Những sinh vật đặc hữu ở ‘nóc nhà’ tỉnh Gia Lai
Được ví như “nóc nhà” của tỉnh Gia Lai, đỉnh núi Kon Ka Kinh thuộc nhóm những Vườn di sản ASEAN với đa dạng sinh học cao, nằm trong vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích hơn 42.000 ha, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50 km, phân bố ở 5 xã: Đăk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện KBang; Hà Đông, huyện Đăk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.
Kon Ka Kinh cao 1.748 m là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku và được mệnh danh là “nóc nhà” của tỉnh Gia Lai.
Vườn Quốc gia có các kiểu rừng chính như: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp – kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam; rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (diện tích nhỏ); kiểu phụ thứ sinh nhân tác (rừng kín lá rộng thường xanh nghèo kiệt, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ…).
Chà vá chân xám hay Voọc chà vá, tên khoa học Pygathrix cinerea, là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở khu vực trung Trường Sơn, trên địa bàn năm tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, Việt Nam. Số lượng của quần thể ước khoảng 550 – 700 con.
Năm 2016, Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International – Chương trình tại Việt Nam đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám tại Tây Nguyên Việt Nam và nâng tổng số lượng loài này lên 1000.
Kon Ka Kinh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21độ C đến 25 độ C.
Video đang HOT
Khu vực đỉnh Kon Ka Kinh chịu tác động của quy luật giảm nhiệt độ theo đai cao nên có nhiệt độ dưới 15 độ C. Tổng lượng mưa trung bình năm biến động từ 2.000 – 2.500 mm. Độ ẩm bình quân năm 80%.
Sả đầu nâu, tên khoa học Halcyon smyrnensis, một loài chim thuộc họ Sả. Loài này phân bố rộng rãi ở Á – Âu, phía đông khắp Nam Á đến philippines.
Trong phần lớn phạm vi phân bố, đây là loài định cư, dù nhiều quần thể có di cư khoảng ngắn. Nó được tìm thấy ở chỗ xa vùng nước nơi có nhiều con mồi gồm bò sát nhỏ, lưỡng cư, cua, gặm nhấm nhỏ và thậm chí cả chim khác.
7 loài chim như (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu Kon Ka Kinh-loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thầy chùa đít đỏ).
Nhông hàng rào, tên khoa học Calotes versicolor, một loài thằn lằn được tìm thấy phân bố rộng rãi ở châu Á. Nó cũng được giới thiệu ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát – lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.
Cầy hương, tên khoa học Viverricula indica, một loài thuộc họ cầy, được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á. Chúng là các sinh vật sống trên mặt đất và chủ yếu sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối.
Thác 95 cao trên 45 m là thác nước lớn và đẹp nhất trong Vườn Quốc gia. Ngoài ra có thác Nàng Tiên, thác Ba tầng…
Lực lượng bảo vệ rừng đi thực địa, đo đạc, xác định ranh giới vườn quốc gia.
Ông Ngô Văn Thắng, Phó giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cho biết, cán bộ công nhân viên bảo vệ rừng có nguồn thu nhập chính là tiền lương. Công việc áp lực cao, làm việc luân phiên ngày và đêm bất kể mưa bão để bảo vệ rừng… trong khi lương và các khoản phụ cấp còn thấp, không có ưu đãi nghề hoặc phụ cấp độc hại… nên đời sống cán bộ gặp nhiều khó khăn. “Nhiều cán bộ không chịu được áp lực phải xin nghỉ việc”, ông Thắng nói.
Làng Kon Bông, xã Đăk Rong, huyện Kbang nằm ở vùng đệm Vườn Quốc gia. Người dân Ba Na chủ yếu trồng lúa nước, chăn nuôi và tham gia bảo vệ rừng. Người dân thuộc 18 thôn, làng vùng đệm ở huyện Kbang, Đăk Đoa, Mang Yang đã nhận khoán 17.950 ha rừng.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh hiện có 9 trạm quản lý bảo vệ rừng nằm rải rác ở các cửa ngõ vào rừng.
Chi sai hàng trăm triệu đồng từ nguồn phụ huynh đóng góp tại các trường học
Ngày 29/10, Phòng GD - ĐT TP Pleiku (Gia Lai) thông tin đang phối hợp với ngành chức năng liên quan để đôn đốc các trường nộp lại các khoản chi sai mà thanh tra đã nêu.
Trước đó, Thanh tra TP Pleiku (Gia Lai) đã có kết luận về các khoản chi sai quy định trong quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh trong 2 năm học 2019-2020 và 2020-2021 tại 33 trường trên địa bàn, với tổng số tiền chi sai hơn 822 triệu đồng.
Cụ thể, từ kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh ở 33 trường học, trong năm học 2019-2020, đã chi sai quy định hơn 410 triệu đồng, năm học 2020-2021: 411 triệu đồng.
Phát hiện nhiều trường trên địa bàn TP Pleiku chi sai các khoản do cha mẹ đóng góp (Ảnh: CTV).
Qua xác minh, các khoản chi sai quy định trong thực tế đã chi cho các hoạt động học tập của học sinh tại các trường hơn 813 triệu đồng. Do đó, Thanh tra TP Pleiku không đề nghị thu hồi hơn 813 triệu đồng này mà đề nghị nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục.
Riêng số tiền 8,9 triệu đồng đã chi hỗ trợ giáo viên, nhân viên, Thanh tra TP Pleiku đề nghị thu hồi lại để trả lại cha mẹ học sinh.
Ngành Thanh tra cũng nêu rõ, nhiều trường đã ban hành kế hoạch vận động tài trợ (4 trường vận động tài trợ bằng tiền mặt, 8 trường bằng hiện vật), có phê duyệt của phòng GD-ĐT TP Pleiku. Tuy nhiên, các trường chưa thực hiện theo quy định.
Cụ thể, các trường không ban hành quyết định thành lập tổ tiếp nhận và sử dụng nguồn tài trợ, ban hành quyết định tài trợ nhưng không có thành viên của ban đại diện cha mẹ học sinh, chưa công khai kế hoạch vận động trước khi tổ chức thực hiện...
Theo Thanh tra TP Pleiku, trong thời điểm học sinh không đến trường để phòng chống dịch Covid-19 vào tháng 2/2021, Trường Tiểu học - THCS Nguyễn Chí Thanh có tổ chức dạy trực tuyến một số môn nhưng chưa đầy đủ các môn, nhà trường chưa trả lại học sinh số tiền hơn 5,2 triệu đồng là chưa đúng quy định về thu, chi học phí.
Trước các vi phạm trên, Thanh tra đề nghị UBND TP Pleiku xem xét chỉ đạo 33 trường nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế vừa nêu. Đồng thời, tổ chức quản lý, sử dụng các khoản thu vận động, tài trợ, các khoản thu thỏa thuận với cha mẹ học sinh công khai, minh bạch.
Ngoài ra, Thanh tra đề nghị các trường tổ chức thu hồi và hoàn trả lại các khoản tiền chi sai nội dung quy định từ kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trường, các khoản thu theo thỏa thuận, tiền tồn từ kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh... với tổng số tiền hơn 257 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Đình Thức - Trưởng phòng GD - ĐT TP Pleiku, hàng năm, Phòng GD-ĐT huyện đều có văn bản yêu cầu các trường thực hiện nghiêm quy định về việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tuyệt đối không được lạm thu, thu các khoản trái quy định.
"Hiện Thanh tra mới có kết luận của 33 trường, vẫn còn 33 trường đang tiếp tục kiểm tra. Khi kiểm tra hết 66 trường thì phòng GD - ĐT sẽ họp để đánh giá, xử lý những vi phạm, tồn tại", Trưởng phòng GD - ĐT TP Pleiku thông tin.
Quân đoàn 3 bế mạc Hội thi báo cáo viên giỏi năm 2021 Chiều 16-6, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Quân đoàn 3 bế mạc Hội thi báo cáo viên giỏi năm 2021. Sau 2 ngày tranh tài trên 3 nội dung: Soạn thảo đề cương thuyết trình; thực hành thuyết trình và thi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên bằng hình thức trắc...