Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai dạng tiêm mà các chị em đều phải biết
Thuốc tránh thai dạng tiêm là một loại thuốc tránh thai được nhiều chị em lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, có một vài tin đồn loại thuốc tránh thai này có một vài tác dụng phụ như gây rối loạn kinh nguyệt, hoặc gây mất kinh. Vậy loại thuốc tránh thai này có thực sự nguy hiểm như vậy?
Chào bác sĩ, tôi tên là V.T, năm nay 30 tuổi. Hiện tại em đã có 2 bé và không có ý định sinh thêm con. Cách đây hơn 3 tháng tôi đã tiêm thuốc tránh thai (loại thuốc có tác dụng 3 tháng). Sau mũi tiêm đầu tiên tôi không thấy kinh nguyệt xuất hiện, nghĩ rằng do thay đổi nội tiết nên mới như vậy nên tôi tiêm tiếp mũi thứ 2.
Nhưng sau đó tôi lại có cảm giác lo lắng vì kinh nguyệt xuất hiện nhưng rất ít so với bình thường. Bác sĩ cho tôi hỏi, có ai tiêm thuốc tránh thai mà bị mất kinh nguyệt như tôi không? Và điều này có nguy hại gì không? Tôi có nên chuyển sang dùng phương pháp tránh thai khác không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ đã tư vấn! (VT)
Thuốc tránh thai dạng tiêm có thực sự gây mất kinh nguyệt? (Nguồn: internet).
Trả lời:
Bạn V.T thân mến!
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Xin nói luôn rằng, có rất nhiều chị em khác dùng phương pháp tiêm thuốc tránh thai và gặp phải tình trạng như bạn – kinh nguyệt biến mất.
Video đang HOT
Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được không ít chị em lựa chọn bên cạnh thuốc uống, đặt vòng hay dùng bao cao su.
Đây là phương pháp tránh thai dựa trên hormone với cơ chế hoạt động là từ từ giải phóng hormone progestin vào cơ thể để ngăn ngừa rụng trứng, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh, làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả tránh thai cao. So với biện pháp tránh thai dựa trên homrone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu.
Không những vậy, biện pháp này còn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này, nếu muốn có thai trở lại thì chỉ cần ngưng tiêm thuốc là được.
Tiêm thuốc tránh thai còn rất phù hợp cho những phụ nữ bị tác dụng phụ do estrogen (có trong viên TTT loại uống), hoặc không thể dùng được estrogen do chống chỉ định, và những người hay bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng nhiều vào thời gian rụng trứng, thay đổi cảm xúc, mệt mỏi, tăng cân…
Ngoài những ưu điểm như hiệu quả nhanh, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, thì thuốc tránh thai dạng tiêm là gây rối loạn kinh nguyệt, hoặc gây mất kinh (Nguồn: internet).
Tuy nhiên, thuốc tiêm tránh thai có nhược điểm là nếu chẳng may có tác dụng phụ không chịu đựng được thì lại không thể đưa thuốc ra nhanh khỏi cơ thể. Một nhược điểm khác khi tiêm thuốc tránh thai là gây rối loạn kinh nguyệt, hoặc gây mất kinh.
Khi dùng thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỉ lệ lúc bình thường nên niêm mạc tử cung không phát triển mạnh để bong ra và chảy máu (kinh nguyệt), dẫn đến hiện tượng mất kinh hoặc kinh nguyệt ít. Tình trạng này không đáng lo ngại lắm vì không gây hại, chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý của chị em.
Nếu tiêm thuốc tránh thai khiến kinh nguyệt biến mất làm bạn quá lo lắng thì bạn có thể chuyển sang dùng các biện pháp tránh thai khác. Bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Suckhoehangngay
Rắc rối không mong muốn sau khi tiêm thuốc tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai ảnh hưởng đến hormone nên nó có thể tác động đến cơ chế sinh lý trong cơ thể, dẫn đến rối loạn hormone và gây rong kinh.
Thưa bác sĩ, cách đây 1 tháng em đi tiêm thuốc tránh thai, ngày tiêm là ngày 30/1. Cho đến thời điểm này, em vẫn bị rong kinh, mặc dù là ra rất ít nhưg em vẫn phải dùng băng vệ sinh hàng ngày.
Bác sĩ cho em hỏi tình trạng của em như thế là biểu hiện của bệnh gì ạ? Và nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không? Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Nguyễn P.)
Bạn Nguyễn P. thân mến!
Qua những mô tả của bạn thì có thể biểu hiện rong kinh là do tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai gây ra. Biện pháp tránh thai này ảnh hưởng đến hormone nên nó có thể tác động đến cơ chế sinh lý trong cơ thể bạn, dẫn đến rối loạn hormone và gây rong kinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh phụ khoa nào đó.
Bạn không nói rõ đã đi khám hay chưa nên không biết bạn đã dùng các loại thuốc gì. Theo chị, có nhiều khả năng em bị viêm âm đạo và lộ tuyến cổ tử cung. Vậy nên sau một thời gian dùng thuốc em vẫn cảm thấy khó chịu.
Tiêm thuốc tránh thai ảnh hưởng đến hormone nên nó có thể tác động đến cơ chế sinh lý trong cơ thể, dẫn đến rối loạn hormone và gây rong kinh. Ảnh minh họa
Trong trường hợp bị viêm âm đạo, bạn cần được kê thuốc uống và đặt để điều trị dứt điểm.
Viêm âm đạo là bệnh thường gặp ở nữ giới, tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường không đặc biệt nên nhiều người không nhận ra. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo bao gồm: Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, ngứa rát âm đạo, viêm loét, đi tiểu nhiều, ngứa rát âm đạo, nóng rát và ngứa âm đạo, sưng đỏ khi đi tiểu...
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng viêm lành tính, tình trạng này xảy ra với khá nhiều phụ nữ hiện nay, hay gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Viêm lộ tuyến khi nào cần phải điều trị, việc điều trị như thế nào, chỉ định đốt hay đặt thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, nếu không gây khó chịu như tiết dịch âm đạo nhiều, liên tục gây ngứa ngáy ẩm ướt thì có thể không cần điều trị, thuốc đặt âm đạo thì không làm hết tình trạng viêm lộ tuyến. Viêm lộ tuyến tử cung có thể được điều trị bằng phương pháp đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt laser. Các phương pháp điều trị này không ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, không nên
ThS.BS Lê Thị Phương Huệ - BV Thanh Nhàn
Tìm hiểu chung về thuốc tránh thai Ngày nay việc sử dụng thuốc tránh thai không còn là vấn đề lạ lẫm với mọi người. Thuốc tránh thai được sử dụng tràn lan, rộng rãi nhưng có ai hiểu rõ về các loại thuốc tránh thai mà chúng ta đang sử dụng không? Hãy cùng đọc bài viết tìm hiểu chung về thuốc tránh thai để hiểu rõ hơn các...