Những sự thật hài hước về phụ nữ
Đàn ông thường thấy phụ nữ thật khó hiểu và không biết rõ những điều họ muốn là gì.
Những sự thật về phụ nữ có thể đã được biết đến và nhắc đi nhắc lại nhiều năm qua. Tuy nhiên, một số điều dưới đây có thể vẫn làm bạn ngạc nhiên và thấy thú vị:
Phụ nữ luôn cảm thấy thiếu đồ để mặc
Ngay cả khi đã có một tủ quần áo đầy ắp, khi mở tủ đồ, phái đẹp vẫn có thể ngẫm nghĩ trong 10 phút về việc ‘Tôi sẽ mặc gì đây?’ hoặc ‘Tôi không có quần áo để mặc’. So sánh với tủ quần áo của một người đàn ông, phụ nữ có nhiều đồ hơn rất nhiều nhưng họ vẫn luôn bối rối và cảm thấy mình hầu như chẳng có gì để mặc.
Mua sắm luôn là thú vui bất tận của phái đẹp
Phụ nữ luôn ăn kiêng
Bất cứ khi nào bạn mời họ ăn một cái gì đó, bạn sẽ nhận được câu trả lời tương tự: ‘Tôi đang ăn kiêng’. Điều trớ trêu là cô ấy sẽ ăn thức ăn chiên xù và hay ăn vặt khi đang ‘ăn kiêng’.
Phụ nữ không thể giữ bí mật
Với bất cứ điều gì xảy ra, phụ nữ không bao giờ có thể giữ kín. Nếu bạn yêu cầu họ giữ bí mật về một việc gì đó, họ càng cảm thấy dễ bị cám dỗ để chia sẻ bí mật ấy hơn. Họ có thể tiết lộ bí mật ấy một cách cố ý hay vì nhầm lẫn. Vì vậy, sau khi biết sự thật này về phụ nữ, đừng tin cậy hoàn toàn rằng nàng sẽ giữ kín việc gì đó như một bí mật.
Họ không muốn câu trả lời trung thực cho câu hỏi ‘Trông em thế nào?’
Video đang HOT
Với họ, ra ngoài mà không trang điểm thì đó là một điều kinh khủng
Đầu tiên phụ nữ mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị khi đi đâu đó và sau đó họ sẽ luôn hỏi bạn ‘Trông em thế nào?’. Người đàn ông sẽ hoang mang khi suy nghĩ về câu trả lời. Một câu trả lời tiêu cực sẽ rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên nói dối. Phụ nữ chỉ muốn nghe câu trả lời theo ý mình.
Phụ nữ luôn có lý lẽ khi mua sắm
Mua sắm là một trong những sở thích hàng đầu của bất kỳ người phụ nữ nào. Họ chỉ cần một cái cớ để mua quần áo mới, giày dép, phụ kiện…
Phụ nữ không thể không ‘tám chuyện’
Đây là một thực tế hài hước về phụ nữ. Hầu hết phụ nữ từng nói: ‘Tôi ghét ngồi lê đôi mách’, nhưng đó là một bản chất tự nhiên gắn liền với phái đẹp.
‘Tám chuyện’ được coi là bản năng của chị em
Họ không thể im lặng hơn 1 phút
Người có thể giữ cho phụ nữ im lặng trong hơn 1 phút xứng đáng nhận được giải Nobel.
Phụ nữ thích âu yếm hơn là sex
Trong khi đàn ông luôn nghĩ đến sex thì phụ nữ muốn được âu yếm hay tâm sự hơn.
Theo VNE
Vụ Tân Hiệp Phát: Không thuộc trường hợp vi phạm về tiết lộ bí mật
Hiện không có chứng cứ gì thể hiện luật sư của Tân Hiệp Phát dùng những tài liệu có được trong lúc dự cung để có cách "ứng phó" nhằm buộc tội bị cáo.
Phiên toà xét xử vụ án Võ Văn Minh can tội "Cưỡng đoạt tài sản" của Công ty Tân Hiệp Phát, tạm thời khép lại bằng bản án sơ thẩm. Nhưng sau phiên toà, nhiều ý kiến cho rằng, trong vụ án này, Cơ quan điều tra có sự vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, và vụ án có dấu hiệu lộ bí mật điều tra. Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với luật sư Hồ Ngọc Diệp (Đoàn Luật sư TP.HCM) về vấn đề này.
Luật sư Hồ Ngọc Diệp (Đoàn Luật sư TP. HCM).
Không ảnh hưởng đến sự thật khách quan
Thưa luật sư, tại phiên toà sơ thẩm, các luật sư bào chữa cho bị cáo Minh cho rằng, việc Cơ quan điều tra cho luật sư bảo vệ quyền lợi của Công ty Tân Hiệp Phát tham dự các buổi hỏi cung đối với bị can Minh là vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Luật sư đánh giá về vấn đề này thế nào?
Trước hết cần phải thấy rằng, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, không phải bất kỳ một sai sót nào của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng đều bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, mà chỉ những sai phạm có thể dẫn đến việc thay đổi bản chất vụ án, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, và toàn diện của vụ án thì mới xem những thiếu sót, sai phạm đó là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Theo tinh thần hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT ngày 27/8/2010 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Toà án Nhân dân Tối cao về những trường hợp được xem là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, thì việc Cơ quan điều tra (hay Điều tra viên) cho phép luật sư bảo vệ quyền lợi của Công ty Tân Hiệp Phát, tham dự các buổi hỏi cung đối với bị can Minh trong vụ án này, không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hình sự. Vì vậy, quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, vẫn đảm bảo các nguyên tắc luật định, không có dấu hiệu ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án nói chung.
Thế còn vấn đề tiết lộ bí mật điều tra thì sao, thưa luật sư?
Theo tinh thần quy định tại Điều 124 Bộ Luật Tố tụng hình sự thì, trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.
Như vậy, trong quá trình thực hiện các hoạt động về điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên sẽ tự mình đánh giá các tài liệu, chứng cứ nào thuộc trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra, và thông báo cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến biết, để họ không được tiết lộ bí mật điều tra.
Bị cáo Võ Văn Minh tại tòa.
Nếu Điều tra viên, Kiểm sát viên nhận thấy, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà những người tham gia tố tụng được phép tiếp cận, không thuộc trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra, nên không thông báo để họ giữ bí mật, thì cho dù họ có đưa những thông tin, tài liệu này ra bên ngoài, cũng không xem đó là hành vi tiết lộ bí mật điều tra.
Trong vụ án này, việc cho luật sư bảo vệ quyền lợi của Công ty Tân Hiệp Phát tham dự các buổi hỏi cung đối với bị can Minh, có thể theo đánh giá của Điều tra viên, những lời khai này không thuộc trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra, và điều này, theo quy định của pháp luật, hoàn toàn nằm trong thẩm quyền đánh giá và quyết định của Điều tra viên, Kiểm sát viên trực tiếp thụ lý vụ án.
Mặt khác, cho đến thời điểm này, cũng không có chứng cứ gì thể hiện luật sư của Công ty Tân Hiệp Phát đã dùng những thông tin, tài liệu mà mình biết được trong lúc dự cung để có cách "ứng phó" nhằm buộc tội bị cáo. Vì vậy, cũng không thể xem đây là trường hợp có sự tiết lộ về bí mật điều tra.
Không thể xem là giao dịch dân sự
Cũng có một số ý kiến cho rằng, việc đại diện Công ty Tân Hiệp Phát chấp nhận ngồi lại thương lượng với bị cáo về số tiền phải trả, thể hiện đây là một giao dịch dân sự giữa các bên. Vậy, quan điểm của luật sư về vấn đề này thế nào?
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật dân sự (BLDS) thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Một giao dịch dân sự chỉ được xem là hợp pháp, khi giao dịch đó thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS. Trong đó có điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, và người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Trong vụ án này, thực chất hành vi của bị cáo là dùng sản phẩm bị lỗi của Công ty Tân Hiệp Phát để "bắt chẹt" gây sức ép, đe doạ làm mất uy tín của công ty trong hoạt động kinh doanh, để từ đó, buộc phía công ty phải lo sợ mà chấp nhận điều kiện giao số tiền 1 tỉ đồng cho bị cáo để đổi lấy sự im lặng. Vì vậy, bản thân sự ngã giá này đã là hành vi cưỡng đoạt tài sản, hoàn toàn không có một giao dịch dân sự nào ở đây cả.
Cái gọi là những cuộc "thương lượng" hay "trao đổi" giữa bị cáo và đại diện của công ty, có thể làm cho người ta nhầm tưởng, đây là một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, thực chất sự thoả thuận hay thương lượng này, hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm. Do vậy, nó cũng không được xem là một giao dịch hay thoả thuận dân sự theo đúng nghĩa của nó.
Xin cảm ơn luật sư !
TRẦN NGA
Theo_Người Đưa Tin
Rụng rời chân tay trước những gì ghi trong tờ giấy xét nghiệm ADN Cuộc sống bỗng trở thành bi kịch khi một ngày nọ, họ bước ra từ phòng xét nghiệm ADN, trên tay là tờ giấy chứng minh họ đích thực là kiếp tò vò bấy lâu nuôi đứa con không phải huyết thống của mình. Xách ba lô lên và đi Người đàn ông ngoài 40 tuổi đến phòng xét nghiệm với bộ dạng...