Những sinh viên “phu hồ”
Gần chục năm trong nghề, không biết đầu Chương đã đội bao nhiêu tấn cát, đá, xi măng… Mỗi tháng, hai anh em đi làm thường xuyên mang về 5- 6 triệu đồng góp với bố mẹ, lo tiền ăn uống, sinh hoạt, học hành.
Đã đành những sinh viên nghèo này muốn kiếm tiền để trang trải học tập và cuộc sống ở Hà Nội. Nhưng có thêm một lý do nữa để hàng ngày họ cần mẫn đội, vác cả tấn cát, đá, xi măng: Muốn giữ gìn sức khỏe cho bố mẹ – những người cũng đội, vác, trộn vật liệu xây dựng để nuôi những đứa con hiếu thảo và hiếu học.
Đã vài năm nay, cứ ngày nghỉ là hai con trai ông Hiệu, đang là sinh viên, đi đội bê tông. Sinh năm 1989, nhưng Vũ Chí Công mới đang học năm cuối trường Cao đẳng Bách khoa Hà Nội. Vì thương bố mẹ, Công từng nghỉ học hai năm để đi làm, nên muộn hơn các bạn cùng trang lứa.
“Năm 2007 nó thi đại học nhưng không đỗ, sau vào học ở trường Cao đẳng hóa chất Việt Trì. Được hai năm, phần vì muốn thi lại, phần vì thấy bố mẹ vất vả quá, nên nó bỏ, về đi làm bê tông cùng chúng tôi. Đi làm được 2 năm, nó quyết tâm thi lại nhưng vẫn không đỗ, sau đó học Cao đẳng Bách khoa Hà Nội” – ông Hiệu kể.
Vũ Chí Công và Vũ Chí Đường làm bê tông ở Triều Khúc (Hà Nội).
Ngày nhỏ, Công bị bệnh phế quản, phải chạy chữa đến năm lớp 7 mới khỏi. Cũng vì thế, hiện Công chỉ nặng khoảng 47kg. “Hai thúng cát, đá là nặng bằng thằng Công rồi” – một phụ nữ làm cùng với Công nói.
Em Công là Vũ Chí Đường, nhỏ hơn Công ba tuổi, cũng đang học Cao đẳng Bách khoa Hà Nội. Từ hồi còn là học sinh THPT ở Nam Định, dịp nghỉ hè, Đường lại lên Hà Nội cùng bố mẹ đi làm.
“Hè năm lớp 10, nó đi làm bê tông kiếm được hai triệu. Nó dành một triệu mua xe đạp, còn lại biếu bố mẹ. Hè năm lớp 11 nó lại lên. Ngay cả đợt ôn thi đại học năm lớp 12, nó cũng tranh thủ đi làm cùng”- ông Hiệu kể.
Bây giờ, hôm nào đi học thì Đường làm nửa ngày. Thứ bảy, chủ nhật làm cả ngày. Nhiều khi làm tới bốn “cuốc” sáng, trưa, chiều và đêm. Ngày nhiều nhất đội vài trăm thúng.
Trong lớp, nhiều bạn biết Đường đội bê tông, nhưng không vì thế mà họ nhìn Đường bằng con mắt khinh thường. Các bạn đều thông cảm.
Video đang HOT
Ông Vũ Ngọc Hiệu cùng con trai Vũ Chí Đường trong phòng trọ ở gần cầu Định Công.
Ông bà Hiệu đã gần 60 tuổi. Cách đây 7 năm, ông Hiệu tình cờ phát hiện mình bị bệnh hở van tim, còn bà Xuân thỉnh thoảng bị tụt huyết áp.
“Có lẽ, đó là một phần hệ quả của hơn 20 năm vắt kiệt sức lực làm đủ nghề nặng nhọc đào móng, vác sắt thép, đội bê tông…” – ông Hiệu nói, nhưng hai ông bà vừa uống thuốc, vừa tiếp tục lao động nuôi hai con ăn học.
“Chúng em làm nghề này để đi cùng, phụ giúp hoặc làm thay bố mẹ” – Công giải thích.
Đổi cát, đá lấy chữ
Trung tuần tháng 11, trời Hà Nội gió mùa, mưa to và lạnh. Thấy bố nghe điện thoại nhận việc, hai anh em Công, Đường vội bật dậy. Công mở đài cho bố nghe, rồi hai anh em lao ra đường đi làm thay bố.
Ăn vài miếng cơm nguội, mỗi người một xe, từ Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), hai anh em theo đội đến ngõ 147 Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội). Nhà này xây nhỏ, chỉ có hơn hai khối bê tông, khoảng hai tiếng là xong.
“Làm thế này thì “nhàn”, tiền công vẫn thế. Khoảng 70 nghìn đồng” – Công cho biết, có hôm làm công nhật với hơn chục khối bê tông mà cũng chỉ được 70 nghìn.
Hai anh em Thận và Chương.
Gần 9h sáng, cả đội vào việc. Công xúc cát, tự nâng lên ngang ngực, đi như chạy về phía máy trộn bê tông, đổ vào thùng. Đường cũng tự bê lấy một thúng, nâng lên đầu, đi theo anh.
Xong việc, Đường rẽ sang đống xi măng, nâng lấy một bao, đi vài bước, vứt lên cạnh thùng. Chờ đủ nguyên liệu, Đường dùng hết sức, đẩy thùng bê tông xuống khoang trộn…
Làm được một nửa khối lượng, trời lại mưa. Quần áo ai nấy sũng nước. Vài người dừng lại mặc quần áo mưa. Lạnh. Mỗi thúng cát, đá ngấm nước nặng hơn. Hai anh em vẫn tiếp tục… Gần 11h trưa, xong việc.
Có hẳn một “đội quân” sinh viên sẵn sàng đi làm bê tông mỗi khi cai thầu gọi. Cách nhà Công, Đường gần cây số, hai anh em ruột Phạm Văn Thận, Phạm Văn Chương, sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cũng thường xuyên đội đá trộn xi.
Ba năm trước, khi vừa rời ngôi nhà nghèo khó ở Nam Định lên Hà Nội trọ học, Thận đã xin đi đội bê tông cùng bố mẹ. Thể chất yếu, nhưng cả ba năm học, Thận đều đi làm vào những ngày nghỉ học.
Tốt nghiệp, trong lúc chưa xin được việc, Thận vẫn theo nghề cũ. “Hôm nay, em làm từ sáng đến tối, cả tiền công và tiền chủ nhà bồi dưỡng được 345 nghìn”, Thận khoe.
Ngày nhiều việc như thế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thận dậy từ 5h30, ăn sáng rồi đi, đến 12h xong việc, đạp xe về nhà, ăn trưa rồi lại cấp tốc đạp xe đi làm ca chiều. Xong ca chiều, Thận làm thêm đến tối. “Tính ra, cả ngày hôm nay phải đội tới 500 – 600 thúng cát, đá” – Thận sờ lên đỉnh đầu.
Đến trường buổi sáng, Chương tranh thủ buổi chiều đi gánh bê tông kiếm được 100 nghìn. Là em, nhưng Chương có “thâm niên” làm bê tông hơn anh trai. Bởi từ mùa hè năm học lớp 7, Chương lại lên Hà Nội đi làm cùng bố mẹ.
Gần chục năm trong nghề, không biết đầu Chương đã đội bao nhiêu tấn cát, đá, xi măng… Mỗi tháng, hai anh em đi làm thường xuyên mang về 5- 6 triệu đồng góp với bố mẹ, lo tiền ăn uống, sinh hoạt, học hành.
Một thành viên khác của “đội quân bê tông” là Hoàng Văn Hùng. Trọ học ở tận cầu Vĩnh Tuy, nhưng ngày nghỉ là Hùng lại tìm về Định Công để làm bê tông.
Hùng đang theo học trường Đại học Kinh doanh và công nghệ, là em họ của Thận, Chương. Mẹ Hùng trọ cùng dãy nhà với Thận và đi đội bê tông hàng ngày. Thương mẹ, cứ cuối tuần, dù không quen công việc nặng nhọc, Hùng vẫn cố gắng về đi làm cùng để giúp mẹ.
Cũng đi làm bê tông, nhưng mục đích của Lã Văn Phong (Nam Định), sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lại khác.
“Hôm đầu tiên vào làm, nó nói với mọi người, khi nào tiết kiệm đủ tiền mua máy tính, xe máy thì nó nghỉ. Thế mà giờ nó mua được hết rồi đấy” – cô Bưởi, đồng nghiệp của Phong kể.
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, Phong chuyển sang làm nghề thạch cao và đang làm hồ sơ xin việc ở một số cơ quan. “Đội đá, trộn xi lâu ngày, ảnh hưởng lớn lắm” – Phong lo ngại.
Theo Trường Phong
Tiền Phong
Mẹ cô dâu Việt xấu số chứng kiến con gái bị đối xử tàn nhẫn
Bà Ảnh - mẹ đẻ của cô dâu xấu số Võ Thị Minh Phương cho hay, ngày 21/10 vừa qua bà mới từ Hàn Quốc trở về, sau một năm ở xứ người. Tại đây bà đã chứng kiến cảnh bất công của con rể và gia đình sui gia đối xử với con gái mình.
Nghe tin con gái ôm hai cháu ngoại tự tử ở Hàn Quốc, ông Võ Văn Rô và Bà Võ Thu Ảnh là cha mẹ ruột của cô dâu xấu số Võ Thị Minh Phương đã tức tốc đón xe lên TPHCM để qua Hàn Quốc đưa xác con, cháu về quê. Tuy nhiên, trên đường đi, bà Ảnh liên tục bị ngất xỉu, tụt huyết áp nên phải quay về ở phường Trà Nóc quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ.
Tấm ảnh hiếm hoi của cô dâu xấu số chụp chung với gia đình
Bà Ảnh kể trong nước mắt, ngày 21/10 vừa qua bà mới từ Hàn Quốc trở về, sau một năm ở xứ người chăm cháu ngoại. Tại đây bà đã chứng kiến cảnh bất công của con rể và gia đình sui gia đối xử với con gái mình. Em gái của chồng nhấn đầu Minh Phương vào bồn nước rửa chén. Bố chồng chửi "thà nhìn con chó còn hơn nhìn con dâu"...
Còn con rể Kim Yeong Hwa thì thường xuyên đánh Minh Phương bầm người, bóp cổ Phương cho đến khi cô ngất xỉu. Lý do để đánh, theo bà Ảnh là do con gái vừa đi làm về, trong khi chuẩn bị lo cho con bú, tắm rửa cho con, chén bát trong chậu chưa kịp rửa thì bị chồng chửi là làm biếng, không chu toàn nên đánh đập. Nhiều lần tôi phải lấy trứng gà luộc để lăn vết bầm cho con gái", bà Ảnh kể.
Bé gái dễ thương nhưng cũng không tránh khỏi kết cục bi thương cùng mẹ.
Bà Ảnh cũng cho biết, thương con rất nhiều nhưng vì không biết tiếng Hàn nên vợ chồng bà cũng không biết làm cách nào để hoá giải cuộc hôn nhân nhiều đau khổ của con nên chỉ biết khuyên Phương "chín bỏ làm mười". Nguyên nhân Phương không được gia đình chồng thương yêu là do gần đây cô không gởi tiền về chăm lo cho cha mẹ chồng được. Vì vài năm trở lại đây, Phương phải tự lo tiền đóng học và nuôi con còn Kim chỉ mua quà bánh, một số vật dụng như áo quần giày dép chứ không đưa tiền cho Phương.
Vợ chồng Minh Phương đã ly hôn, Kim nuôi gái đầu lòng, còn con trai theo bố. "Phương vốn có tính tình rất chịu khó, lại rất thương yêu hai con, vài năm gần đây tuy có buồn vì cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng không có vẻ gì là trầm cảm hay chán nản, thất vọng" - bà Ảnh nói.
Theo Dantri
Hơn 80 học sinh ngất xỉu do suy dinh dưỡng Trước thông tin hơn 80 học sinh tại Trường THPT An Nghĩa (Cần Giờ, TPHCM) liên tiếp bị ngất xỉu trong những ngày gần đây, từ ngày 8 - 12/11, Sở Y tế TPHCM đã cử đoàn cán bộ đến kiểm tra và nguyên nhân ban đầu được xác định phần lớn liên quan đến dinh dưỡng. Vụ việc xảy ra bắt đầu...