Những thắc mắc xung quanh việc khám phụ khoa
1. Đi khám phụ khoa liệu có bị rách tấm màng “mong manh” không ạ? Khám cái này có đau không? Em nghe nói là người ta sẽ cho dụng cụ gì đó vào người mình. – T.Huyền (HCM).
Trả lời:
Chào bạn,
Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn trước khi đi khám phụ khoa, thậm chí có nhiều bạn còn rất lo lắng. Nhưng thực ra thì các bạn không cần phải lo lắng về điều này vì khám phụ khoa không thể làm rách tấm màng “mong manh”. Trước khi khám, các bác sĩ bao giờ cũng rất tế nhị hỏi về vấn đề này trước để có cách thăm khám cụ thể cho bạn. Bạn nào cẩn thận thì có thể “bỏ nhỏ” trước với bác sĩ. Nếu bạn chưa sở hữu chữ “X” thứ 3 thì bác sĩ sẽ không dùng bất cứ dụng cụ nào làm ảnh hưởng đến tấm màng “mong manh” của bạn.
Nhiều bạn thường đồn đại nhau là khám phụ khoa rất đau nhưng sự thực thì không phải như vậy. Các bác sĩ thao tác rất nhanh vì vậy bạn chỉ có thể cảm thấy hơi khó chịu ở phía dưới.
2. Dạo này “tam giác” của em ra nhiều dịch có màu đục và mùi hơi hôi. Em ra hiệu mua thuốc uống được một tuần này rồi nhưng vẫn chưa khỏi. Sao tự nhiên em lại bị như thế nhỉ? Em có cần phải đi khám không? – Thảo (ginger…@yahoo.com).
Trả lời:
Thảo thân mến,
Chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh mà bạn đã tự ý mua thuốc về điều trị có thể làm bệnh ngày càng nặng hơn. Tam giác của bạn bị ra nhiều dịch có mùa đục, mùi hôi có thể là dấu hiệu việc bạn bị viêm nhiễm “vùng kín”. Viêm nhiễm “vùng kín” có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân.
Video đang HOT
Để tìm được nguyên nhân, cách chữa trị hợp lí bạn cần đi khám ngay. Bạn không nên để lâu bệnh nặng sẽ khó chữa và có thể ảnh hưởng đến sau này.
3. Trình tự khám phụ khoa như thế nào, có mất nhiều thời gian không? Chi phí có đắt không ạ? – C.Loan ( dance…@yahoo.com).
Trả lời:
Bạn thân mến,
Thông thường khi bạn đi khám phụ khoa các bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng, diễn biến bệnh của bạn sau đó mới tiến hành thăm khám. Nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cần phải làm thêm các xét nghiệm hoặc tiến hành siêu âm. Sau đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn điều trị và hẹn ngày tái khám. Các bạn khi đi khám phụ khoa cần lưu ý tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể trị bệnh được dứt điểm.
Khám phụ khoa không mất nhiều thời gian chỉ khoảng từ 20-30′. Chi phí khám phụ khoa được qui định rõ ràng ở bảng niêm yết giá của bệnh viện vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
4. Việc khám phụ khoa có bắt buộc không? Trong những trường hợp nào thì cần phải đi khám? Có phải khám phụ khoa là bao gồm cả siêu âm không?- Trúc (Truc…@gmail.com).
Trả lời:
Trúc thân mến,
Việc khám phụ khoa định kì giúp chúng ta có thể theo dõi, phát hiện và chữa trị sớm các bệnh. Khám phụ khoa là điều bắt buộc với những người đã có gia đình hoặc đã sở hữu chữ “X” thứ 3. Đối với teengirls thì điều này không hoàn toàn bắt buộc. Nếu cơ thể của bạn hoàn toàn bình thường, “vùng kín” không có biểu hiện gì bất thường thì không nhất thiết phải đi khám phụ khoa. Bạn cần đi khám phụ khoa trong những trường hợp “tam giác’ có những biểu hiện lạ như: ra nhiều dịch, có mùi, ngứa ngáy, đau rát, chu kì kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt kéo dài..vv.. hoặc bất kể khi nào bạn thấy “tam giác” của mình có những “trục trặc” khác thường. Vì vậy, các bạn cần phải thường xuyên theo dõi chú ý về vấn đề này, giữ gìn vệ sinh đúng cách cho “tam giác”.
Khi đi khám phụ khoa, siêu âm thường được chỉ định khi các bác sĩ nghi ngờ bệnh muốn kiểm tra tình trạng tử cung, buồng trứng .. của bạn. Vì thế siêu âm chỉ được tiến hành khi cần thiết.
5. Em muốn đi khám phụ khoa, nhưng lại ngại vì không biết địa chỉ nào uy tín, mà hình như ở nhiều nơi có cả bác sĩ nam khám nữa. – Nhím (Strawberry…@yahoo.com).
Trả lời:
Chào bạn,
Phụ khoa, sản khoa không chỉ là chuyên môn của các bác sĩ nữ mà còn là của rất nhiều bác sĩ nam. Và có rất nhiều bác sĩ nam giỏi và nổi tiếng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đi khám phụ khoa vì việc thăm khám cho teengirls đều do các bác sĩ nữ đảm nhận.
Dưới đây là một số địa chỉ khám phụ khoa và điều trị các bệnh phụ khoa có uy tín. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn địa chỉ thuận tiện nhất với mình
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Khoa Phụ sản bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM – 243 A Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình.
Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương – 9 Lý Thường Kiệt, Q5, TPHCM .ĐT (08) 8553776.
Trung tâm bảo vệ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em và KHHGĐ. 957 Đường 3/2 phường 7, Quận 11, TP HCM/ Điện thoại: 08 8.550 050.
Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn -63 Bùi Thị Xuân, Q1, TPHCM. ĐT (08) 9253619.
Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ- 284 Cống Quỳnh, Q1, TPHCM. ĐT: (08) 8395117 8391229.
Tại Hà Nội:
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – 929Đê La Thành, Hà Nội.ĐT:(043) 8343181
Bệnh viện phụ sản Trung Ương (Bệnh viện C)- 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội/ Điện thoại: (043) 8254637
Marie Stopes – Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ – tòa nhà A4, làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội/ Điện thoại (84-4) 754 5169
Giờ mở cửa:
Từ thứ 2 đến thứ 6: 8h00 – 12h00, 13h00 – 18h00
Thứ 7: 8h00 – 12h00, 13h00 – 17h00.
Trung tâm phát triển sức khoẻ cộng đồng Ánh sáng (Light) -Toà nhà số 4, nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, phương Quan Hoa, quân Câu Giây, Ha Nôi.
Điện thoại liên hê va tư vân miên phi: (043) 2696269/ (043) 2696262
Lịch làm việc: Tư thư 2 đên thư 7, sang 8h – 12h chiêu 13h30 – 17h30. Nghi Chu nhât
Phòng khám nhà Hộ sinh A- 36 Ngô Quyền, Hà Nội/ Điện thoại: (043) 8253828
Liên hệ: BS Phạm Thu Bình.