Những tai nạn đau lòng từ sự cẩu thả
Giá như, được kiểm tra, được nhắc nhở thường xuyên thì cái chết trong thang nâng hàng đã không xảy ra. Anh công nhân này được tuyển dụng khi chưa đủ 18 tuổi và vào làm việc mới có 2 tuần thì xảy ra sự cố.
Những tai nạn đau lòng
Những người có mặt trong vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra vào trưa ngày 2/5 trong một con hẻm trên đường Ngô Quyền (P.5, Q.10, TP.HCM) không ai không chạnh lòng.
Nạn nhân là một thiếu niên mới 17 tuổi đã tử vong trong cabin của thang nâng hàng trên tầng 4 của cơ sở Lâm Hiệp.
Chiếc thang đã làm cho nạn nhân chết không phải là thang dành cho người sử dụng.
Thang này chỉ để chuyển vật tư hàng hóa nên kết cấu chỉ phù hợp với tính năng của nó. Vậy mà, nam công nhân đã leo vào trong rồi nhoài người đưa tay ra ngoài bấm nút khởi động.
Theo lời thuật lại của một số người chứng kiến, nạn nhân ở trong cabin. Đầu và tay bị kẹp chặt giữa thang và sàn lầu.
Đây là tai nạn lao động mới nhất được ghi nhận tại TP.HCM.
Thi thể nạn nhân bị TNLĐ trong thang nâng hàng được chuyển về nhà xác
Trước đó, không lâu trưa ngày 24/4, một TNLĐ khác đã xảy ra tại công ty cổ phần thuộc da Hào Dương nằm trong KCN Hiệp Phước (H.Nhà Bè).
Nạn nhân là 2 công nhân và 1 kỹ sư đã bị chết dưới hồ sâu hơn 5m. Đây là một hồ nhỏ giữ nhiệm vụ thông nhau cho 2 hồ nước thải lớn bên bên.
Video đang HOT
Theo lời kể của một công nhân có mặt vào thời điểm này, sau khi quan sát hai hồ nước thải có mức chênh nhau, kỹ sư Nguyễn Minh Tuân đã yêu cầu công nhân Huỳnh Thanh Tài xuống đáy hồ kiểm tra.
Chờ lâu không thấy Tài trồi lên, kỹ sư Tuân đã xuống kiểm tra; tuy nhiên cả hai tiếp tục “im lặng” dưới đáy hồ sâu.
Khi mọi người chung quanh hoảng hốt tri hô, anh công nhân Lê Phát Tài đã lao xuống cứu bạn để rồi cả ba không bao giờ trở lại.
Việc nam công nhân chết trong thang nâng hàng và 3 người chết dưới hồ nước thải đều có một điểm chung: không tuân thủ qui tắc về an toàn lao động.
Điều này cho thấy, trong khi làm việc, chủ cơ sở Lâm Hiệp cũng như các bộ phận chuyên trách về an toàn lao động của công ty Hào Dương đã không quan tâm đến tính mạng người lao động.
Giá như, được kiểm tra, được nhắc nhở thường xuyên thì cái chết trong thang nâng hàng đã không xảy ra. Anh công nhân này được tuyển dụng khi chưa đủ 18 tuổi và vào làm việc mới có 2 tuần thì xảy ra sự cố.
Tương tự, trong vụ tai nạn ở công ty Hào Dương, những nạn nhân được vớt lên trên người không có một trang bị nào. Anh Huỳnh Thanh Tài chỉ độc chiếc quần đùi.
Một cán bộ Phòng CS cứu nạn cứu hộ cho biết, lính cứu hộ phải dùng mặt nạ chống độc và bình dưỡng khí mới dám tiếp cận hiện trường.
600.000 cơ sở… chỉ có 430 thanh tra?
Thống kê của Cục An toàn vệ sinh lao động cho biết, TP.HCM là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng TNLĐ xảy ra trong năm 2012 với 1.568 vụ, làm 98 người thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm thi thể 3 công nhân dưới hồ nước thải công ty Hào Dương
Với số lượng TNLĐ cao như thế nhưng Bộ LĐTB&XH chỉ nhận được biên bản điều tra 149 vụ, trong đó vỏn vẹn có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị truy tố.
Theo nguồn tin từ Cục An toàn vệ sinh lao động, năm 2012 cả nước chỉ có 5,1% doanh nghiệp báo cáo tình hình TNLĐ tương ứng với 19.300 doanh nghiệp.
Với số liệu như đã nói, vẫn chưa đánh giá chính xác tình hình TNLĐ xảy ra, bởi còn nhiều doanh nghiệp cố tình lẩn tránh không báo cáo.
Được biết, hiện nay cả nước chỉ có 430 thanh tra lao động phục vụ cho khoảng 600.000 cơ sở, doanh nghiệp.
Con số này cũng đủ nói lên một thực trạng có doanh nghiệp hoạt động nhiều năm liền chưa một lần được thanh tra lao động… chiếu cố.
Điều này có thể đúng với doanh nghiệp Lâm Hiệp, bởi đây là một hộ sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, với công ty Hào Dương, một công ty đã có nhiều “thành tích” vi phạm an toàn lao động. Trong các vi phạm có cả việc không huấn luyện công nhân về an toàn vệ sinh lao động, lao động chưa qua đào tạo và đặc biệt, công ty này từng nợ 641 triệu đồng phí bảo vệ môi trường mà vẫn để xảy ra TNLĐ thì trách nhiệm của đơn vị kiểm tra cũng cần nên xem lại ?
Về phía nhà sản xuất, lúc nào cũng muốn giá thành thấp nhất. Những chi tiêu nào không phục vụ chính cho sản xuất đầu bị cắt bỏ. Bớt đi phí huấn luyện công nhân về an toàn lao động, không trang bị bảo hộ lao động là những danh mục thường được các doanh nghiệp phớt lờ.
Vậy mà các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra lại… thiếu người kiểm tra?
Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động. Dự kiến, dự thảo sẽ được trình Quốc hội vào đầu năm 2014. Nhưng từ nay đến khi luật có hiệu lực, liệu sẽ có bao nhiêu TNLĐ nữa sẽ xảy ra?
Theo 24h
3 người chết ở hồ hóa chất do thiếu bảo hộ LĐ
Ông ngồi bất động giữa một rừng người đến viếng. Đôi mắt luôn hướng về di ảnh đứa con trai. Mới buổi sáng, anh Lê Phát Tài, con trai ông cơm bưng nước rót cho cha già mẹ yếu thì buổi trưa tin anh tử nạn đến với ông như đất trời đổ sụp...
Cứu bạn lụy vào thân
Sáng 25/4, chúng tôi tìm đến ấp 3 xã Long Hậu (H. Cần Giuộc, Long An). Vượt con đường đê gập ghềnh dài hơn 500m, qua cây cầu khỉ là đến nhà anh Tài.
Trước bàn vong, một phụ nữ đang chắp tay khấn vái. Bên cạnh chị, bé gái còn quá nhỏ mới 4 tuổi giương đôi mắt ngơ ngác nhìn vào di ảnh cha. Chị và bé là vợ và con anh Lê Phát Tài.
Tang lễ tại gia đình anh Lê Phát Tài
Anh Tài là công nhân giữ nhiệm vụ xử lý nước sông tại công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước).
Anh và hai đồng nghiệp đã tử nạn khi sự cố xảy ra vào trưa ngày 24/4. Thi thể của 3 nạn nhân được Phòng cảnh sát (CS) cứu hộ cứu nạn vớt lên đưa về nhà xác ngay trong buổi chiều cùng ngày.
Riêng anh Tài, 21h đêm, thi thể được đưa về gần nhà. Rồi từ đây áo quan đưa xuống ghe, gặp lúc nước ròng nhiều người phải cùng nhau đẩy ghe lướt sình về đến nhà.
Tài là con út trong gia đình 5 anh em, nhưng là người chăm sóc cha mẹ già. Tài vào làm việc tại công ty Hào Dương gần chục năm nay với mức lương hơn 4tr/tháng.
Vợ Tài, chị Mai Thị Hà cũng vừa xin được chân công nhân may trong khu công nghiệp Long Hậu. Cả hai vợ chồng cùng đứa con gái dè xẻn trong chi tiêu để có tiền thuốc thang cho mẹ cha...
Tin con và chồng tử nạn đến với cha Tài, ông Cao Văn Hải (65 tuổi) và vợ như sét đánh ngang tai. Chị Hà nói, trong cuộc sống anh Tài rất mực thước, chu toàn mọi trách nhiệm.
Mẹ khấn vái, con ngơ ngác
Với bạn bè, anh là người trọn nghĩa. Cũng chính sự trọn nghĩa này đã đưa anh đến cái chết.
Nhiều người thuật lại khi nghe tiếng tri hô, anh là người đầu tiên có mặt. Khi biết cả hai người bên dưới đều là bạn thân của mình, anh lao xuống ngay.
Khi chân vừa chạm 2 thi thể, anh vội trồi lên hai tay định bám vào thành hồ nhưng không kịp, anh ngã ngửa ra rồi chìm xuống nước...
Chết vì thiếu trang bị bảo hộ lao động
Rời nhà ông Hải, chúng tôi đến cụm dân cư Long Hậu thăm nhà anh Huỳnh Thanh Tài, một nạn nhân khác trong sự cố.
Không kiềm lòng được trước cảnh vợ Tài tay ôm đứa con 3 tháng tuổi và bên cạnh, một đứa con khác vừa lên 3. Chị đã khóc hết nước mắt. Viễn cảnh một gia đình êm ấm đã tiêu tan.
Một người bạn cùng công ty với Tài (xin không nêu tên) có mặt ngay trong lúc tai nạn xảy ra đã thuật lại cho chúng tôi diễn tiến sự việc.
Hiện trường vụ việc
Anh cho biết lúc ấy gần giờ tan ca. Phát hiện hai bồn chứa nước thải không cùng mực nước, kỹ sư Nguyễn Minh Tuân điều động Thanh Tài xuống hồ nhỏ giữa hai hồ lớn có hệ thống thông nhau để súc.
Nước được bơm ra. Thanh Tài cởi trần chỉ mặc độc chiếc quần đùi chui xuống. Không lâu sau, tia nước bắn vào người Tài rồi nước dâng lên làm Tài chìm luôn trong hồ.
Kỹ sư Tuân đợi lâu không thấy Tài lên đã tiếp tục chui xuống và cùng chung số phận. Nhiều người chứng kiến tri hô, Phát Tài chạy đến lao xuống cứu bạn nhưng cũng tử nạn theo.
Điều đáng quan tâm nhất là cả 3 đều không có một trang bị an toàn lao động nào khi xuống hồ. Chiều sâu của hồ đến 5m và với nước thải đặc quánh nhiều hóa chất độc hại, công nhân sẽ gặp nhiều rủi ro nếu không có một trang bị phòng hộ nào.
Theo nhận định của các nhà khoa học, công nghệ xử lý nước thải thuộc da sử dụng hóa chất để trung hòa và trợ lắng. Các hóa chất trợ lắng không độc đến mức chết người. Các công nhân tử nạn do thiếu dưỡng khí vì quá trình xử lý nước thải sẽ tạo ra CO2 và CH4 nên không có đủ oxy để thở.
Cả hai gia đình đều cho biết, bước đầu công ty hỗ trợ mỗi gia đình 80 triệu đồng để lo việc ma chay. Sắp tới còn gì nữa không thì vẫn chưa được công ty công bố.
Tai nạn đã gây ra nhiều đau thương mất mát cho 2 gia đình.
Theo 24h
Rơi từ độ cao 15m, một công nhân tử nạn Đang ngồi ăn hủ tiếu trong hẻm, nhiều người phát hoảng khi thấy một thanh niên rơi từ độ cao hơn 15m xuống đất cạnh xe hủ tiếu gõ, tử nạn. Vụ tai nạn lao động xảy ra vào sáng ngày 18/1 tại một công trình nằm trong hẻm số 2, Quốc lộ 13 (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM). Theo...