Những sự thật thú vị về kinh tế Ả Rập Xê Út
Dự trữ dầu mỏ “khủng” đủ cho hơn 4,7 triệu hồ bơi chuẩn Olympic và đang xây tòa nhà cao nhất thế giới là hai nét thú vị về Ả Rập Xê Út, quốc gia “anh cả” trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Một người đàn ông đang trượt cát tại sa mạc gần vùng Tabuk – Ảnh: Reuters
Cách đây không lâu, Ả Rập Xê Út, thành viên quan trọng trong OPEC, quyết định giữ nguyên hạn ngạch sản xuất dầu mỏ. Đây là quyết định mở ra thời gian khó khăn phía trước với các nước thành viên OPEC nói chung và cả chính Ả Rập Xê Út, nước đối mặt với áp lực ngân sách gia tăng và tin đồn chia rẽ chính trị nội bộ nổi lên. Hôm 13.12, trang Business Insider có bài viết điểm lại các điểm thú vị của nền kinh tế quốc gia Trung Đông giàu dầu thô.
Trữ lượng dầu thô “khủng”
Cánh đồng dầu thô Ghawar của vương quốc này có đủ trữ lượng dầu để bơm đầy 4,77 triệu bể bơi theo kích thước Olympic, vốn có thể chứa chừng 2,5 triệu lít nước. Dự trữ dầu của Ả Rập Xê Út là khổng lồ và Ghawar là cánh đồng dầu thô lớn nhất thế giới. Nơi đây được dự đoán vẫn còn 75 tỉ thùng dầu thô đang chờ được khai thác.
GDP đứng thứ 19 thế giới
Ả Rập Xê Út có dân số đông hơn bang Texas của Mỹ, song GDP của bang Texas lại gần gấp đôi GDP của quốc gia Trung Đông. Dân số Ả Rập Xê Út lên đến 28,2 triệu người hồi năm 2013 và GDP nước này vào khoảng 750 tỉ USD.
Nếu bang Texas là một nước độc lập, nó có thể là nền kinh tế có GDP lớn thứ 13 thế giới, sau nước Úc và đứng trên Tây Ban Nha. So sánh này chỉ ra rằng bang Texas có năng suất cao hơn Ả Rập Xê Út.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi – Ảnh: Reuters
Ngành dầu khí mạnh
Video đang HOT
Ngành dầu khí của Ả Rập Xê Út vào khoảng 335,4 tỉ USD, đóng góp 45% GDP, lớn hơn cả tổng GDP của các nước gồm Morocco, Rwanda, Tonga và Iraq.
Đang xây tòa tháp cao nhất thế giới
Ả Rập Xê Út đang xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 1 km. Quốc gia Trung Đông đã bật đèn xanh để tòa nhà Jeddah Tower hay còn gọi là Kingdom Tower được khởi công. Hiện Iraq cũng có kế hoạch vượt trội Ả Rập Xê Út ở khoản này, khi đang muốn xây tòa nhà The Bride cao hơn Jeddah Tower 152,4 mét, theo CNN.
Chi phí xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới của Ả Rập Xê Út dự kiến là 1,23 tỉ USD, bằng khoảng 19,2 lần thu nhập của nữ ca sĩ Taylor Swift trong năm ngoái.
Nước lớn nhất không có sông
Ả Rập Xê Út là quốc gia lớn thứ 13 trên thế giới và lớn thứ hai trong thế giới Ả Rập, đứng sau Algeria. 95% diện tích nước này là sa mạc hoặc bán sa mạc và chỉ có 1,45% diện tích là đất canh tác. Ở đây có một số vùng sa mạc lớn nhất, chẳng hạn như An Nafud và Rub al-Khali.
Tuy không có sông, Ả Rập Xê Út cò bờ biển rộng lớn ở vùng Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ, cung cấp đòn bẩy cho lĩnh vực vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển dầu thô, qua Vịnh Ba Tư và kênh đào Suez, theo cuốn CIA World Factbook.
Người lao động ở Ả Rập Xê Út – Ảnh: Reuters
60% lực lượng lao động là người nước ngoài
Dù nước này đã có một số cải tiến cấu trúc trong lực lượng lao động, họ vẫn đang phụ thuộc nhiều vào lao động nước ngoài. “Người Ả Rập Xê Út tiếp tục chủ yếu làm việc ở khu vực công, có ít động lực để tham gia vào khu vực tư nhân hoặc cải thiện năng suất làm việc”, chuyên gia Razan Nasser thuộc ngân hàng HSBC nhận định.
Đáng chú ý, hầu hết những người làm việc trong lĩnh vực dầu khí và dịch vụ ở Ả Rập Xê Út là người nước ngoài. Thực tế này gây ra nhiều khó khăn, khi mà việc chôn cất những người không theo đạo Hồi bị nghiêm cấm trên đất Ả Rập Xê Út trước khi quy định này được nới lỏng một phần vào năm 2012.
Thị trường lạc đà
Mỗi ngày có khoảng 100 con lạc đà được bán ở thủ đô kiêm thị trường lạc đà lớn nhất ở Ả Rập Xê Út, thành phố Riyadh.
Phụ nữ Ả Rập Xê Út làm việc trong cửa hàng quần áo – Ảnh: Reuters
Ít phụ nữ đi làm
Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ở Ả Rập Xê Út chỉ là 20%, thấp thứ 8 trên thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ phụ nữ có mặt trong lực lượng lao động ở Mỹ là 47%, Nhật Bản 49% và Đức 54%.
Năm 2012, phụ nữ quốc gia Trung Đông đã bắt đầu được phép làm việc ở những nơi như cửa hàng bán đồ lót. Trước đó, khách hàng nữ phải chịu cảnh không thoải mái khi vào các shop quần áo có nhân viên nam.
Hưởng lợi lớn từ dầu mỏ
Doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ giúp Ả Rập Xê Út cân bằng chuyện chi tiêu không hiệu quả. Song trong bối cảnh giá dầu lao dốc, mô hình trên dần bộc lộ tính kém bền vững, theo ngân hàng HSBC.
“Thói quen chi tiêu cùng sự bất lực để tạo ra thêm doanh thu từ dầu đã dẫn đến việc nước này phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn. Từ đó, chuyện giá dầu lao dốc để lại tác động mang tính biến đổi ở Ả Rập Xê Út và cả 6 nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)”.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
20 phụ nữ Ả Rập Xê Út đã trúng cử
20 phụ nữ Ả Rập Xê Út đã chiến thắng trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương lịch sử, khi phụ nữ lần đầu tiên được đi bầu và ứng cử với chiến thắng trải dài từ thủ đô sầm uất tới ngôi làng nhỏ sát Mecca.
Phụ nữ Ả Rập Xê Út lần đầu tiên đi bầu cử - Ảnh: AFP
Hãng tin AP đã đưa kết quả bầu cử kể trên, được công bố hôm 13.12. Trong số khoảng 7.000 ứng viên tranh cử có 979 phụ nữ.
Dẫu 20 người chỉ tương đương tỉ lệ 1% trong tổng số 2.100 ghế hội đồng địa phương trong cuộc bầu cử lần này, đó đã là một bước tiến vĩ đại ở đất nước phụ nữ vẫn không được quyền lái xe, vẫn không thể đi xa, ly hôn hay học cao mà không có sự đồng ý của đàn ông giám hộ.
Nhưng 20 có thể chưa phải là con số cuối cùng, bởi còn có 1.050 ghế hội đồng địa phương do quốc vương bổ nhiệm và nếu muốn, ông có thể dùng quyền lực của mình để trao thêm tiếng nói cho phụ nữ.
Thủ đô Riyadh với tư tưởng người dân khá bảo thủ lại là nơi có nhiều phụ nữ chiến thắng nhất: 4 người. Thành phố lớn thứ 2 Ả Rập Xê Út, Jiddah là nơi có 2 phụ nữ thắng cử. Qassim, một trong những thành phố thủ cựu nhất đất nước cũng ghi dấu chiến thắng của 2 phụ nữ.
Nhân viên bầu cử bắt đầu gom phiếu và kiểm phiếu - Ảnh: AFP
Ông Osama al-Bar - thị trưởng thành phố Mecca linh thiêng của cộng đồng Hồi giáo khắp thế giới cho biết một phụ nữ đã trúng cử tại ngôi làng Madrakah sát Mecca, nơi đặt tòa nhà hình hộp Kaaba nằm giữa ngôi đền Al-Masjid al-Haram mà người Hồi giáo trên khắp thế giới phải hướng về đó để cầu nguyện. Kaaba chính là nơi linh thiêng nhất đối với người Hồi giáo.
Một phụ nữ khác cũng trúng cử ở Medina, nơi được cho là đặt ngôi đền đầu tiên của Nhà tiên tri Muhammad.
Trong cuộc bầu cử lịch sử này, nhiều phụ nữ tranh cử với lời hứa sẽ xây dựng thêm nhiều nhà trẻ làm việc nhiều giờ hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những phụ nữ đi làm; xây dựng các trung tâm cộng đồng cho giới trẻ với những hoạt động thể thao, văn hóa; cải thiện đường xá; nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác và giúp môi trường sạch đẹp hơn.
Hầu hết phụ nữ đều tranh cử online, dùng mạng xã hội để cố gắng "với" tới cử tri thuộc cả 2 giới vì ở Ả Rập Xê Út, đàn ông và phụ nữ không thể ở chung một chỗ trong các sự kiện công cộng.
Nhằm tạo sự công bằng cho các ứng viên nữ che kín từ đầu đến chân, Ủy ban bầu cử đã cấm tất các ứng viên được chường mặt ra trong các tờ quảng cáo, trên các băng rôn cũng như trên mạng. Họ cũng không được xuất hiện trên truyền hình.
Chứng kiến cảnh các phụ nữ phải tranh cử giữa bối cảnh như thế, thêm cảnh đông đảo phụ nữ che kín từ đầu đến chân đi bỏ phiếu có thể thấy rõ bình đẳng giới ở một đất nước Hồi giáo bảo thủ như Ả Rập Xê Út là chuyện còn rất xa vời. Nhưng dẫu sao, phụ nữ đi bầu và ứng cử đã là một bước ngoặt lịch sử sẽ dẫn tới nhiều bước ngoặt khác trong tương lai.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ba phụ nữ Ả Rập Xê Út thắng cử hội đồng địa phương Các kết quả ban đầu cho thấy ít nhất 3 phụ nữ Ả Rập Xê Út đã giành được ghế tại các hội đồng địa phương, 1 ngày sau khi phụ nữ nước này đi bỏ phiếu và tranh cử lần đầu tiên trong lịch sử. Một phụ nữ bỏ phiếu tại thủ đô Riyadh trong cuộc bầu cử ngày 12.12 - Ảnh:...