Những teen girl khệnh nhờ “bóng” người yêu
Yêu những anh chàng thuộc dạng “ tiger puma”, đâm ra các nàng cũng phải… khệnh. Thái độ lấc cấc, ăn nói trên phân và vênh váo, mặc dù trước đó không hề có những “đức tính” nguy hiểm này.
Dựa hơi người yêu thành “bà chảnh”
Nhìn ava FB của Hoài Linh (teen 11), ai cũng phải thốt lên “Trông xinh xắn, hiền lành quá!”. Quả thực, gương mặt baby trắng trẻo, ánh mắt hiền lành kiểu này đi tới đâu cũng dễ gây được thiện cảm. Ấy vậy mà khi nhắc đến Linh, mọi người lại lắc đầu chép miệng “Công nhận là ngày xưa cũng hiền. Giờ thì…”. Câu bỏ lửng thay cho vế: Từ ngày yêu được Đại Bin (sn1987), đại ca của một đám “gấu mèo” tuổi xì tin ở khu phố, thì nàng đã chuyển từ tiểu thư hiền lành sang “bà chảnh” có tiếng.
Người yêu có tí “tiger puma” phải mất 1 năm mới cưa được hot girl như Linh. Nhưng lại chỉ mất 2 tháng để Linh trở nên khệnh khạng, ăn nói lấc cấc và tỏ ra trên phân vì “dựa bóng” anh chàng. Chả là nhóm “gấu mèo” xì tin một lòng tôn trọng “đại ka” Bin, một câu anh, hai câu chị, đàn anh sai đi mua gì là mua ngay, đứa nào trong phố trong trường nhìn đểu “anh Bin” thôi thì cứ xác định ăn một đến vài trận đòn từ các đàn em. Chứng kiến “số má”… rởm đời của người yêu, Linh đâm ra… tự hào. Từ trước đến nay, Linh chỉ quen nhường nhịn người khác, tính tình ôn hòa dễ thương nên bạn bè cũng hay trêu đùa vui vẻ. Còn bây giờ á, quên đi nhé!!
Cô nàng bắt đầu lên mặt với mọi người, đi ra đường thì vênh váo, ăn nói lấc cấc, thậm chí còn “học” chửi bậy cho nó “khệnh”. Ở trường, ai nói gì liên quan đến Linh thì đừng trách nàng khi đã “tìm ra thủ phạm” sẽ gọi “đàn em” của người yêu đến hỏi tội ngay ở cổng trường. Làm gì cô nàng cũng lôi tên “Đại Bin” ra để ở đầu, ví dụ “Anh Đại anh ý mà biết tao thế này thế kia, thì khối đứa… chết!”, hay “Anh Đại bảo tao ghét đứa nào thì anh ý cũng ghét” (!??)… Cứ thế, nhờ dựa hơi anh người yêu đầu gấu… xóm mà bạn bè không ai còn “dám” (hay muốn?) chơi với Linh nữa.
Dựa hơi người yêu, các teen girl bỗng nhiên trở nên chảnh chọe và vênh váo (Ảnh minh họa)
Hoặc như Hà (sn1993, teen PDP), từ ngày yêu anh “dân chơi” hơn 6 tuổi, tự giới thiệu là “Ở Hà Nội này, ai cũng phải nể anh” thì tỏ ra khệnh khạng, “lên đời” hẳn. Hà đến lớp khoe ầm ỹ với bạn về “thành tích” của người yêu “Anh Thành là dân chơi Hà Nội gốc, dân chơi đều biết ông ý. Một câu nói của ông Thành thì ai cũng phải nể”, rồi “Hôm qua người yêu tao mới bỏ ra gần 50 triệu để mời em út lên bar, lý do là vì một đứa em đang có chuyện buồn. Ông ý chơi bời đẹp có tiếng đấy!”… Trong khi bạn bè vẫn chưa có cơ hội được chiêm ngưỡng dung nhan của “dân chơi nhất Hà Nội”, thì Hà đã kịp thay đổi tính tình, chảnh và lên mặt với mọi người để thể hiện mình là… người yêu của “play dân” (!!).
Đến chỗ đông người, cô nàng cứ khoanh tay vênh mặt chẳng thèm chào ai. Còn ở trường thì khỏi nói, nàng soi mói, nói xấu từng người một nhưng ai nhắc đến mình là đánh tiếng ngay “Cẩn thận không người yêu tao xử hết!”. Cô nàng cũng tập tọe lên bar sàn chơi bời cho xứng với anh người yêu “nổi tiếng Hà thành”. Thế nhưng ở bất cứ nơi nào, quán nước, shop quần áo hay hàng ăn, Hà đều giữ thái độ chảnh chọe, gây sự với hết người này đến người khác, thậm chí còn “vỗ” thẳng những câu chẳng hay ho gì vào mặt người ta, có chuyện gì thì lại lôi mác “dân chơi” của người yêu ra để giải quyết.
Video đang HOT
Khi được anh “play dân” mua cho cái túi, nàng cũng đem đến trường rêu rao “Đấy, dân chơi có khác, mua toàn đồ hiệu”, và càng tỏ ra khệnh khạng, chảnh chọe hơn.
Và dựa nhờ… bóng xịt!
Đã yêu nhau, ai cũng muốn bảo vệ và “bập bênh” người yêu mình. Nắm được tâm lý ấy nên các teen girl cứ tự nhủ rằng mình có vênh váo, thái độ thì với cái “bóng sáng” của người yêu, mọi chuyện cũng sẽ được anh ý giải quyết êm đẹp. Thế nhưng thật đen đủi là không phải bóng nào cũng “sáng như đèn xê non”, mà lại có những cái bóng tậm tịt, nhờ nhờ, chẳng đủ để soi nổi thói khệnh khạng của các nàng đang ảo mộng.
Một lần đi chơi cùng người yêu, Hà lại chảnh chọe gây sự với một “chị già” lỡ may va vào Hà trong WC. Như những lần trước, cô nàng to mồm chửi với với thái độ lấc cấc, lại còn dọa “xử” người ta. Ai ngờ chị kia cũng không phải vừa, “tiện tay” túm tóc Hà tát lấy tát để. Chuyện trở nên ầm ỹ, nhưng lạ lùng là chẳng thấy người yêu chạy vào “giải quyết” hộ nàng nữa. Được bảo vệ can ngăn, Hà vừa xấu hổ vừa tức, lếch thếch ra bàn thì tận mắt thấy cảnh “dân chơi” đang bị chủ nợ… xiết cổ!!
Anh người yêu dân chơi của Hà, hóa ra chỉ là thành phần ăn và chơi ké trên tiền của bạn. Tất cả những gì anh ta thể hiện, từ xe cộ, điện thoại cho đến ví tiền và một bản “thành tích” ăn chơi đều là mượn của vài anh bạn khác. Anh này hiện đang nợ nần chồng chất, nhưng vì sĩ gái vẫn đưa Hà lên bar chơi và kết quả là đã bị chủ nợ tóm gọn. Và tin buồn là chiếc túi anh tặng, sau khi đem đi check thì Hà cay đắng thừa nhận: chỉ là fake loại 2!!
Hay như Hoài Linh, sau khi bị “đại ca xóm” chán, bỏ rơi thì hết đường dựa dẫm. Bạn bè đã đồng loạt tẩy chay, chưa kể bị kẻ thù là những cô nàng bị Linh mách người yêu đến gây sự đã lập thành hội để đòi trả thù. Quá sợ hãi, nàng đành năn nỉ bố mẹ cho chuyển trường. Quả là “tai nạn” lớn cho những cô nàng thích dựa “bóng” người yêu mà thay đổi tâm tính!
Theo PLXH
Khi teen "hàng hiệu" kén trường
Không vất vả, cực nhọc cho kì thi Đại học sắp tới, nhiều teen "hàng hiệu" ung dung ngồi thảnh thơi để phụ huynh tìm một trường "xứng tầm" với mình.
Không phải trường sang, trường "xịn" thì không học
"Con không học trường Việt Nam đâu. Mẹ mà bắt con học trường Việt thì bạn bè cười vào mặt con mất. Mẹ muốn học thì mẹ cứ học chứ con thì không". Kèm với vẻ mặt khó chịu và thái độ cọc cằn, đó là những lời của nam sinh tên X, cựu học sinh trường N.T.T nói với mẹ mình.
Sau khi tốt nghiệp THPT, thay vì vất vả cho kì thi Đại học như các sĩ tử khác, X rất ung dung vì anh chàng vốn là "cục vàng" của gia đình. X không bao giờ phải lo lắng bởi với "chức danh" con trai duy nhất, cháu đích tôn nên chuyện gì bố mẹ, ông bà và cả dòng họ cũng đều cố gắng lo hết cho anh chàng.
Quen sống trong nhung lụa xa hoa, một số teen cộp cho mình cái mác "nhà giàu, học trường sang, dùng hàng hiệu" mới chịu được. Nếu có ai hỏi, thì chẳng mấy teen thẳng thắn thừa nhận mình muốn vào "trường sang" để khẳng định "đẳng cấp" mình. Hầu hết chỉ có những lí do kiểu: "Trường nước ngoài bằng cấp có giá trị, tiền nào của nấy".
Có teen còn tỏ ra ngại ngần vì nếu học trường Việt, khi đi học mà dùng toàn hàng hiệu hay lộng lẫy quá thì... lại thành khó coi nên rất ngán. Lại có cả những lí do như kiểu: "Học trường đẳng cấp thì cũng quen những bạn bè đẳng cấp như mình". Trăm ngàn lí do đến khó hiểu được đưa ra.
Như cậu bạn tên X ở trên, X chẳng phải muốn học ở trường nước ngoài vì giá trị bằng cấp, cũng chẳng phải vì học để mở mang, mà đơn giản vì sợ xấu hổ, bị bạn bè chê cười.
Không chỉ X, ở thời điểm này, nhiều teen "hàng hiệu" vẫn ngồi rung đùi để các bậc cha mẹ lo lắng, hối hả tìm một trường Quốc tế cho mình. Thậm chí có nhiều bạn gia cảnh cũng chẳng mấy khá giả, nhưng vẫn thích nhắm đến cá trường "thật đắt".
Ảnh chỉ mang tính chất minh hoa
Học trường "xịn" kiếm bồ cho dễ
Học trường xịn, mang cho mình một cái mác tốt, một vẻ ngoài lịch lãm, gia cảnh khá giả hay học một trường có tiếng tăm của nước ngoài thì chuyện đi cưa cẩm của các chàng, hay các nàng cũng thuận lợi hơn nhiều.
N vừa tốt nghiệp lớp 12 là đòi ngay bố mẹ đóng tiền vào học trường quốc tế X, anh chàng chưa vào học đã nghĩ ngay đến chuyện trong trường sẽ đầy "em xinh". Học hành chẳng lo, vào lớp, việc đầu tiên là N nghía qua xem có ai "hot hot" không? Những môn nào mà có "em xinh" thì anh chàng chẳng bao giờ vắng tiết. Còn những tiết học mà không có ai "hot" thì N tỏ ra chán nản, chẳng có mặt được bao nhiêu.
Nhiều teen đến lớp rất đầy đủ nhưng kết quả học tập cũng chẳng khá khẩm. Do vào lớp chỉ lo ngồi "tia em này em kia" nên chẳng thể tập trung nghe giảng được. Nhiều bạn giải thích rằng "Có đối tượng thì có hứng thú để đến lớp hơn. Còn không có ai thì... ngồi lâu thêm buồn ngủ?". Thế nhưng khi có đối tượng nhiều teen lại mải mê chuyện trò, làm quen... Chưa kể đến chuyện còn phải cố gắng thể hiện mình với nàng, thì học có vào đầu được là bao(!)
Không chỉ tìm mối trong trường, nhiều teen khá tận dụng mác "trường nước ngoài của mình". Ra khỏi trường, vừa gặp người khác là nhiều teen vội khoe ngay "Mình học trường Quốc Tế A, B,C". Đó phải chăng cũng là một lợi thế với những teen chỉ thích quen với những người "cùng đẳng cấp"?
Lại có những teen học hành chẳng đến đâu, chỉ lo chơi bời. Nhập học cả tháng mà cũng chẳng hề biết nửa câu giao tiếp cắt làm đôi. Thi lúc nào cũng "F - Fail", ấy thế mà đi đâu cũng "oang oang" khoe: "Ta đây học trường quốc tế" như tự hào lắm. Nhiều cô nàng, anh chàng "chảnh chọe" nói mấy câu giao tiếp thông thường để "lấy uy ta đây- văn thông võ thạo với người khác". Bởi ít ai nghĩ rằng nhiều học sinh vác cái mác "học trường tây" mà lại anh văn cực kém. Nhưng cái kim trong bọc cũng lòi ra, chỉ cần "khảo sát" sơ thì... tịt ngòi.
Có lẽ phần nào cũng vì vậy, mà nhiều teen sống chết cũng vẫn đòi bố mẹ cho vào những trường nước ngoài học. Và khi vào được rồi thì học rớt, học lại cũng chẳng sao. Học càng lâu thì... cưa được càng nhiều em mà (!).
Không phải cứ trường nước ngoài là mới tốt
Tất nhiên, ngoài những anh chàng, cô nàng tìm đến trường nước ngoài với mục đích vui chơi, thì có nhiều bạn cho rằng : "Trường nước ngoài học thì bằng cấp giá trị". Thế nên, dù thế nào cũng phải vào cho được một trường quốc tế mới an tâm.
Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn như thế. Một tấm bằng tốt nghiệp trường Việt thành tích xuất sắc, chắc chắn vẫn ăn điểm so với một tấm bằng quốc tệ loại "đậu vớt" với những con điểm xấu liên miên.
Lại có bạn cho rằng học trường nước ngoài thì sẽ thoải mái hơn và đỡ vất vả hơn. Thế nên khi vào học mới biết nó chẳng đơn giản như mình tưởng. Học bằng tiếng việt nếu không hiểu gì đã khó. Nay học hẳn bằng "anh ngữ" thì dù việc ấy lại khó gấp bội lần.
Khi chọn một mội trường học, nếu teen chỉ nhắm đến uy tín của trường, mà không tự phấn đấu với bạn thân để có kết quả tốt, thì tất cả cũng thành vô nghĩa. Hãy chọn cho mình một quyết định thật chuẩn xác nhé!
Theo PLXH