Những thách thức đối với việc kiểm soát vũ khí chiến lược đa phương

Theo dõi VGT trên

Trong khi vấn đề hạt nhân thường gây bất ổn, sự cạnh tranh và mất lòng tin về địa chính trị càng làm suy yếu thêm sự ổn định chiến lược.

Những thách thức đối với việc kiểm soát vũ khí chiến lược đa phương - Hình 1
Các hành động liên quan đến lực lượng hạt nhân chiến lược và các vụ thử tên lửa đạn đạo liên quan có thể bị các đối thủ hiểu lầm hoặc hiểu sai là mang tính chất leo thang. Ảnh: Mil.ru

Theo nhận định của Timothy Wright, cộng tác viên nghiên cứu về phân tích quốc phòng và quân sự của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) mới đây, thế giới có thể đang tiến tới kỷ nguyên của hoạt động hạt nhân không bị hạn chế. Trong khi vấn đề hạt nhân thường gây bất ổn, sự cạnh tranh và mất lòng tin về địa chính trị càng làm suy yếu thêm sự ổn định chiến lược.

Trong môi trường này, các hành động liên quan đến lực lượng hạt nhân chiến lược và các vụ thử tên lửa đạn đạo liên quan có thể bị các đối thủ hiểu lầm hoặc hiểu sai là mang tính chất leo thang. Do đó, 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) có thể nghiên cứu tạo ra các cơ chế minh bạch mới, đặc biệt là chế độ thông báo đa phương về lĩnh vực này để giảm thiểu rủi ro. Nhưng việc đề xuất đưa Trung Quốc, Pháp và Anh vào vòng đàm phán lại Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới ( New START) có khả năng gặp nhiều thách thức.

Đầu năm nay, Nga đã đình chỉ thực hiện New START do điều mà họ cho là “sự thù địch cực độ” của Washington liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga vào thời điểm đó cho biết “việc tiến hành kinh doanh như bình thường với Mỹ và phương Tây nói chung là không thể”.

Thỏa thuận song phương New START vẫn có hiệu lực theo thời hạn gia hạn 2021-2026 và đặt giới hạn về đầu đạn và bệ phóng đối với kho vũ khí chiến lược của Nga và Mỹ, đồng thời các biện pháp minh bạch và xác minh cung cấp cho mỗi quốc gia những thông tin quan trọng về cơ cấu lực lượng của bên kia. Mỹ cũng đình chỉ thực hiện New START vào tháng 6/2023, nhưng nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng đảo ngược điều này nếu Nga quay lại tuân thủ.

Những quy định, ràng buộc về mặt pháp lý đối với quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga và Mỹ đã được áp dụng từ năm 1972. Nhưng điều này sẽ không được áp dụng sau năm 2026 nếu New START không được thay thế hoặc gia hạn. Triển vọng về vấn đề đó rất mờ mịt vì Nga đã gắn việc kiểm soát vũ khí với cuộc xung đột ở Ukraine, do đó khó tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận tiếp theo; và ngay cả khi xung đột ở Ukraine kết thúc trước năm 2026, các điều kiện mới có thể gây tranh cãi trong bất kỳ cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí nào giữa Nga và Mỹ.

Những thách thức chính trị và kỹ thuật

Có lẽ bất đồng quan trọng nhất giữa Nga và Mỹ về kiểm soát vũ khí trong tương lai là quan điểm khác nhau của họ về việc bổ sung các nước tham gia. Nga khẳng định Pháp và Anh phải tham gia, vì họ là đồng minh của Mỹ, trong khi Mỹ mong muốn có thêm Trung Quốc vì nước này đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

Video đang HOT

Mặc dù Moskva và Washington cuối cùng có thể thống nhất những tham vọng này, nhưng việc đưa thêm các bên vào bàn đàm phán sẽ đặt ra một thách thức chính trị và kỹ thuật đáng kể. Pháp và Anh đã phản đối lời kêu gọi của Nga tham gia một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc về mặt pháp lý vì quy mô kho vũ khí nhỏ hơn của họ. Tương tự, Trung Quốc cũng bác bỏ đề xuất của Mỹ đưa nước này vào một hiệp ước tương lai vì lý do tương tự. Tuy nhiên, không giống như Pháp và Anh, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đang trải qua quá trình mở rộng nhanh chóng về số lượng và chất lượng.

Việc kết hợp nhiều bên ký kết hơn vào một khuôn khổ ràng buộc về mặt pháp lý cũng sẽ đòi hỏi phải thiết kế lại các thỏa thuận song phương hiện có để đảm bảo sự đa dạng hơn về quy mô kho dự trữ hạt nhân. Trong khi Nga và Mỹ có kho vũ khí gần giống nhau thì kho vũ khí của các thành viên P5 khác lại khác nhau đáng kể.

Trong một thỏa thuận mở rộng, các quốc gia sẽ cần đồng ý về một “mức trần chung” cho tất cả các bên ký kết hoặc đàm phán về một tỷ lệ mà họ đều đồng ý. Cách tiếp cận thứ hai sẽ gây khó khăn không mong muốn cho một số quốc gia trong việc muốn phát triển tối đa, trong khi cách tiếp cận thứ nhất sẽ hạn chế các bên ký kết theo đuổi các học thuyết về mức độ răn đe tối thiểu phản ánh môi trường an ninh mà họ cảm nhận được.

Những thách thức đối với việc kiểm soát vũ khí chiến lược đa phương - Hình 2
Các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an vẫn bất đồng về kiểm soát vũ khí chiến lược. Ảnh: CNN

Những khó khăn này cho thấy rằng việc kiểm soát vũ khí song phương mang tính ràng buộc về mặt pháp lý có thể đang ở mức thấp nhất, nhường chỗ cho một kỷ nguyên hoạt động hạt nhân không bị hạn chế. Việc thiếu các ràng buộc sẽ trở nên trầm trọng hơn do thiếu minh bạch về cơ cấu và tư thế lực lượng hạt nhân của đối thủ, có khả năng dẫn đến chạy đua vũ trang.

Căng thẳng địa chính trị ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ làm tăng rủi ro hơn nữa, vì các nhà hoạch định chính sách dân sự và quân sự có thể bị kích động trong thời kỳ khủng hoảng hoặc bất ổn và trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến leo thang vô tình.

Trước những thách thức liên quan đến việc hình thành các thỏa thuận đa phương ràng buộc về mặt pháp lý mới, thay vào đó, các quốc gia có vũ khí hạt nhân có thể tìm kiếm các cơ chế ràng buộc về mặt chính trị để giảm thiểu rủi ro, điều này có thể dễ dàng đàm phán hơn.

Triển vọng kiểm soát vũ khí đa phương

Mặc dù Trung Quốc, Pháp và Anh không sẵn lòng chính thức tham gia một thỏa thuận đa phương, nhưng các tuyên bố từ các quốc gia này – cũng như Nga và Mỹ – bày tỏ sự đ.ánh giá cao về sự cần thiết của các biện pháp giảm thiểu rủi ro và coi P5 như một diễn đàn thích hợp để theo đuổi các biện pháp này. Trong bài phát biểu đề cập đến môi trường kiểm soát vũ khí đang ngày càng xấu đi vào tháng 6/2023, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng P5 “mang đến cơ hội [để] quản lý rủi ro hạt nhân và áp lực chạy đua vũ trang thông qua sự kết hợp giữa đối thoại, minh bạch và thỏa hiệp”.

Nga phản ứng tích cực với bài phát biểu này, cho rằng đây là một “tuyên bố quan trọng và tích cực”. Vào tháng 8/2023, Trung Quốc cũng cho biết họ “hỗ trợ P5 tiếp tục đối thoại và hợp tác để thảo luận về các biện pháp giảm thiểu rủi ro chiến lược khả thi”. Mặc dù Anh và Pháp chưa phản hồi trực tiếp với nhận xét của ông Sullivan, nhưng London và Paris đều nói rằng sự cạnh tranh tạo ra nhu cầu về các cơ chế tốt hơn để giảm thiểu rủi ro.

Các cuộc đàm phán giữa các thành viên P5 về các biện pháp giảm thiểu rủi ro mang tính ràng buộc về mặt chính trị có thể sẽ gặp khó khăn do mối quan hệ kém giữa các bên vào thời điểm hiện tại. Hơn nữa, một số quốc gia thành viên NATO có thể phản đối việc Pháp, Anh và Mỹ lôi kéo Nga vào việc kiểm soát vũ khí trong khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các biện pháp minh bạch nhằm giảm thiểu rủi ro và nguy cơ tính toán sai lầm khi căng thẳng leo thang. Do đó, khuôn khổ này cũng có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu hữu ích cho các biện pháp sâu rộng hơn sau này khi có điều kiện thích hợp.

Tín hiệu tích cực về kiểm soát vũ khí

Cả Nga và Mỹ đều khẳng định đã sẵn sàng nối lại các cuộc đối thoại về kiểm soát vũ khí.

Động thái của các bên được đưa ra 4 tháng sau khi Nga tuyên bố đình chỉ tham gia Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).

Phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội kiểm soát vũ khí của Mỹ hôm 2/6 ở Thủ đô Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nêu rõ, Washington sẵn sàng đàm phán song phương về kiểm soát vũ khí với Moscow mà không cần điều kiện tiên quyết. Theo đó, Mỹ có thể duy trì giới hạn về số lượng đầu đạn hạt nhân quy định trong New START chừng nào Nga thực hiện hành động tương tự. Ông cũng kêu gọi Nga tham gia hiệp ước mới thay thế New START sẽ hết hiệu lực vào năm 2026.

Tín hiệu tích cực về kiểm soát vũ khí - Hình 1
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga trong một cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng phát xít ở Quảng trường Đỏ. Ảnh: AP.

Cố vấn Jake Sullivan nhấn mạnh: "Cả Mỹ và Nga đều không có lợi khi tham gia vào một cuộc cạnh tranh không giới hạn về lực lượng hạt nhân chiến lược và cả hai nước đều sẵn sàng tuân thủ các giới hạn trung tâm chừng nào Nga cũng làm vậy. Thay vì chờ đợi để giải quyết tất cả những khác biệt song phương, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Nga ngay từ bây giờ để quản lý rủi ro hạt nhân và phát triển khuôn khổ kiểm soát vũ khí sau năm 2026. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào các cuộc thảo luận".

Đáp lại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 5/6 (giờ địa phương) cho biết, Nga cũng đã sẵn sàng đối thoại với Mỹ về kiểm soát vũ khí và Moscow chờ đợi các đề xuất cụ thể của Washington. Tuy nhiên, ông hy vọng tuyên bố của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ sẽ được củng cố trên thực tế bằng các bước đi theo kênh ngoại giao. Sau đó, Nga có thể sẽ xem xét các hình thức đối thoại được đề xuất.

Theo ông, những vấn đề quan trọng và nhạy cảm như vậy mà chỉ nhìn vào những tuyên bố trên báo chí sẽ rất khó đ.ánh giá trong bối cảnh hai bên đang trải qua sự thiếu lòng tin trầm trọng trong quan hệ song phương. Ông nêu rõ: "Tuyên bố của ông Jake Sullivan là quan trọng và tích cực. Tuy nhiên, chúng tôi muốn điều đó được khẳng định qua những bước đi cụ thể bằng các kênh ngoại giao. Sau đó, khuôn khổ cho đối thoại mới có thể được cân nhắc. Nga vẫn để ngỏ đối thoại và chúng tôi cho rằng đây là điều vô cùng quan trọng".

Ngay trước khi phát đi những tín hiệu tích cực này, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, từ ngày 1/6, họ sẽ ngừng cung cấp cho Nga một số thông báo cần thiết theo yêu cầu của New START. Cụ thể, theo bộ trên, Washington sẽ ngừng cung cấp cho Moscow thông tin gồm dữ liệu được thu thập từ xa về đường bay của tên lửa, về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ.

Dữ liệu mà Mỹ không cung cấp cũng bao gồm các cập nhật về trạng thái hoặc vị trí của các tên lửa và bệ phóng chịu trách nhiệm theo hiệp ước. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xem xét thu hồi thị thực hiện có đối với các thanh sát viên và thành viên đoàn bay của Nga theo Hiệp ước New START. Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, "các biện pháp đối phó" nói trên được áp dụng để trả đũa việc Nga tạm thời đình chỉ hiệp ước New START.

Chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin nhận định rằng, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine, việc Washington đưa ra một quyết định như vậy đang gửi đi một tín hiệu đáng lo ngại. Ông đồng thời nhấn mạnh, các biện pháp đáp trả gần đây của Washington có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. "Sau khi người Mỹ từ chối cung cấp thông tin cho chúng tôi, họ cũng sẽ không có thông tin của chúng tôi theo cách tương tự. Điều này sẽ làm tăng đáng kể mức độ bất ổn và nguy hiểm của thế giới, bởi vì bây giờ cách tốt nhất chỉ là sử dụng các kênh liên lạc trực tiếp nếu một trong các bên đột nhiên hiểu sai điều gì đó hoặc nhầm lẫn điều này, điều khác", ông giải thích. Tuy nhiên, Nga sẽ không ở vị trí bất lợi hơn người Mỹ sau khi các cuộc kiểm tra và chuyển dữ liệu nhạy cảm bị hủy bỏ, theo chuyên gia Vladislav Shurygin.

Vào ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, Moscow đang "đóng băng" việc tham gia New START. Việc đình chỉ đã được ký thành luật sau đó 1 tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Nga xé bỏ hiệp ước: Moscow nói rõ rằng họ sẽ tiếp tục tuân thủ các hạn chế định lượng đối với vũ khí tấn công chiến lược và trao đổi thông báo với Washington về các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia Vladislav Shurygin giải thích: "Trước hết, chúng tôi đã dừng lại bởi thực tế là Mỹ hoàn toàn trốn tránh việc tuân thủ hiệp ước (New START), do thực tế là nó tạo ra những trở ngại theo mọi cách có thể cho việc thực hiện hiệp ước này. Người Mỹ thường xuyên đình chỉ thị thực đối với các thanh sát viên của chúng tôi. Người Mỹ thường xuyên chặn các nỗ lực của chúng tôi, bao gồm cả những nỗ lực liên quan đến việc thực hiện thỏa thuận Bầu trời Mở trong các chuyến nghiên cứu của chúng tôi. Và do đó, Nga cũng có một danh sách toàn bộ những thứ không phù hợp với chúng tôi".

Vị chuyên gia quân sự nói thêm rằng: "Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi người Mỹ về chủ đề này, nhưng họ đã tránh giải quyết những vấn đề này bằng mọi cách có thể. Và theo đó, trong trường hợp này, họ chỉ đơn giản sử dụng một phần của thỏa thuận có lợi cho họ, cụ thể là thu thập thông tin chiến lược về vị trí của các lực lượng hạt nhân chiến lược của chúng tôi, về các hoạt động di chuyển của chúng, về bất kỳ vụ phóng, thử nghiệm nào và những thông tin khác. Trên thực tế, họ đã diễn giải những thông tin đó và sử dụng vì lợi ích của họ. Điều này, tất nhiên, không phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi đã cảnh báo, và cho biết tình hình trở nên trầm trọng như thế nào".

Trước đó, trong bài phát biểu hồi tháng 2 trước Quốc hội Nga, người đứng đầu Điện Kremlin đã giải thích lý do đằng sau quyết định đình chỉ tham gia New START. Đầu tiên, ông nói đến những nỗ lực của Washington nhằm cải tổ trật tự thế giới sau Thế chiến II, được các cường quốc đồng minh thống nhất ở Yalta vào tháng 2/1945. Thứ hai, ông đề cập đến việc Mỹ đơn phương rút khỏi các hiệp ước vũ khí chiến lược quan trọng; sự mở rộng của NATO về phía biên giới của Nga bắt đầu từ cuối những năm 1990 vi phạm rõ ràng các thỏa thuận miệng trước đó; cũng như việc triển khai các cơ sở tên lửa đạn đạo khổng lồ ở châu Âu dưới vỏ bọc là "mối đe dọa hạt nhân" từ Iran.

Thứ ba, Tổng thống Vladimir Putin chỉ ra thực tế rằng, nguyên tắc có đi có lại khi tiến hành kiểm tra lẫn nhau các địa điểm hạt nhân theo New START đã không được Mỹ tuân thủ đầy đủ. Thứ tư, Tổng thống Nga đặt vấn đề tại sao hai cường quốc vũ trang hạt nhân khác của NATO là Anh và Pháp chưa bao giờ bị ràng buộc bởi New START. Cuối cùng, người đứng đầu Điện Kremlin bày tỏ quan ngại sâu sắc về cam kết của phương Tây nhằm áp đặt một thất bại chiến lược đối với Nga, làm Moscow trắng tay và khiến nước này không thể tiến hành các hành động quân sự tích cực trong bối cảnh cuộc xung đột diễn ra ở Ukraine. Tóm lại, Tổng thống Vladimir Putin giải thích rằng, các tình huống nói trên đã buộc Moscow phải tạm thời ngừng tham gia New START nhưng Nga sẵn sàng đối thoại về vấn đề này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024
Nguy cơ Google vướng thêm rắc rối pháp lý tại Pháp
17:32:59 21/09/2024

Tin đang nóng

Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Mỹ nhân được ví như tiên nữ nhờ điệu múa kiếm, chỉ xuất hiện 3 giây mà viral khắp cõi mạng
05:57:10 22/09/2024
Những nữ phụ 'ghi điểm' trên sóng phim giờ vàng
05:58:19 22/09/2024
Ngắm vẻ đẹp tuyệt mỹ của hot girl Gia Lai
06:12:00 22/09/2024
Người đẹp Hải Phòng đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024
07:34:58 22/09/2024

Tin mới nhất

Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

06:55:11 22/09/2024
Ngoài ra, Ấn Độ đang tập trung vào các công nghệ phát thải thấp như hydro xanh, amoniac xanh, lò phản ứng hạt nhân nhỏ và thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon để đạt được các mục tiêu về khí hậu của mình.

Thủ tướng Liban hủy dự Đại hội đồng Liên hợp quốc sau vụ không kích của Israel

06:53:28 22/09/2024
Ông Christodoulides khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và ngoại giao, trong khuôn khổ các nghị quyết của LHQ và luật pháp quốc tế.

Nga và Trung Quốc bắt đầu tập trận hải quân chung

06:49:50 22/09/2024
Hạm đội Thái Bình Dương thông báo một nhóm tàu chiến chung thuộc hạm đội của Nga và Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khởi hành từ Vladivostok để tiến hành cuộc diễn tập hải quân chung.

Israel tiến hành hơn 100 cuộc không kích mới vào Lebanon

06:44:14 22/09/2024
Theo giới phân tích khu vực, giao tranh qua biên giới giữa Israel và Hezbollah đang leo thang tới mức nguy hiểm. Chỉ tính riêng các cuộc không kích trong hai ngày 19-20/9 của Israel vào Lebanon đã khiến gần 40 người c.hết, đa số là thành...

Căng thẳng Israel Hezbollah tăng nhiệt

06:34:17 22/09/2024
Vài giờ sau, Hezbollah xác nhận cái c.hết của ông Aqil, gọi người này là "một trong những thủ lĩnh hàng đầu" nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân cái c.hết.

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tổng thống Ukraine ký dự luât tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ USD

21:40:20 21/09/2024
Theo Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Ukraine Roksolana Pidlasa, khoản chi tiêu bổ sung trị giá 12 tỷ USD này chủ yếu đến từ việc phát hành trái phiếu chính phủ nội địa và giảm chi phí liên quan đến trả nợ công.

Hàng chục tên lửa xâm nhập bắc Israel, Hezbollah đề bạt 2 chỉ huy mới

21:38:28 21/09/2024
Kann News sau đó đã công bố một số video trên mạng xã hội X về cảnh các hệ thống phòng không Israel đang được kích hoạt để đ.ánh chặn mục tiêu.

Lũ lụt lịch sử kéo tụt nền kinh tế ở Trung Âu

21:36:28 21/09/2024
Tổn thất kinh tế đang làm gia tăng áp lực lên tài chính nhà nước ở một khu vực vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lạm phát tăng vọt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022.

Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng

21:34:29 21/09/2024
Hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết tên lửa Jihad sử dụng nhiên liệu rắn do nhánh hàng không vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thiết kế và sản xuất. Tên lửa có tầm hoạt động là 1.000km.

Ukraine gây sức ép lên các đồng minh phương Tây

21:32:19 21/09/2024
Hầu hết quyết định trong bản kế hoạch phụ thuộc vào ông ấy. Các đồng minh khác cũng có vai trò quan trọng nhưng có một số điểm nhất định dựa trên thiện chí và sự ủng hộ của Mỹ tổng thống Ukraine nói.

Lực lượng Ukraine tấn công hai kho vũ khí quân sự bên trong lãnh thổ Nga

21:29:42 21/09/2024
Cụ thể, lực lượng Kiev đã tấn công một cơ sở gần thành phố Tikhoretsk ở phía Nam thành phố Krasnodar và một cơ sở gần làng Oktyabrsky ở thành phố Tver. Tuyên bố còn nhấn mạnh: Các nhiệm vụ đã được hoàn thành.

Có thể bạn quan tâm

Sốc với số người xem livestream cực khủng theo dõi anh em Tuấn Hưng - Duy Mạnh kết đoàn!

Nhạc việt

08:14:16 22/09/2024
Ngoài hàng nghìn khán giả dự show trực tiếp, liveshow Anh Em Kết Đoàn còn thu hút hàng trăm nghìn người đón xem qua sóng livestream.

Hằng Du Mục lộ dấu hiệu đáng lo

Netizen

08:11:54 22/09/2024
Hằng Du Mục luôn là cái tên nóng trong làng livestream và nhận được nhiều sự chú ý của dân mạng. Bên cạnh khả năng bán hàng, nhiều người còn phải nể phục Hằng Du Mục bởi sự chăm chỉ và nhiệt huyết của cô trong công việc.

Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?

Trẻ

08:11:32 22/09/2024
Gần đây, đám cưới của Phúng Phính đã được tổ chức và được nhiều người nhận xét là đám cưới hoành tráng nhất bản. Cô dâu diện trang phục dân tộc và bắc rạp cưới rất linh đình.

Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?

Sao việt

08:10:47 22/09/2024
Những chia sẻ, hành động của Tuấn Hưng và Duy Mạnh trong đêm nhạc tái hợp sau 14 năm khiến khán giả không khỏi thích thú.

Hai nữ vận động viên tham gia 'Chị đẹp đạp gió' mùa 2 là ai?

Tv show

08:03:54 22/09/2024
Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 gây chú ý khi trong danh sách nghệ sĩ tham gia có sự xuất hiện của 2 nữ vận động viên.

Công Phượng chính thức có bến đỗ mới

Sao thể thao

07:59:34 22/09/2024
Tối 21/9, CLB Bình Phước xác nhận kí hợp đồng với t.iền đạo Nguyễn Công Phượng. T.iền đạo gốc Nghệ gia nhập đội bóng miền Đông Nam Bộ theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm.

Mỹ nhân "Sở Lưu Hương" qua đời ở t.uổi 70

Sao châu á

07:29:36 22/09/2024
Ngôi sao của màn ảnh TVB (Hong Kong, Trung Quốc) Cao Diệu Tư vừa qua đời vào ngày 21/9, thọ 70 t.uổi. Bà từng góp mặt trong các phim truyền hình nổi tiếng như Sở Lưu Hương , Ỷ thiên đồ long ký .

Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh

Tin nổi bật

07:01:38 22/09/2024
Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 t.uổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận.

Love Next Door tập 11: Jung Hae In và Jung So Min khóa môi ngọt lịm khiến netizen bấn loạn

Phim châu á

06:44:28 22/09/2024
Tập 11 Love Next Door phát sóng vào tối thứ bảy đã nhận về nhiều sự ủng hộ tích cực từ người hâm mộ bởi tình tiết phim dần có sự thay đổi và chạm đến khán giả nhiều hơn.

Cách làm cơm tấm sườn nướng thơm phức, ăn sạch đĩa của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

06:00:53 22/09/2024
Cơm tấm sườn nướng là món đặc sản của người Sài Gòn và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn chưa biết cách làm món cơm tấm sườn nướng như thế nào hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!

Ridley Scott lên kế hoạch thực hiện 'Võ sĩ giác đấu' phần 3

Hậu trường phim

05:56:25 22/09/2024
Đạo diễn Ridley Scott trong chia sẻ trên tạp chí The Hollywood Reporter rằng ông đang lên kế hoạch cho phần 3 của Võ sĩ giác đấu (Gladiator), dù phần 2 chưa chiếu chính thức tại rạp.