Những tên tội phạm khét tiếng giàu nhất thế giới
Sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục tỷ USD Pablo Escobar hay Amado Carrillo Fuentes là những tên tội phạm khét tiếng giàu nhất thế giới
Pablo Escobar là một trong những tên tội phạm khét tiếng giàu nhất thế giới với khối tài sản “khủng” lên tới 30 tỷ USD. Pablo có thể được coi là trùm ma túy “nổi tiếng” nhất từ trước đến giờ, tên tội phạm ma túy thông minh nhất, sáng tạo nhất và có óc tổ chức tốt nhất mọi thời đại.
Chúa tể ma túy Amado Carrillo Fuentes (25 tỷ USD) là trùm ma túy giàu nhất nhì trong thế hệ mình. Hắn từng sử dụng tới 22 máy bay cá nhân và cả chiếc Boeing 727 để chuyển hàng cấm.
Dawood Ibrahim Kaskar – ông trùm của tổ chức tội phạm có tổ chức – đã kiếm được hàng tỷ USD với hoạt động cung cấp ma túy, vũ khí cho các tổ chức khủng bố.
Anh em nhà Ochoa (Jorge Luis, Juan David và Fabio Ochoa), thành viên của Đế chế Medellin ở Columbia, đã kiếm được 6 tỷ USD từ các hoạt động phạm pháp.
Video đang HOT
Khun Sa (5 tỷ USD) không chỉ là một ông trùm ma túy mà còn là một kẻ buôn lậu vũ khí khét tiếng.
Chúa tể ma túy José Gonzalo Rodríguez Gacha là một thành viên của đế chế Medellin, sở hữu khối tài sản 5 tỷ USD.
Anh em nhà Rodríguez Orejuela (3 tỷ USD) là ông trùm của đế chế Cali, cung cấp cần sa, cocaine ở Mỹ và Châu Âu. Chúng bị bắt giữ hồi tháng 6/1995 với những hành động phạm pháp gây ra.
Carlos Lehder là một trong những người lập ra đế chế Medellin ở Columbia. Lehder từng bị bắt giữ khi còn nhỏ vì tội trộm ô tô ở Connecticut. Sau khi được thả, Lehder bán cocaine để mua một chiếc máy bay và tiếp tục hoạt động buôn lậu bất hợp pháp.
Đứng thứ 9 trong danh sách tội phạm giàu nhất hành tinh là chúa tể ma túy Griselda Blanco (2 tỷ USD). Bà trùm Blanco cũng là một trong những người đứng đầu đế chế Medellin..
Al Capone (1,3 tỷ USD) là một gangster người Mỹ dẫn đầu một tổ chức tội phạm, chuyên hoạt động buôn lậu, buôn lậu rượu và các hoạt động bất hợp pháp khác.
Năm 2009, tạp chí Forbes bình chọn Joaquín Guzmán Loera, người đứng đầu đế chế ma túy Sinaloa, là một trong những người quyền lực nhất hành tinh và cũng là kẻ thù số 1 của công chúng. Y sở hữu khối tài sản 1 tỷ USD.
“Chúa tể” ma túy Rafael Caro Quintero là người lập ra đế chế Guadalajara ở Mexico, sở hữu khối tài sản 65 triệu USD. Năm 1985, Quintero bị kết án 40 năm tù vì tội giết người nhưng sau đó năm 2013, y được thả khỏi nhà tù ở Costa Rica.
Theo_Kiến Thức
Đặc nhiệm Mỹ bắt giữ thủ lĩnh IS al-Shishani ở Iraq
Trong một cuộc đột kích tại Kirkuk, đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ Abu Omar al-Shishani - một thủ lĩnh quân sự nước ngoài khét tiếng của phiến quân IS.
Trong một cuộc đột kích tại Kirkuk, đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ Abu Omar al-Shishani - một thủ lĩnh quân sự nước ngoài khét tiếng của phiến quân IS.
Hãng tin EIN cho biết: "Ngoài Al-Shishani, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ hai thủ lĩnh IS khác và tiêu diệt 7 phiến quân trong chiến dịch đột kích hôm 24/12 ở huyện Kirkuk, tỉnh Riyadh".
Đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ Abu Omar al-Shishani - một thủ lĩnh quân sự nước ngoài khét tiếng của phiến quân IS.
Tarkhan Tayumurazovich Batirashvili (sinh năm 1986), được biết đến với cái tên Abu Omar al-Shishani, là một phần tử thánh chiến người Gruzia và là một thủ lĩnh khét tiếng của phiến quân IS.
Abu Omar al-Shishani là cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008 và trở thành một thủ lĩnh phiến quân IS chỉ huy nhiều nhóm phiến quân IS khác nhau trong cuộc nội chiến Syria. Abu Omar al-Shishani từng chỉ huy Lữ đoàn thánh chiến al-Katibat.
Tháng 5/2013, Abu Omar al-Shishani được bổ nhiệm làm thủ lĩnh cánh quân phía bắc của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, đặc trách các tỉnh Aleppo, al-Raqqa, Latakia và Idlib. Al-Shishani cũng là người phụ trách các chiến binh đến từ Chechnya và Caucasus. Các đơn vị dưới quyền chỉ huy của Abu Omar al-Shishani đã tham gia vào cuộc tấn công lớn vào các căn cứ quân sự của Syria trong và xung quanh Aleppo, bao gồm cả việc đánh chiếm căn cứ không quân Menagh hồi tháng 8/2013.
Abu Omar al-Shishani được coi là "một trong những thủ lĩnh quân sự có ảnh hưởng nhất của các lực lượng đối lập Syria". Đến giữa năm 2014, al-Shishani là chỉ huy cấp cao của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và là thành viên Hội đồng Shura có trụ sở tại al-Raqqa, Syria.
Ngày 5/5/2015, Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo giải thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ al-Shishani.
Đầu năm nay, trên các phương tiện truyền thông đã liên tục xuất hiện thông tin về việc tiêu diệt al-Shishani, nhưng cuối cùng các tin đó đã không được xác nhận.
Theo tin chính thức, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã đóng quân tại Iraq từ ngày 21/12/2015. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết, đặc nhiệm Mỹ "sẽ tiến các chiến dịch bí mật sau khi tham vấn với lãnh đạo Iraq". Số lượng đặc nhiệm Mỹ ở Iraq hiện lên đến 100 người.
Trong khi đó, quân đội Iraq đã giải phóng thành phố Ramadi. Hôm 27/12, quân đội chính phủ đã chiếm giữ các tòa nhà hành chính quan trọng ở trung tâm thành phố Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, bị phiến quân IS đánh chiếm hồi tháng 5/2015. Giải phóng Ramadi là thành công lớn nhất của Baghdad trong cuộc chiến chống khủng bố.
Minh Châu (Theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
IS đang "bẫy" Mỹ vào cuộc chiến trên bộ Tổ chức khủng bố khét tiếng phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, chúng muốn lôi kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc chiến tranh trên bộ. Theo New York Times, khi Mỹ triển khai bộ binh tấn công Iraq năm 2001, một trong những người ủng hộ động thái này nhiệt tình nhất chính là Abu Musab al-Zarqawi, một thủ...