Những tác hại không ngờ của rượu, bia
Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.
Uống nhiều rượu, bia trong một thời gian ngắn gây ra: Trạng thái lơ mơ, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, run rẩy, bất tỉnh thậm chí ngừng thở. Rượu, bia còn gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động tác của cơ thể, do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai nạn giao thông, hoặc chết đuối.
Ảnh minh họa.
Tác hại lâu dài của rượu, bia
Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và gây ra các vấn đề xã hội khác. Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối với một số bộ phận của cơ thể, bao gồm:
- Kém ăn
- Đau dạ dày
- Viêm nhiễm thường xuyên
- Bệnh lý về da
- Tổn thương gan và não
- Tổn thương cơ quan sinh sản
- Mất trí nhớ lẫn lộn
Video đang HOT
- Trầm cảm
- Ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
- Gặp các vấn đề khó khăn tại nơi làm việc
- Các vấn đề về tiền bạc và luật pháp
Đối với phụ nữ mang thai, uống rượu thường xuyên trong thời kỳ thai nghén sẽ gây tác hại cho cả mẹ và con. Uống nhiều rượu trong khi mang thai có thể gây đẻ non hoặc sinh ra có hội chứng bào thai do rượu(tăng trưởng chậm trước và sau khi sinh, và có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần).
Các bác sỹ khuyên rằng phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ dư định có thai không nên uống một chút rượu, bia nào.
Nồng độ cồn trong máu và điều khiển phương tiện giao thông
Để xác định mức độ rượu bia, người ta có thể đo lường nồng độ cồn trong máu. Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) được đo bằng số gram rượu có trong 100 cc máu. Ngoài ra, nồng độ cồn trong cơ thể của một người còn có thể kiểm tra qua hơi thở bằng máy đo nồng độ rượu, bia qua hơi thở. Lái xe máy, ôtô trong tình trạng nồng độ còn trong máu cao có thể nguy hiểm như gây tai nạn giao thông, dẫn đến chấn thương, hay chết người.
Theo qui định, khi điều khiển xe ôtô, người điều khiển tuyệt đối đối không được uống rượu, bia (BAC = 0). Khi điều khiển xe gắn máy, nếu BAC>0,1 là vi phạm luật và bị phạt theo quy định. Người ta vẫn có thể bị phạt do uống quá giới hạn pháp luật cho phép các ngay cả khi chỉ điều khiển phương tiện vài giờ sau khi uống và không cảm thấy bị say.
Theo Vnmedia
Những thực phẩm 'kỵ' rượu bia khó ngờ
Nhiều loại thực phẩm nếu dùng chung với rượu, bia sẽ làm mất hoặc biến đổi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó, gây hại cho sức khỏe của bạn.
Các loại hạt
Một số nhà hàng thường phục vụ lạc hoặc hạt điều chiên để phục vụ các quý ông "lai rai". Thực tế các loại hạt này không hề là món nên dùng kèm rượu bởi các loại hạt đều có lượng cholesterol cao, hương vị của chúng cũng có thể phá hỏng khẩu vị của bạn trước khi ăn các món chính.
Thức ăn hun khói và có chứa chất bảo quản
Thức ăn hun khói như xúc xích, thịt nguội...thường được dùng kèm bia rượu bởi tính tiện lợi đồng thời làm gia tăng hương vị của rượu bia. Tuy nhiên, những loại thức ăn hun khói và thức ăn có chứa chất bảo quản có chứa nhiều sắc tố và chất Nitrosamine. Những chất này khi kết hợp với rượu không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho gan, họng, nó còn là mầm mống của ung thư.
Hơn nữa, trong thực phẩm hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.
Cà rốt
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu carotene có trong cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra những độc tố trong gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Đặc biệt nếu kết hợp nước cà rốt ép và rượu thì tác hại lại càng nghiêm trọng hơn.
Khoai tây chiên
Trong thực tế khi uống bia hoặc rượu, nó sẽ khiến cơ thể ta sản sinh ra enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo . Chính vì thế hãy nhớ rằng không chỉ không nên ăn khoai tây chiên cùng bia, rượu mà còn không nên ăn các loại thực phẩm chiên vì nó sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất béo.
Sầu riêng
Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Hóa học thực phẩm. Đây là lần đầu tiên, tính độc của việc kết hợp sầu riêng và rượu được chứng minh theo phương pháp khoa học.
Các nhà nghiên cứu John Maninang và Hiroshi Gemma của Đại học Tsukuba, Nhật Bản, đã tiến hành thử nghiệm để giải đáp câu hỏi, liệu có phải tác dụng phụ gây chết người đó là do hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng làm giảm việc phân giải rượu. Kết quả cho thấy, chiết xuất sầu riêng đã cản trở hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt lên tới 70%. Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.
Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.
Đồ ăn nướng
Có rất nhiều người có thói quen uống rượu tại những quán nướng vỉa hè. Nhưng đây lại là thói quen có hại cho sức khỏe của bạn.
Để có một sức khỏe tốt, bạn hãy tránh xa những đồ ăn kể trên khi đã dùng tới rượu bia.
Các loại thức ăn chứa phèn
Phèn sẽ làm chậm tác dụng của nhu động dạ dày ruột. Khi uống ruợu cùng thức ăn có chứa phèn, rượu sẽ ở lại đường tiêu hoá lâu hơn và làm tăng yếu tố kích thích của rượu đối với đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lưu thông của máu. Khi đó, người uống rượu sẽ dễ bị say hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Một số người có thói quen dùng một vài lát pho mát khi uống rượu để uống rượu lâu say. Điều này có thể đúng nhưng các sản phẩm từ sữa dễ gây cảm giác khó tiêu. Một số nghiên cứu còn chỉ là các sản phẩm từ sữa kết hợp với đồ uống có cồn còn ảnh hưởng tới hoạt động của tim.
Kẹo
Các loại kẹo nói chúng không phải món ăn thân thiện với rượu bia bởi chúng khiến bạn nôn nao, dễ say và khó kiểm soát bản thân hơn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu Chiều 6.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Nhận định về diễn biến dịch bệnh trong nước, ông Long lo ngại, dịch tiêu chảy cấp có thể gia tăng tại TP.HCM do diễn biến phức tạp bởi phát hiện các yếu tố ô nhiễm trong thực phẩm, dù số mắc...