Những tác hại khôn lường của thói quen dụi mắt
Dụi mắt là một thói quen xấu, có thể dẫn đến viêm nhiễm mắt, tổn thương giác mạc và nhiều hệ quả khôn lường khác.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt: Dụi mắt thường xuyên có thể làm yếu giác mạc và gây bệnh giác mạc chóp – một bệnh lý do biến dạng giác mạc. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc.
Làm rách giác mạc: Lông mi hay bụi bay vào mắt sẽ khiến bạn có cảm giác muốn dụi mắt, tuy nhiên hành động này chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Dụi mắt khi có dị vật trong mắt có thể làm rách giác mạc, dẫn đến loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời.
Làm bệnh tăng nhãn áp nặng hơn: Nếu bạn vốn có bệnh tăng nhãn áp, việc dụi mắt sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi. Tăng nhãn áp là bệnh do tăng áp lực nội nhãn, gây tổn thương dây thần kinh mắt và có thể gây mất thị lực. Việc dụi mắt sẽ khiến áp lực nội nhãn tăng cao hơn nữa.
Làm tăng độ cận: Cận thị – một dạng tật khúc xạ đang ngày càng trở nên phổ biến – có thể trở nên tệ hơn nếu bạn thường xuyên dụi mắt.
Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt: Dù bạn có rửa tay thường xuyên đến mức nào thì bàn tay bạn vẫn tiềm tàng nhiều loại vi khuẩn từ nhiều nguồn khác nhau. Dụi mắt bằng tay có thể khiến mắt nhiễm các vi khuẩn gây đau mắt đỏ, hay viêm màng kết.
Làm chùng mí mắt: Dụi mắt thường xuyên về lâu dài có thể khiến mí mắt mất tính đàn hồi. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn, khiến bạn trông già hơn.
Gây tình trạng mắt đỏ ngầu và thâm quầng: Dụi mắt thường xuyên có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt, khiến mắt bạn đỏ ngầu. Dụi mắt còn có thể gây thâm quầng do viêm mắt, khiến bạn trông mệt mỏi, thiếu sức sống./.
Người đeo mắt kính có nguy cơ bị lây Covid-19 thấp hơn 3 lần
Những người đeo mắt kính có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 thấp hơn 3 lần so với người không mang kính. Điều này là do virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm khi mầm bệnh tiếp xúc với mắt.
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ phát hiện những người đeo kính thường xuyên có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn 2 đến 3 lần - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Virus SARS-CoV-2 thường lây nhiễm qua tiếp xúc. Nếu tay có mầm bệnh và dụi vào mắt thì virus có thể lây nhiễm vào người.
Do đó, nhóm nghiên cứu tin rằng một trong những nguyên nhân khiến người mang mắt kính ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 là họ thường ít dụi mắt hơn, theo The Independent.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 23.2: Thêm 9 ca bệnh, hàng triệu học sinh chưa thể quay lại trường
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Ấn Độ thực hiện. Họ đã theo dõi 304 bệnh nhân tại một bệnh viện ở miền bắc Ấn Độ trong 2 tuần. Thời điểm nghiên cứu là vào mùa hè năm 2020. Tất cả đều có độ tuổi từ 10 đến 80, 19% trong số họ đeo kính gần như cả ngày.
Nhóm phát hiện trung bình mỗi giờ, một người sẽ chạm vào mặt 23 lần, chạm vào mắt 3 lần.
"Bệnh lây nhiễm khi chạm tay vào mũi, miệng và mắt. Việc chạm vào mũi và miệng sẽ giảm đáng kể khi chúng ta đeo khẩu trang đúng cách. Nhưng đeo khẩu trang lại không thể bảo vệ mắt", nhà khoa học Amit Kumar Saxena, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Hành động dụi hay chạm tay vào mắt có thể là con đường chủ yếu lây nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc Covid-19 ở nhóm người đeo kính ít hơn từ 2 đến 3 lần so với nhóm người không đeo kính, ông Saxena giải thích thêm.
Trước đây, các bác sĩ đã khuyến cáo mọi người nên chuyển từ đeo kính áp tròng sang kính có gọng. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm Covid-19 do lây truyền mầm bệnh từ tay sang mắt, theo The Independent .
Chấn thương mắt do tiếp xúc với nước rửa tay có cồn gặp thường xuyên hơn trong đại dịch COVID-19 Mọi người sử dụng nước rửa tay có cồn thường xuyên hơn khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Tuy nhiên, tiếp xúc với nước rửa tay có cồn còn có thể gây ra một vài chấn thương mắt. Sự gia tăng sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn trong đại dịch Covid-19 có thể gây chấn thương mắt ở trẻ em....