng tạo của bản thân để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Nỗ lực trên, tên chính thức là "Thách thức Covid-19", đề nghị các học sinh cấp hai và cấp ba ở vùng Tam Thung lũng, phía đông vùng vịnh San Francisco, hãy đề xuất một dự án thuộc một trong 4 lĩnh vực - tổng quát, thương mại, giáo dục và STEM, đề cập đến một vấn đề xã hội do Covid-19 gây ra.
Một trong những người tổ chức, Stella Chen, 17 tuổi, học sinh Trường trung học Thung lũng Dougherty, cho hay tổng cộng sẽ có 4 dự án được chọn, với giá trị giải thưởng cho giải nhất là 300 USD, theo trang tin Patch.com hôm 6.4.
Nhóm của Chen hồi năm ngoái đã nhận được khoản quỹ 1.000 USD từ một tổ chức phi lợi nhuận và dự kiến sẽ tổ chức một cuộc thi tập trung vào trí thông minh nhân tạo.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát và nhiều sự kiện bị hủy bỏ, Chen nghĩ ra sáng kiến tổ chức một thách thức khác, phù hợp hơn với tình hình dịch bệnh. Và số tiền 1.000 USD được chuyển sang phục vụ sự kiện này.
Phi Yến
Sinh viên quốc tế lâm cảnh chông chênh Khi gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới, ưu tiên đối nội hơn đối ngoại để chống dịch, sinh viên quốc tế, bao gồm sinh viên Việt Nam, khó tránh khỏi cảm giác hoang mang, lo lắng vì bị "bỏ rơi". Các sinh viên đang theo học đại học tại Mỹ đã chuyển sang học trực...