Những thách thức Nhật đối mặt thời kỳ hậu Abe
Kinh tế tụt dốc, Covid-19, Olympic bị hoãn, cân bằng mối quan hệ Mỹ – Trung là những thách thức lớn người kế nhiệm Abe sẽ phải đối mặt.
Nền kinh tế Nhật Bản đang chứng kiến bước tụt dốc lịch sử. Covid-19 vẫn hoành hành và có thể khiến Olympic phải hoãn lần thứ hai. Trung Quốc gia tăng các động thái quyết liệt trong khu vực khi Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản, đang bận bịu với cuộc bầu cử tổng thống.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong bài phát biểu từ chức ở Tokyo ngày 28/8. Ảnh: AFP.
Đó chỉ là những thách thức trước mắt đối với các chính trị gia đang cạnh tranh để kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe, người tuyên bố từ chức một năm trước khi hết nhiệm kỳ vì lý do sức khỏe.
Về lâu dài, thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản phải thực hiện những lời hứa dang dở của Abe: thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong chính trị và nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc để nam giới có thể giúp vợ làm việc nhà nhiều hơn.
Nhật đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động khi dân số ngày càng giảm và tỷ lệ sinh thấp, cũng như khó khăn trong việc đưa lao động nước ngoài tới làm việc. Với tỷ lệ người già cao nhất thế giới, Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nghĩa vụ trả lương hưu và cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi.
Nhật còn có nguy cơ chịu đựng thêm nhiều thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu, phải xoay xở với nguy cơ thiếu hụt điện do nước này đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima, mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên và quan hệ lạnh nhạt với đồng minh Hàn Quốc.
“Điều đó khiến tôi tự hỏi ai muốn làm thủ tướng Nhật cơ chứ”, Jeffrey Hornung, nhà phân tích tại RAND Corporation, nói.
Nhưng vẫn có nhiều người muốn ngồi vào vị trí này. Do Thủ tướng Abe còn một năm nhiệm kỳ trước khi Nhật tổ chức tổng tuyển cử vào năm sau, việc lựa chọn chủ tịch đảng được tiến hành trong nội bộ đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền.
Video đang HOT
LDP sẽ thông báo vào ngày 1/9 liệu họ sẽ tổ chức bỏ phiếu hạn chế giữa các nghị sĩ tại quốc hội và một số đại diện của các tỉnh, hay bầu cử mở rộng với sự tham gia của tất cả một triệu đảng viên để lựa chọn tân chủ tịch đảng thay thế ông Abe.
Những người đã thể hiện mong muốn trở thành thủ tướng bao gồm cựu ngoại trưởng Fumio Kishida, Ngoại trưởng đương nhiệm Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Taro Kono, cựu bộ trưởng quốc phòng Shigeru Ishiba, hạ nghị sĩ Seiko Noda và Tomomi Inada, một cựu bộ trưởng quốc phòng khác.
Người kế nhiệm Abe sẽ đối mặt với nhiều thách thức mà không có được “tầm vóc” ông đã xây dựng trong thời gian cầm quyền kỷ lục gần 8 năm.
Về cơ bản, Nhật Bản vẫn là cường quốc hàng đầu khu vực, nhưng vẫn tồn tại những vấn đề “thâm căn cố đế” đến mức ngay cả nhiệm kỳ dài của ông Abe cũng không đủ để khắc phục.
Nỗi nuối tiếc lớn nhất của ông Abe nhiều khả năng là đã không thể sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật để nâng cao vai trò của quân đội. Sau khi bị đánh bại trong Thế chiến II, Nhật ban hành hiến pháp năm 1947, từ bỏ sử dụng vũ lực trong các xung đột quốc tế và không cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài. Thủ tướng Abe đã nỗ lực thay đổi cách diễn giải hiến pháp, để quân đội Nhật có thể được triển khai ra nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ phòng vệ tập thể với đồng minh.
Ngoài ra, Abe còn hối tiếc vì chưa giải quyết triệt để tranh chấp chủ quyền quần đảo Kuril/Chishima với Nga và vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc nhiều thập kỷ trước.
Ưu tiên cấp bách nhất đối với thủ tướng Nhật tiếp theo sẽ là khôi phục nền kinh tế đang bị Covid-19 tàn phá. Nhật Bản có gánh nặng nợ lớn nhất trong số các nước phát triển so với quy mô nền kinh tế và đã chi rất nhiều để kích thích hoạt động kinh tế.
“Đây là gánh nặng lớn trước khi tân lãnh đạo bắt tay vào các vấn đề thay đổi cấu trúc và nhân khẩu học hay những vấn đề lớn khác của Nhật Bản”, Sheila A. Smith, chuyên gia từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, nói.
Tuy nhiên, đại dịch tạo cơ hội cho lãnh đạo tương lai thúc đẩy những cải cách xã hội có thể giải quyết một số vấn đề sâu xa, bao gồm những trở ngại khiến phụ nữ đã lập gia đình khó thăng tiến trong sự nghiệp.
Chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào mùa xuân này và kêu gọi các công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà, nhưng văn hóa công sở dựa nhiều vào giấy tờ ở Nhật đã khiến nhiều người vẫn phải đến cơ quan. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy chỉ 1/5 số nhân viên làm việc tại nhà.
Kathy Matsui, từ chi nhánh Goldman Sachs tại Tokyo, cho biết bà hy vọng thủ tướng tương lai sẽ đề xuất một chiến lược kỹ thuật số mạnh mẽ và thúc giục các công ty áp dụng công nghệ tiên tiến hơn.
Công nghệ cho phép nhiều người làm việc tại nhà hơn cũng có thể giúp ích cho phụ nữ, Barbara G. Holthus, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản ở Tokyo, cho biết. Bà hy vọng lãnh đạo mới sẽ nhắc nhở các công ty và người lao động rằng làm việc từ xa có thể không chỉ giúp ngăn chặn Covid-19 mà còn tạo điều kiện cho các bà mẹ đang làm việc.
Trong khi hai người phụ nữ, bà Noda và bà Inada, đã thể hiện mong muốn trở thành thủ tướng, khả năng Nhật có nữ thủ tướng vẫn còn khá xa vời. Chỉ ba trong số 20 thành viên nội các của ông Abe là phụ nữ và Nhật Bản đứng thứ 165 trong bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc về số lượng nghị sĩ nữ trong quốc hội.
Trên trường quốc tế, một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với Nhật Bản là liệu tân thủ tướng có thể nắm giữ quyền lực đủ lâu để có chương trình nghị sự dài hơi hay không. Cả trong nội bộ Nhật Bản và quốc tế đều lo ngại đất nước có thể quay lại với những vòng xoay thay đổi chính sách liên tục, đã khiến nhiều cải tổ bị đình trệ trước khi ông Abe cầm quyền năm 2012.
“Ngay cả ở Washington, bạn có thể nghe thấy những lời phàn nàn ‘ôi Chúa ơi, chúng ta sẽ quay lại với thời mỗi năm thay một thủ tướng sao’”, bà Smith nói.
Nhờ nắm quyền lâu dài, ông Abe đã có thời gian để phát triển các mối quan hệ ngoại giao, giúp ông thúc đẩy các đồng minh của Nhật Bản tham gia những thỏa thuận thương mại và quan hệ đối tác an ninh.
Takako Hikotani, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Columbia, nhận định thế mạnh của Abe là ông là gương mặt thân quen trong các hội nghị thượng đỉnh. “Điều đó có ý nghĩa rất nhiều”.
Abe đã tích cực xây dựng mối quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay từ những ngày đầu. Ngay khi Trump vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử 2016, ông đã bay đến New York để trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ đắc cử tại Tháp Trump. Ngay cả sau khi Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Abe rất coi trọng vì cả lý do kinh tế và chiến lược, ông vẫn duy trì thỏa thuận với các quốc gia còn lại và sau đó đồng ý làm việc với chính quyền Trump để xây dựng một hiệp định song phương riêng biệt, giúp tránh căng thẳng thương mại giữa hai bên.
Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, lãnh đạo mới của Nhật Bản sẽ phải khéo léo xử lý mối quan hệ với đồng minh lâu năm, gần đây đã rút khỏi vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế. Dưới thời ông Abe, Nhật Bản đã “lấp đầy một phần khoảng trống mà Mỹ để lại”, Shihoko Goto, chuyên gia về Đông Bắc Á tại Trung tâm Wilson ở Washington, cho biết. Bà không chắc liệu người kế nhiệm tiềm năng nào của Abe có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo đa phương trong khu vực hay không.
Nhật cũng phải cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc - nước láng giềng họ có nhiều ràng buộc về mặt kinh tế. Điều này được thể hiện rõ vào tháng 6, khi chính phủ Nhật Bản bày tỏ quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở Hong Kong nhưng không ký tuyên bố chung với Mỹ, Anh, Australia và Canada lên án việc Trung Quốc ban hành luật an ninh Hong Kong.
Nhưng Nhật Bản cũng ngày càng lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nếu lãnh đạo mới thay thế ông Abe không đủ cứng rắn hay không đủ khả năng, “Trung Quốc có thể lấn lướt Nhật Bản”, Hornung, nhà phân tích của RAND, nhận định.
Các nhà phân tích hy vọng tân thủ tướng Nhật cũng sẽ nỗ lực giải quyết quan hệ căng thẳng với Hàn Quốc liên quan đến những phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục trong Thế chiến II cũng như những mâu thuẫn thương mại gần đây.
Căng thẳng Nhật – Hàn càng kéo dài thì “bên chiến thắng duy nhất sẽ là Trung Quốc và Triều Tiên, những nước hưởng lợi từ liên minh suy yếu của các nước khác trong khu vực”, Lauren Richardson, giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia, nói.
Mỹ có thể cấp phép vaccine trước khi giai đoạn thử nghiệm 3 hoàn thành
Các đơn vị phát triển vaccine có thể nộp đơn xin cấp phép và phê duyệt trước khi kết thúc giai đoạn 3.
Người đứng đầu Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ Stephen Hahn cho biết sẵn sàng bỏ qua các quy trình phê duyệt thông thường để cấp phép vaccine ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên ông khẳng định quyết định của cơ quan này không liên quan đến việc làm hài lòng hay thúc đẩy cơ hội tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo Tài chính, ông Stephen Hahn cho rằng, cơ quan này chuẩn bị cấp phép một vaccine ngừa Covid-19 trước khi giai đoạn thử nghiệm 3 hoàn thành, miễn là các kết quả cho thấy lợi ích lớn hơn rủi ro. Theo Tiến sĩ Han, các đơn vị phát triển vaccine có thể nộp đơn xin cấp phép và phê duyệt trước khi kết thúc giai đoạn 3. Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ sẽ nhận đơn và cân nhắc để đưa ra quyết định.
Cả Trung Quốc và Nga đều đã cấp phép vaccine mà không cần đợi kết thúc giai đoạn ba thử nghiệm. Giai đoạn 3 thử nghiệm thường được thực hiện với quy mô lớn và nghiêm ngặt nhất. Quyết định này của Nga và Trung Quốc đã vấp phải chỉ trích của giới chức y tế, vì cho rằng quá vội vàng và lo ngại nguy cơ an toàn.
Tuy nhiên theo người đứng đầu Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ, có một cách an toàn cung cấp vaccine trước khi khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đó là cấp phép sử dụng khẩn cấp cho một số nhóm nhất định thay vì cấp phép chung./.
Oxford tuyên bố 'không đốt cháy giai đoạn' vaccine Covid-19 Giáo sư Andrew Pollard, Trưởng nhóm vaccine Covid-19 Đại học Oxford, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn để sản phẩm được phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Dự kiến dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vaccine Oxford về tính an toàn, hiệu quả, sẽ được trình cơ quan quản lý trong năm nay. Vaccine do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca...