Những thách thức lớn nhất nền kinh tế Đức phải đối mặt năm 2024
Năm 2024, nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây.
Dưới đây là những thách thức chính đối với nền kinh tế Đức vào năm 2024.
Thủ tướng Olaf Scholz tham dự cuộc tranh luận về cuộc khủng hoảng ngân sách của Đức tại Quốc hội ở Berlin, Đức. Ảnh: AP
Theo mạng tin châu Âu Euronews ngày 12/1, tăng trưởng GDP của Đức dự kiến sẽ giảm 0,6% trong năm nay, với áp lực lạm phát đình trệ đè nặng và mối đe dọa về tình trạng “giảm tốc” đang rình rập, thể hiện qua hoạt động sản xuất giảm sút.
Ngành công nghiệp ô tô, một trong những “viên ngọc quý” trong lĩnh vực công nghiệp của Đức, cũng đang gặp khó khăn, trong khi những hạn chế về ngân sách được cho là sẽ tạo ra thêm nhiều vấn đề cho các hộ gia đình và người tiêu dùng. Một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đã đưa ra những dự báo ảm đạm về GDP của Đức vào năm 2024.
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đức sẽ trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới suy giảm trong năm nay, đồng thời là ví dụ nổi bật nhất về mức tăng trưởng yếu trong số các nước lớn ở châu Âu.
Thêm vào đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán rằng Đức có thể phải chịu một đòn giáng nặng nề từ “sự suy thoái của nền kinh tế thế giới”, do thương mại suy yếu và lãi suất cao hơn trên toàn thế giới lan sang năm mới.
Do lạm phát cao kéo dài kết hợp với tỷ lệ thất nghiệp cao và nhu cầu trì trệ, Đức đã trải qua thời kỳ suy thoái tương tự vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, và do đó, hầu hết các triển vọng kinh tế đều dự báo nền kinh tế nước này sẽ giảm 0,6% trong năm nay.
2023 được coi là một năm trì trệ đối với Đức, với hãng tin The Guardian còn đặt câu hỏi liệu nước này có rơi vào tình trạng “giảm tốc” hay không, do sự kết hợp bất lợi giữa lạm phát dai dẳng và tăng trưởng trì trệ.
Điều đáng chú ý là do có sự trì trệ về kinh tế nên khoảng 2,6 triệu người vẫn thất nghiệp vào năm 2023. Con số này vào năm 2022 tương đối thấp hơn, ở mức 191.000. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm nay nếu điều kiện kinh tế ở Đức vẫn không được cải thiện.
Là nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, lĩnh vực ô tô của Đức là con át chủ bài của đất nước này. Tuy nhiên, mặc dù là cường quốc về đổi mới phương tiện di chuyển, ngành công nghiệp ô tô của Đức dường như đang phải vật lộn với một trong những thách thức lớn của sự suy thoái: cạnh tranh với Trung Quốc.
Mặc dù ngành ô tô của Đức tự hào có sự kết hợp độc đáo giữa cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà nước, nhân lực và chuyên môn trong ngành nhưng không thể vượt qua sức mạnh công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc.
Theo Cơ quan Vận tải Ô tô Liên bang Đức (KBA), gần 98% ô tô vẫn chạy bằng động cơ đốt trong, do đó hầu hết các nhà phân tích tin rằng kế hoạch đưa khoảng 15 triệu xe điện ra đường vào năm 2030 của Đức là quá tham vọng và không thể thực hiện được.
Video đang HOT
Do hạn chế về ngân sách, ngành công nghiệp Đức không thể thách thức sự thống trị thị trường của Trung Quốc, do đó các khoản đầu tư đang bị trì hoãn. Duy trì thị phần xe điện gần 40%, Trung Quốc đang buộc Đức phải tiếp tục phụ thuộc vào hàng hóa do nước này sản xuất như pin.
Đức đang phải đối mặt với một cuộc chiến kinh tế khó khăn vào năm 2024. Ảnh: CNN
Khủng hoảng ngân sách
Vào giữa tháng 11/2023, Tòa án Hiến pháp Đức đã hủy bỏ việc tái phân bổ của chính phủ khoảng 59 tỷ euro dưới dạng các khoản vay ứng phó với dịch COVID-19 để cải tổ nền kinh tế.
Chính phủ dự định sử dụng ngân sách để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái, tuy nhiên phán quyết của tòa án đã tạo ra một lỗ hổng lớn hơn trong kế hoạch của chính phủ.
Nó còn có tác dụng bổ sung là gây ra sự xáo trộn lớn trong số người tiêu dùng và doanh nhân, những người chưa chuẩn bị cho cú sốc kinh tế.
Thời tiết ảnh hưởng tới nền kinh tế
Thời tiết bất lợi và biến đổi khí hậu cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Đức. Nước này đã chứng kiến lượng mưa lớn và lũ lụt trên diện rộng vào năm ngoái và tình trạng tương tự dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra vào năm 2024. Những trận mưa như trút nước một phần là do hiện tượng thời tiết El Nio khiến mưa nhiều hơn ở các vùng trũng thấp.
Kiểu thời tiết không đồng đều như vậy ảnh hưởng đến ngành năng lượng của Đức, đặc biệt là liên quan đến sản xuất dầu khí.
Người phát ngôn của Cơ quan Khí tượng Quốc gia Đức cho biết El Nio là một “ảnh hưởng lớn không thể dự đoán chính xác”, làm tăng thêm sự bất ổn có khả năng tàn phá nền kinh tế Đức.
Ngoài ra, với ba mặt trận địa chính trị nguy cơ lan rộng: xung đột Nga-Ukraine, chiến tranh ở Trung Đông và leo thang ở Biển Đỏ, nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng khác luôn rình rập.
Nước Đức đối diện một cuộc khủng hoảng cũ
Người nhập cư bất hợp pháp luôn là vấn đề đầy thách thức, đối với mọi quốc gia phát triển.
Nhưng đối với riêng nước Đức, nếu không có những giải pháp thực sự toàn diện và mạnh mẽ, các đoàn người nhập cư ở Đức hiện tại thậm chí còn có thể tái hiện cuộc khủng hoảng ở thập kỷ trước, với những hệ lụy đa chiều.
Bên lằn ranh đỏ
23.366 người đã thực hiện hành vi nhập cư trái phép vào lãnh thổ Đức trong tháng 9/2023, theo số liệu thống kê mới nhất mà cảnh sát Đức vừa công bố. Đây chính là số trường hợp nhập cư bất hợp pháp vào Đức cao nhất trong một tháng, kể từ tháng 2/2016 với 25.650 người nhập cảnh, sau đỉnh điểm của điều từng được các nhà phân tích quốc tế gọi là "cuộc khủng hoảng người tị nạn" năm 2015.
Sự mệt mỏi của đương kim Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Và như vậy, đến hết tháng 9/2023, tại Đức đã có tổng cộng 92.119 người nhập cảnh bất hợp pháp. Với tốc độ ấy, kịch bản nếu đến hết năm, nước Đức có thể sẽ phải tiếp nhận tổng số người nhập cư trái phép vượt mức kỷ lục 112.000 người của năm 2016 là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong hiện thực.
Cũng theo những thống kê mới nhất, riêng nước Đức đã tiếp nhận hơn 30% tổng số đơn xin tị nạn của toàn thể các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tính từ đầu năm đến nay, Đức đã nhận hơn 250.000 đơn xin tị nạn, nhiều hơn cả năm 2022.
Tình cảnh này, rõ ràng, gợi cho giới quan sát quốc tế nhớ đến thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng người tị nạn những năm 2015-2016, khi đã có hơn một triệu người tị nạn tới Đức. Nhưng hiện tại, tình hình còn có thể trở nên trầm trọng hơn nữa, bởi ngoài những người nhập cư bất hợp pháp từ phía Nam Địa Trung Hải, Đức thực tế còn đang phải "lo" cho hơn 1 triệu người Ukraine chạy sang lánh nạn, sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của nước Nga ở miền Đông Ukraine bùng nổ.
Không phải ngẫu nhiên, các nhà lãnh đạo nước Đức luôn cố gắng đề xuất các mức phân bổ tiếp nhận người di cư trong EU "công bằng hơn". Cụ thể, như Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier từng thừa nhận: Việc tiếp nhận người tị nạn đang ở mức giới hạn năng lực của Đức, và do đó, cần phải tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn ở biên giới vành ngoài EU.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel - Người từng sẵn sàng mở rộng mọi cánh cửa cho người nhập cư.
Hay như ngày 11/10, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser nhấn mạnh: Nước Đức đang thực hiện trách nhiệm nhân đạo của mình đối với 1,1 triệu người tị nạn từ Ukraine, cũng như những người đang tìm kiếm sự bảo vệ khác. Đây là một nỗ lực to lớn của toàn thể nước Đức. Vậy nên, để đảm bảo điều này và bảo vệ quyền cơ bản được tị nạn của các cá nhân, nước Đức đồng thời cũng sẽ phải hạn chế đáng kể tình trạng di cư bất hợp pháp. Một cách ngắn gọn: Bất cứ ai không có quyền ở lại Đức đều sẽ phải rời khỏi đây.
Đó cũng chính là lý do để bắt đầu từ ngày 16/10, chính phủ Đức xúc tiến tăng số trạm kiểm soát dọc biên giới phía Đông và phía Nam, tại các cửa khẩu nằm trên đường biên giới với Cộng hòa Czech, Ba Lan và Thụy Sĩ, bất chấp chính sách tự do đi lại trong khu vực Schengen. Bên cạnh đó, Đức cũng thông báo với EU về việc gia hạn kiểm soát biên giới với Áo trong 6 tháng kể từ ngày 12/11, biện pháp từng được áp dụng trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.
Vào những ngày tháng cực kỳ khó khăn ở thập niên trước ấy cũng như bây giờ, với vị thế là quốc gia giàu có nhất EU cùng một chế độ phúc lợi xã hội vô cùng hứa hẹn, Đức luôn là "điểm đến trong mơ" đối với bất cứ người nhập cư nào, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Những tấm biển "Chào mừng tới nước Đức" như thế này ngày càng xuất hiện ít đi.
Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, áp lực đè nặng lên nền kinh tế Đức, sau khi mở rộng cánh cửa cho những đoàn người di cư theo đường hướng mà cựu Thủ tướng Angela Merkel lựa chọn, là vô cùng lớn. Không chỉ vậy, trong cấu trúc xã hội Đức, các vấn đề xung đột về chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và nhất là quyền lợi cũng trở nên gay gắt hơn, để những mối nguy về an ninh, tội phạm hay thậm chí khủng bố cũng trở nên rõ ràng hơn.
Còn hiện tại, ngày 28/10, đã có hai quả bom xăng ném vào một giáo đường Do Thái, ngay tại thủ đô Berlin. Và hiện tại, bóng đen của những cuộc khủng hoảng kép - hệ lụy từ những cuộc xung đột hay chiến tranh đang diễn ra ở Đông Âu và Trung Đông - lại càng trở nên đáng sợ, với những guồng máy kinh tế rã rời bởi sự khan hiếm nguồn cung nhiên liệu, song hành với tâm trạng xã hội càng ngày càng trở nên bất ổn bởi sự tăng vọt của giá lương thực, lạm phát hay chi phí sinh hoạt.
Theo một báo cáo mới nhất vừa được Viện Kinh tế thế giới Kiel (IfW) của Đức công bố, trong năm 2023, các khoản trợ cấp nhà nước của chính phủ Đức cho nền kinh tế và xã hội có thể đạt mức kỷ lục 208 tỷ euro (220,96 tỷ USD), cao hơn nhiều so với con số 98 tỷ euro năm ngoái và 77 tỷ euro năm 2021.
Lối thoát hiểm duy nhất
Ngày 11/10, Bộ Nội vụ Đức trình chính phủ một dự luật mới về việc trục xuất và hồi hương người di cư. Như lập luận của Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser, luật mới sẽ là bước đi quan trọng, nhằm hạn chế tình trạng di cư bất thường vào Đức.
Những dòng người nhập cư vẫn đang nối dài.
Để đạt được mục tiêu này, dự thảo luật quy định các thủ tục hiệu quả hơn về hồi hương người di cư, đảm bảo những người không được chấp nhận phải rời khỏi nước Đức một cách nhất quán và nhanh chóng. Theo Bộ trưởng Faeser, dự luật sẽ giúp việc trục xuất tội phạm và những người nguy hiểm cho xã hội được tiến hành thuận lợi hơn.
Nhiều quy định được đưa vào dự luật, như tăng thời gian tạm giữ trước khi trục xuất tối đa từ 10 ngày hiện tại lên 28 ngày để các cơ quan chức năng có thêm thời gian cho việc chuẩn bị trục xuất; việc trục xuất những người đã bị kết án tù hoặc các thành viên tổ chức tội phạm sẽ được thực hiện dễ dàng; các hành vi vi phạm lệnh cấm nhập cảnh và cư trú được quy định là lý do độc lập để tạm giam chờ trục xuất... Ngoài ra, dự thảo luật cũng có nhiều quy định nhằm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Dự luật này ăn khớp với tuyên bố của đương kim Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 21/10, khi ông khẳng định: Quốc gia này cần tiến hành trục xuất quy mô lớn và sớm nhất có thể những người di cư bất hợp pháp không đủ điều kiện ở lại Đức.
Như vậy là một hành lang pháp lý mới, nhằm siết chặt kiểm soát vấn đề người nhập cư bất hợp pháp, đã được mở. Tính chất cứng rắn của hướng đi này cũng gián tiếp làm rõ thực trạng: Cho dù là "trái tim" và là nền kinh tế hàng đầu châu Âu, nước Đức cũng đã cảm thấy mệt mỏi, với những gánh nặng nghĩa vụ dành cho họ.
Và các nhóm cánh hữu cũng đã lên tiếng, trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế Đức hiện tại.
Thực tế, như chuyên gia Claus-Friedric Laaser của Viện IfW bình luận: Xét về quy mô và mức độ của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với nền kinh tế Đức, việc nhà nước tăng cường hỗ trợ tài chính là điều dễ hiểu và có thể dự báo trước. Nhưng con số trợ cấp khổng lồ lần này, tỷ lệ thuận với đà tăng của những dòng người tị nạn, vượt xa những gì đã được biết trước đây.
Nghiên cứu của Viện IfW cũng chỉ ra: Nếu cộng cả các khoản trợ cấp của các bang và các khoản giảm trừ thuế, tổng số tiền trợ cấp của Đức trong năm 2023 có thể lên tới 362 tỷ euro, tương ứng với tỷ lệ 9,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Để so sánh, trong năm 2022, con số này chiếm 6,5% GDP, năm 2019 là 5,8% GDP.
Việc các khoản trợ cấp không ngừng gia tăng trái ngược với mong muốn của các bên trong liên minh cầm quyền hiện tại (gồm đảng Dân chủ xã hội SPD, đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do FDP). Ngay từ khi thành lập liên minh, các đảng đã thống nhất mục tiêu giảm các khoản trợ cấp để giúp gia tăng nguồn vốn cho các chương trình bảo vệ khí hậu và đổi mới. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay, mục tiêu giảm trợ cấp gần như không đạt được, thậm chí các cuộc khủng hoảng liên tiếp trong ba năm qua khiến Chính phủ Đức phải cung cấp ngày càng nhiều khoản trợ cấp hơn trước.
Không chỉ là vấn đề kinh tế hay xã hội, mà cao hơn nữa, tình trạng này hiển nhiên còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn về mặt chính trị, đặc biệt là khả năng mở đường cho các nhóm cực hữu trỗi dậy. Chính phủ của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz đang phải đối diện với những sức ép còn nặng nề hơn các chính phủ Đức ở thập kỷ trước, trong khi lại chưa có được uy tín và khả năng tạo đồng thuận, như những phẩm chất mà người tiền nhiệm Angela Merkel từng sở hữu.
Và vì thế, xét cho cùng, kiểm soát gắt gao hơn, xử lý mạnh tay hơn đối với các trường hợp không đủ điều kiện được chấp nhận cho tị nạn vào Đức, nhằm "giảm tải" cho các cấu trúc kinh tế - xã hội, có lẽ là sự lựa chọn hợp lý duy nhất vào thời điểm này, đối với nước Đức
Nợ công của Đức tăng lên mức kỷ lục Ngày 29/6, Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2023, chạm mức kỷ lục 2.406,6 tỷ euro (tương đương 2.628,4 tỷ USD). Nợ công của Đức tăng lên mức kỷ lục. Ảnh: Getty Images So với cuối năm 2022, nợ công của Đức trong quý I/2023...