Những tác động nguy hiểm của El Nino tới Việt Nam
Một trong những tác động nghiêm trọng nhất của El Nino là gây ra tình trạng khan hiếm nước.
Một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường đã xảy ra ở khu vực châu Á từ đầu năm tới nay như nắng nóng kỷ lục kéo dài giết chết hàng trăm người ở Ấn Độ và Pakistan; hạn hán trên diện rộng tại Campuchia, Indonesia và Việt Nam; tình trạng thiếu nước tại Thái Lan.
Năm 2015 được ghi nhận là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong vài thập kỷ qua.
Theo CNN, các nhà nghiên cứu khí hậu tin rằng những hiện tượng trên là kết quả của đợt tăng cường mới của El Nino, một hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra bởi tình trạng nóng lên của đại dương.
Năm 2015 được ghi nhận là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong vài thập kỷ qua. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng tình trạng này sẽ còn kéo dài tới năm 2016.
Một khi tác động của El Nino tăng cường, các nước châu Á (gồm cả Việt Nam) sẽ là những quốc gia phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Một khi hạn hán lan rộng hơn nữa, tình trạng thiếu năng lượng, lương thực cũng sẽ gia tăng và cuối cùng có thể dẫn tới những bất ổn về an ninh chính trị.
Theo CNN, để đối phó với tình trạng này các nước châu Á cần phải hành động ngay để giảm thiểu tác động của nó – đặc biệt là các nước nghèo.
Khô hạn nguồn cung cấp nước
Sản lượng thủy điện của các nước châu Á nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của El Nino.
Một trong những tác động nghiêm trọng nhất của El Nino là gây ra tình trạng khan hiếm nước. Thủy điện chiếm tới 30% sản lượng điện của Việt Nam và 70% sản lượng điện của Myanmar, trong khi Nepal dựa 100% vào thủy điện.
Sản lượng điện sẽ sụt giảm khi hạn hán làm giảm lượng nước. Điều đó khiến các nước phụ thuộc vào thủy điện như Thái Lan, Việt Nam và Philippines bị sụt giảm nguồn cung cấp điện, các nhà máy thủy điện phải giảm hoạt động hoặc tạm đóng cửa trong những tuần gần đây.
Nguồn cung cấp thủy điện bị sụt giảm sẽ buộc các nước này phải tăng sản lượng nhiệt điện, tăng nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch. Hệ quả của tình trạng này là làm tăng giá nhập khẩu nhiên liệu, thúc đẩy lạm phát, tăng ô nhiễm môi trường.
Hơn nữa, hạn hán còn gây ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất lương thực. Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên 1 độ C, năng suất lúa sẽ giảm 10%, thời gian thu hoạch bị trì hoãn. Tình trạng này đã được quan sát thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ và Philippines gần đây.
Video đang HOT
Vành đai lúa quan trọng của Thái Lan đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử đe dọa đẩy nông dân vào xuống hố sâu của nghèo đói và nợ nần. Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và Indonesia, Philippines có thể sẽ là các nước tiếp theo đưa ra động thái như vậy.
Ngành nuôi trồng, khai thác thủy hải sản
Khi nhiệt độ đại dương tăng, cá sẽ chuyển đến vùng nước sâu hơn sinh sống, khiến cộng đồng ngư dân có truyền thống khai thác ven bờ có thể mất kế sinh nhai.
El Nino cũng có thể gây ra những tác động mạnh mẽ đối với đối với nghề cá. Khi nhiệt độ đại dương tăng, cá sẽ chuyển đến vùng nước sâu hơn sinh sống, khiến cộng đồng ngư dân có truyền thống khai thác ven bờ có thể mất kế sinh nhai.
Các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng này là các nước ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Kiribati và Quần đảo Marshall, nơi thủy sản đem lại 55% GDP. Campuchia, Myanmar và Việt Nam dự kiến cũng sẽ phải chịu những tác động không nhỏ do khai thác thủy sản chiếm 8-10% GDP và thu hút rất nhiều lao động.
Khi sản xuất lương thực bị ảnh hưởng, sự khan hiếm thực phẩm và xu hướng dự trữ lương thực sẽ tăng cao sẽ thúc đẩy lạm phát gia tăng. Khi đợt El Nino gần nhất diễn ra vào năm 2010, giá các loại lương thực như gạo đã tăng tới gần 45%.
Bên cạnh đó, khi lương thực và nhiên liệu khan hiếm, nhu cầu nhập khẩu cũng gia tăng. Điều này có thể khiến một số quốc gia buộc phải cắt giảm các các chương trình công cộng để cân đối ngân sách.
Trong trường hợp cực đoan nhất, nó có thể dẫn tới bất ổn xã hội và chính trị. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng nguy cơ xung đột dân sự tăng gấp đôi trong thời kỳ El Nino diễn ra.
Khắc phục
Các khu vực chịu tác động của El Nino.
Nhận thức được những tác động tiêu cực và đáng lo ngại của hiện tượng El Nino, theo CNN một trong những bước đầu tiên mà các quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng cần phải làm là quản lý tốt hơn kho lương thực của mình.
CNN gợi ý một sáng kiến mà theo họ các chính phủ cần phải xem xét là làm sống lại hệ thống dự trữ lương thực trong từng khu vực. Hệ thống dự trữ lương thực đã được đề xuất tại Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng lương thực gần nhất vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng trôi qua, một số quốc gia đã không còn quan tâm tới vấn đề này.
Thứ hai, các nước trong khu vực cũng nên xem xét lại các thỏa thuận về dòng chảy và giảm tích trữ, bảo vệ và quản lý tốt hơn các lưu vực sông. Cải thiện và bảo tồn nguồn nước là một biện pháp rất quan trọng để giảm thiểu tác động của El Nino.
Thứ ba, cần khuyến khích nông dân trồng các giống cây trồng chịu được hạn hán thay vì các loài cần nhiều nước.
El Nino cũng chỉ ra sự cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Các hiệp định thương mại về điện trong khu vực nên được khuyến khích như thỏa thuận mua bán điện giữa Ấn Độ và Bhutan.
El Nino rõ ràng là một hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhưng nó là sự phản ánh mối quan hệ giữa khí hậu trái đất với kinh tế. Trong lần xuất hiện năm 1997-1998, El Nino đã gây ra thiệt hại lên tới 45 tỉ USD. Trong lần trở lại này, mức thiệt hại được sự đoán sẽ còn tăng gấp 3 lần.
Các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương cần phải phối hợp với nhau để chuẩn bị đối phó và hành động chung nhằm giảm thiểu tác động của El Nino.
El Nino là một sự ấm lên bất thường của đông Thái Bình Dương, chủ yếu dọc theo đường xích đạo. Những vùng nước ấm hơn thường giới hạn ở phía tây Thái Bình Dương bởi những cơn gió thổi từ phía đông đến phía tây.
Nhưng khi El Nio xảy ra, những cơn gió này sẽ yếu đi và thậm chí có thể thổi theo hướng ngược lại, khiến các dòng nước ấm lan đến phía đông.
El Nino xảy ra theo chu kỳ 2-7 năm một lần với các cường độ khác nhau. Các vùng biển ở đông Thái Bình Dương có thể tăng lên đến 4 độ C (7 độ F) so với bình thường.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Quan hệ Nga-Trung-Mỹ: Ai đang diễn trò với ai?
Trong thời gian qua, NgaTrung tố cáo Mỹ "diễn trò" trên biển Đông, còn Washington nghi ngờ Bắc Kinh và Moscow đang xây dựng liên minh quân sự.
Trung nói không tạo lập liên minh quân sự
Trong cuộc phỏng vấn của Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 30-6, Đại sứ Trung Quốc tại Nga, ông Lí Huy tuyên bố, nước này mong muốn phát triển quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga, tuy nhiên các bên sẽ không sửa soạn tạo lập bất kỳ hình thức liên minh quân sự nào.
"Phía Trung Quốc hy vọng phát triển sự hợp tác toàn diện và sâu sắc với Nga, bao gồm cả hợp tác quân sự-kỹ thuật, không ngừng củng cố hợp tác thiết thực giữa hai quốc gia và giao hảo hữu nghị giữa nhân dân hai nước" - nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Theo vị đại sứ Trung Quốc, quan hệ quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh là chỗ dựa quan trọng của quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Việc củng cố quan hệ hợp tác giữa Lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc có ý nghĩa tích cực trong việc tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau giữa hai nước.
Ngoài ra, sự hợp tác kỹ thuật quân sự, công tác đào tạo huấn luyện, diễn tập giữa quân đội 2 nước sẽ nâng cao trình độ hợp tác chiến lược, giao lưu học hỏi giữa các quân binh chủng của hai quân đội, cùng bảo vệ nền hòa bình và ổn định của khu vực.
Tàu chiến Nga và Trung Quốc bắn đạn thật trong cuộc tập trận chung hải quân ở Thái Bình Dương
Ông Lí nhấn mạnh rằng Moscow và Bắc Kinh "sẽ không tạo lập liên minh quân sự dưới mọi hình thức, hợp tác quân sự giữa hai nước được xúc tiến phù hợp với các chuẩn mực cơ bản của luật pháp quốc tế, không nhằm chống lại bên thứ ba, cùng không động chạm đến lợi ích của những nước thứ ba".
Trước đó, các quan chức nước này cũng nhiều lần nhấn mạnh, Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác cũng chỉ nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác kinh tế chứ không phải là đồng minh quân sự. Những hợp đồng vũ khí khủng giữa 2 nước cũng chỉ là những thương vụ làm ăn chứ không có mục đích chính trị.
Tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Nga được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang có mâu thuẫn gay gắt với Mỹ về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông hay trong lĩnh vực an ninh mạng, khiến các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc và Nga đang bắt tay với nhau để chống Mỹ.
Các chuyên gia chính trị thế giới đang đặt câu hỏi rằng, sự hợp tác mật thiết trong lĩnh vực kinh tế với hàng loạt hợp đồng kinh tế trăm tỷ và quan hệ thân thiết trong lĩnh vực quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh có dẫn tới một liên minh quân sự hay không?
Nga tuyên bố: 2 nước là một "bộ đôi quân sự-chính trị"
Đặc nhiệm hải quân Trung Quốc tập trận hộ tống hàng hải trong cuộc tập trận chung trên Địa Trung Hải
Trước đó, người đứng đầu Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), ông Alexei Pushkov đã có bình luận cho rằng, việc hình thành "bộ đôi quân sự-chính trị" Nga và Trung Quốc là sự thất bại lớn của chính quyền Tổng thống Mỹ Barak Obama.
Ông Pushkov nhận định, quan điểm đồng thời chống cả Bắc Kinh lẫn Moscow trong chính sách đối ngoại của Mỹ là hành động không nên làm, bởi nó không có lợi mà còn nguy hiểm cho Hoa Kỳ. Trung Quốc bây giờ không còn ở mức độ yếu ớt như dưới thời Mao Trạch Đông, mà cao hơn nhiều.
Việc hình thành "bộ đôi quân sự-chính trị" Nga-Trung Quốc là sự thất bại chủ yếu của chính quyền Obama. Thậm chí ngay cả thất bại ở Afghanistan, Iraq hay Libya cũng không phải là quan trọng nhất, mà chính là điều này" - ông Pushkov nói khi trả lời phỏng vấn tờ "Izvestia".
Theo ông, sự nổi lên của Trung Quốc và Nga như một "cặp bài trùng" đã trực tiếp ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này, trong khi người Mỹ dường như đang cố trấn an mình rằng, sẽ không có điều gì khủng khiếp xảy ra.
Theo_Báo Đất Việt
Indonesia điều tra âm mưu phá hoại bằng gạo giả Nỗi sợ hãi gạo giả Trung Quốc trộn với gạo thật đã lan khắp Indonesia đến nỗi Tổng thống Joko Widodo phải lên tiếng kêu gọi mọi người bình tĩnh.Cảnh sát cũng nhận lệnh phải điều tra theo hướng đây có thể là âm mưu phá hoại, báo Indonesia The Jakarta Post hôm qua đưa tin. Nỗi sợ hãi bắt nguồn từ những...